Bệnh gout ở phụ nữ – Cách nhận biết và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bệnh gout ở phụ nữ có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm mà chị em cần đặc biệt quan tâm. Các triệu chứng bệnh ảnh hưởng nhiều hơn đến phụ nữ sau tuổi mãn kinh với nguyên nhân chủ yếu do chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu hoạt động thể chất.

Một số thông tin về bệnh gout ở phụ nữ

Bệnh gout ở phụ nữ là một dạng bệnh viêm khớp có tính chất mãn tính, thường khởi phát khi nồng độ acid uric trong cơ thể vượt xa mức cho phép. Điều này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình lắng đọng muối urat ngay tại khớp. Người bệnh sẽ thường xuyên gặp tình trạng đau nhức khớp, khả năng vận động cũng sẽ dần bị hạn chế.

bệnh gout ở phụ nữ
Không chỉ ở nam giới, hiện nay bệnh gout đang có xu hướng xuất hiện nhiều ở phụ nữ

Mặc dù là một bệnh lý phổ biến hơn ở nam giới nhưng bệnh gout cũng có thể xảy ra ở nữ giới, đặc biệt là phụ nữ sau lứa tuổi mãn kinh. 

1. Nguyên nhân gây bệnh gout ở nữ giới

Chị em phụ nữ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh gout do một số nguyên nhân dưới đây:

Suy giảm Estrogen:

Đây là nội tiết tố nữ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe chị em. Nó không chỉ duy trì ngoài hình và chức năng sinh lý mà còn giúp duy trì hoạt động của thận.

Nồng độ Estrogen suy giảm sẽ kéo theo chức năng thận cũng sẽ hoạt động kém đi. Từ đó không làm tròn nhiệm vụ ổn định lượng acid uric trong cơ thể. Làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Nội tiết tố nữ này thường sẽ có xu hướng giảm mạnh trong thời kỳ tiền mãn kinh.. Đây là lý do lý giải vì sao phụ nữ ở độ tuổi sau 45 thường dễ mắc bệnh gout hơn.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý:

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, phụ nữ nếu thường xuyên sử dụng rượu bia, đồ ăn nhanh hay thực phẩm giàu purin thì nguy cơ mắc bệnh gout cũng sẽ không kém nam giới.

Ăn uống thiếu lành mạnh sẽ làm tăng sinh purin và thúc đẩy cơ thể sản sinh nhiều acid uric hơn. Mặt khác nguồn thực phẩm như đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, rượu bia còn khiến cho hoạt động của thận bị cản trở. Từ đó kéo theo quá trình đào thải acid uric cũng bị trì trệ.

nguyên nhân gây bệnh gout ở nữ giới
Ăn nhiều thực phẩm giàu purin dễ khiến chị em mắc bệnh gout

Thừa cân, béo phì:

Đây là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vấn đề xấu cho sức khỏe, trong đó có bệnh gout ở phụ nữ. Bởi người béo phì thường mắc phải tình trạng rối loạn chuyển hóa.

Ngoài ra, cơ thể quá khổ sẽ tạo nhiều áp lực lên khớp xương, làm cho xương suy yếu. Đồng thời khớp xương cũng dễ bị tổn thương hơn khi có các tác nhân tác động vào.

Các nguyên nhân khác:

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên thì phụ nữ còn dễ mắc bệnh gout do nhiều yếu tố khác như:

  • Suy giảm chức năng thận
  • Di truyền
  • Nhiễm độc chì
  • Ít vận động…

2. Triệu chứng gout ở phụ nữ

Cũng giống như ở nam giới, bệnh gout ở phụ nữ sẽ trải qua 4 giai đoạn với những biểu hiện khác nhau. Bệnh càng diễn tiến nặng thì triệu chứng sẽ càng rõ ràng.

Khi mới khởi phát, thường chị em sẽ chưa nhận thấy được những triệu chứng đặc trưng. Tuy nhiên, bắt đầu từ giai đoạn thứ 2 thì chị em có thể dễ dàng gặp phải các dấu hiệu sau:

  • Khớp xương đau dữ dội và đột ngột, cảm thấy nóng khi sờ vào.
  • Sưng tấy khớp, cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm hoặc buổi sáng.
  • Triệu chứng thường khởi phát ở khớp ngón chân đầu tiên sau đó mới lan ra các khớp khác.
  • Khớp xuất hiện hạt tophi, đau dữ dội và còn có biểu hiện nhiễm trùng.

Thời gian của một đợt đau có thể kéo dài trong khoảng từ vài ngày cho đến vài tuần tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ.

Biến chứng bệnh gout ở phụ nữ

Bệnh gout thường phổ biến hơn ở nam giới nhưng khi mắc bệnh thì chị em phụ nữ lại dễ gặp biến chứng hơn. Điều này là do các chị em luôn chủ quan không nghĩ rằng phụ nữ cũng mắc phải bệnh lý này.

Chính quan niệm này đã cản trở quá trình sớm phát hiện và điều trị bệnh. Từ đó khiến cho các biến chứng phát sinh mà nhiều chị em không kịp trở tay.

Các biến chứng sẽ bắt đầu xuất hiện vào giai đoạn cuối của bệnh gout mạn tính. Lúc này, nồng độ acid uric trong máu ở mức rất cao. Các tinh thế muối urat kết tủa dày đặc tại khớp, mạch máu, thận cùng nhiều cơ quan khác.

phụ nữ có bị bệnh gút không
Bệnh gout giai đoạn nặng dễ khiến chị em bị biến dạng khớp

Chị em có nguy cơ gặp phải các biến chứng như:

Xem chi tiết: Các biến chứng của bệnh gút – Nguy hiểm khôn lường

Phương pháp điều trị bệnh gout ở phụ nữ

Cho đến nay, vẫn chưa có một phương pháp đặc hiệu nào dành cho bệnh gout ở nữ giới. Việc điều trị bