Bệnh Gút Cấp: Triệu chứng và cách xử lý, giảm đau nhanh nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Bệnh gút cấp là một tình trạng y khoa xảy ra khi có sự tích tụ tinh thể urat tại các khớp, dẫn đến viêm và đau nhức dữ dội. Sự khởi phát của bệnh có liên quan đến hiện tượng tăng acid uric trong máu kéo dài gây lắng đọng tinh thể urat và tạo ra phản ứng viêm.

bệnh gút cấp
Cần sớm phát hiện và kiểm soát khi bệnh gút còn ở giai đoạn cấp tính

Bệnh gút cấp là gì?

Bệnh gút cấp ( hay gout cấp) là một dạng phổ biến của viêm khớp. Bệnh khởi phát do acid uric tích tụ quá mức trong máu gây ra sưng và đau ở các khớp, đặc biệt là khớp ngón chân cái. Sự tăng cao bất thường của acid uric là kết quả của chế độ ăn uống, lối sống hoặc do yếu tố di truyền, dẫn đến tình trạng viêm khớp nghiêm trọng.

Điểm đặc trưng của bệnh gút cấp là tình trạng sưng đau khớp đột ngột và tăng nhiệt độ tại vùng khớp bị ảnh hưởng, thường khiến người bệnh tỉnh giấc vào ban đêm. Điều này không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn hạn chế đáng kể khả năng di chuyển của người bệnh.

Mặc dù bệnh gút cấp có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi nhưng nam giới và phụ nữ sau mãn kinh thường có nguy cơ cao hơn. Việc giảm lượng acid uric trong máu thông qua chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh là chìa khóa quan trọng trong quá trình điều trị và ngăn ngừa tái phát của bệnh.

Tham khảo thêm: Cách nhận biết bệnh gout ở phụ nữ và giải pháp điều trị

Tìm hiểu chung về bệnh gút cấp

Khi các tinh thể muối urat bắt đầu lắng đọng ở khớp, các triệu chứng của gút cấp sẽ bắt đầu xuất hiện. Nếu sớm phát hiện thì việc kiểm soát bệnh sẽ trở nên dễ dàng hơn, tránh nguy cơ bệnh phát triển sang giai đoạn mãn tính.

1. Nguyên nhân gây bệnh gút cấp

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gút cấp đó là do sự dư thừa hàm lượng axit uric trong máu. Axit uric là thành phần được tạo ra trong quá trình phân hủy hợp chất purin (có chứa nhiều trong các loại thịt đỏ hay hải sản).

Nếu lượng axit uric được sản xuất quá nhiều cùng với quá trình bài tiết kém thì chúng sẽ tích tụ nhiều trong máu. Đến một mức độ nhất định, các tinh thể muối urat sẽ được hình thành ở khớp và gây viêm.

Sau đây là một số yếu tố thường gặp khiến lượng axit uric trong máu tăng:

  • Nghiện rượu
  • Dung nạp thực phẩm chứa nhiều purin
  • Tuổi tác và giới tính
  • Thừa cân, béo phì
  • Chức năng thận suy giảm
  • Tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị
  • Di truyền
triệu chứng gout cấp
Nghiện rượu là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút cấp

Ngoài ra, thống kê cho thấy, một số vấn đề sức khỏe khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút cấp. Điển hình như tiểu đường, cao huyết áp, suy tuyến giáp…

2. Triệu chứng gút cấp

Các dấu hiệu của bệnh gút cấp bao gồm:

  • Đau khớp đột ngột: Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, nhất là vào ban đêm và có thể đánh thức người bệnh. Cảm giác đau đớn nhanh chóng trở nên nghiêm trọng trong vài giờ đầu tiên. Một số bệnh nhân có cảm giác như bị bỏng hoặc đâm thấu.
  • Sưng và nóng đỏ: Khớp bị ảnh hưởng có thể trở nên sưng, đỏ và nóng, thường là ở ngón chân cái.
  • Hạn chế vận động: Cơn đau và tình trạng sưng viêm có thể làm giảm khả năng vận động của khớp bị ảnh hưởng.
  • Tăng nhạy cảm: Khớp bị ảnh hưởng có thể trở nên rất nhạy cảm với áp lực. Thậm chí là áp lực nhẹ như tấm chăn đắp lên cũng khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn.

Thông thường, các triệu chứng của bệnh gút cấp sẽ xuất hiện với mức độ nặng nề nhất trong khoảng 12 – 24 giờ đầu tiên. Sau đó, những cơn đau có thể giảm bớt nhưng vẫn kéo dài âm ỉ đến tận 10 ngày. Người bệnh cần có biện pháp xử lý ngay lập tức để giảm đau và ngăn chặn tình trạng tổn thương khớp diễn ra nặng nề hơn.

GIẢI ĐÁP: Đau sưng khớp ngón chân cái có phải bệnh gút?

3. Bệnh gút cấp có nguy hiểm không?

Bệnh gút khi còn ở giai đoạn cấp tính thường không gây nguy hiểm. Đa phần, người bệnh chỉ gặp phải các cơn đau dữ dội ngay tại khớp bị tổn thương. Lâu dần, phạm vi chuyển động của khớp cũng sẽ suy giảm rõ rệt.

Tuy nhiên, nếu không sớm can thiệp, bệnh có thể phát sinh các biến chứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng vận động cũng như chất lượng sống của người bệnh. Bao gồm:

  • Tăng nguy cơ phát triển gút mãn tính: Gút cấp tái phát có thể dẫn đến bệnh gút mãn tính, gây hủy hoại khớp dần dần.
  • Sỏi thận: Tăng acid uric trong máu có thể kết tủa thành sỏi trong thận, gây đau và suy giảm chức năng thận.
  • Tổn thương khớp: Các tinh thể urat lắng đọng có thể gây tổn thương xương và sụn khớp. Điều này làm ảnh hưởng đáng kể đến chức năng hoạt động của khớp.
  • Tophi: Sự lắng đọng của các tinh thể urat dưới da sẽ tạo thành các khối u cứng gọi là hạt tophi, có thể gây đau và làm hỏng mô xung quanh.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: Gút có thể liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Chẩn đoán bệnh gút cấp như thế nào?

Bệnh gút khi còn ở giai đoạn cấp tính thường có biểu hiện tương tự với các bệnh viêm khớp khác. Chính vì thế mà không thể xác định bệnh chính xác khi chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng.

Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sau để đưa ra chẩn đoán:

  • Xét nghiệm máu: Để kiểm tra nồng độ axit uric. Tuy nhiên, nồng độ axit uric trong máu cao vẫn chưa đủ để xác định bệnh gút cấp.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy dịch khớp và quan sát qua kính hiển vi để xem xét sự hiện diện của tinh thể muối urat trong dịch khớp.
  • Chụp CT: Giúp bác sĩ quan sát xem có sự lắng đọng của tinh thể muối urat ở quanh khớp hay không?
  • Chụp X-quang: Được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ tình trạng sưng viêm ở khớp do các bệnh lý khác gây ra.
Chẩn đoán bệnh gút cấp
Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ axit uric, giúp chẩn đoán bệnh gút cấp

TÌM HIỂU THÊM: Xét nghiệm Acid Uric là gì? Định lượng chỉ số acid uric máu

Cách điều trị và giảm đau nhanh khi bị bệnh gút cấp

Đối với bệnh gút cấp, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột khiến người bệnh khó chịu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công việc và sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, nếu biết cách, người bệnh có thể khắc phục nhanh tình trạng đau nhức.

1. Xoa bóp với tinh dầu

Việc xoa bóp mặc dù không có tác dụng trong điều trị bệnh gút nhưng lại hỗ trợ cải thiện nhanh các triệu chứng. Lực tác dụng vào khớp tổn thương có thể giúp mô mềm giãn ra. Từ đó đem lại cảm giác thoải mái cho người bệnh, giảm nhanh cơn đau gút cấp.

Trước khi xoa bóp, dùng một ít tinh dầu tràm hay bạc hà để thoa lên khớp tổn thương sẽ đem lại tác dụng tốt hơn. Liệu pháp này tốt nhất nên được thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nó giúp giảm đau và giữ cho tinh thần thoải mái để người bệnh có được giấc ngủ sâu, tránh bị các cơn đau làm phiền.

2. Chườm lạnh giảm cơn đau gút cấp

Triệu chứng của bệnh gút cấp là sự khởi phát đồng thời tình trạng đau nhức và sưng viêm. Chính vì thế mà sự tác dụng nhiệt lạnh sẽ giúp hỗ trợ cải thiện rất tốt.

Thực tế cho thấy rằng, nhiệt độ thấp sẽ giúp giảm đáng kể các triệu chứng đau, phù nề cũng như ứ nước. Cách thực hiện như sau:

  • Cho một ít đá vào túi chườm rồi áp nhẹ lên khu vực khớp tổn thương
  • Không nên chườm lạnh trong thời gian dài quá 15 phút để tránh gây tổn thương vùng da phía ngoài khớp.

3. Sử dụng thuốc trị bệnh gút cấp tính

Dùng thuốc chính là phương pháp điều trị chính với bệnh gút cấp. Bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc sau đây:

Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID):

Nhóm thuốc này có tác dụng rất nhanh trong việc ức chế tình trạng sưng viêm và đau nhức. Đây cũng chính là hai triệu chứng thường gặp nhất của bệnh gút cấp.

Một số thuốc nhóm NSAID có tác dụng với bệnh gút cấp, bao gồm:

  • Aspirin
  • Diclofenac
  • Naproxen
  • Ibuprofen
  • Celecoxib

Các thuốc này có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý trong quá trình điều trị. Thường gặp nhất là gây tổn thương niêm mạc dẫn tới loét dạ dày. Nếu đường tiêu hóa đang gặp vấn đề thì người bệnh cần thận trọng hơn.

Corticosteroid:

Loại thuốc này sẽ được sử dụng khi nhóm thuốc NSAID không thể đáp ứng được triệu chứng của bệnh. Corticosteroid hoạt động giống với cortisone tự nhiên có trong cơ thể. Nó có tác dụng giảm đau, chống viêm nhờ khả năng ức chế hệ miễn dịch.

thuốc điều trị bệnh gút cấp
Tiêm thuốc Corticosteroid có tác dụng trong điều trị gút cấp khi NSAID không đáp ứng triệu chứng

Tùy thuộc vào biểu hiện triệu chứng và thể trạng người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống hay thuốc tiêm. Corticosteroid chỉ được dùng trong điều trị ngắn hạn. Nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể gây suy giảm miễn dịch và ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể.

Colchicine:

Đây cũng là một trong những loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh gút cấp. Tuy nhiên, Colchicine có độc tính cao và dễ phát sinh các tác dụng phụ nguy hiểm nên ít được sử dụng hơn.

Tất cả các loại thuốc điều trị bệnh gút cấp đều cần được dùng sau khi nhận được chỉ định từ bác sĩ. Người bệnh phải tuân thủ liều lượng và tần suất cũng như thời gian dùng thuốc mà bác sĩ khuyến cáo. Khi triệu chứng không được đáp ứng hay có các vấn đề bất thường phát sinh, cần chủ động báo với bác sĩ để được xử lý.

ĐỪNG BỎ QUA: Cách chữa bệnh gút tại nhà giảm đau hiệu quả hơn thuốc

Biện pháp ngăn ngừa bệnh gút cấp tính

Bệnh gút cấp khởi phát là do sự sản xuất axit uric quá mức dẫn đến hình thành muối urat ngay tại khớp. Căn nguyên của vấn đề là người bệnh đã dung nạp quá nhiều các loại thực phẩm chứa hàm lượng purin cao.

Chính vì thế, để ngăn ngừa bệnh lý này thì việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học là cần thiết nhất. Cân bằng dinh dưỡng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp cơ thể giảm sản xuất axit uric. Đối với những người đã bị gút thì nồng độ axit trong máu giảm cũng sẽ hạn chế được sự xuất hiện của triệu chứng.

Bạn nên hạn chế bổ sung một số thực phẩm chứa nhiều purin như:

  • Thịt bò
  • Hải sản
  • Gan
  • Măng tây
  • Nấm

Ngoài ra, bệnh gút cấp còn rất dễ phát sinh khi bạn dung nạp quá nhiều rượu bia. Cần hạn chế loại thức uống này để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời, đây cũng là cách tốt giúp bạn hạn chế triệu chứng phát sinh khi đang sống chung với bệnh gút.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần thực hiện việc rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Hoạt động thể chất sẽ giúp cải thiện miễn dịch, tăng cường quá trình trao đổi chất cũng như thanh lọc cơ thể. Từ đó có thể giúp ngăn ngừa bệnh gút cấp nói riêng và nhiều bệnh lý khác nói chung.

Bệnh gút cấp có thể được kiểm soát tốt nếu bạn sớm thăm khám và nghiêm túc điều trị theo phác đồ bác sĩ. Cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa bệnh diễn tiến xấu.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Cách làm giảm axit uric máu giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout

Việc giảm axit uric máu là một trong những mục tiêu quan trọng của quá trình điều trị bệnh gout.…

Trứng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng phù hợp với người bệnh gút Bệnh gút có được ăn trứng không, ăn bao nhiêu là đủ?

Người bệnh gút có thể ăn được trứng. Thực phẩm này giàu đạm nhưng lại chứa hàm lượng purin thấp.…

Phác Đồ Điều Trị Bệnh Gút Hoàn Chỉnh Nhất Hiện Nay Tại Trung Tâm Thuốc Dân Tộc

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và hoàn thiện phác đồ điều trị…

Làm bữa sáng cho người bệnh gout Làm bữa sáng cho người bệnh gout – Ngon 7 ngày/tuần

Bữa sáng cho người bệnh gout không chỉ cần đảm bảo sự ngon miệng mà còn phải chú trọng vào…

thuốc allopurinol Thuốc Allopurinol điều trị gout: Giá bán, cách dùng & lưu ý

Thuốc Allopurinol thường được bác sĩ kê toa trong điều trị bệnh gout và các bệnh có liên quan đến…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua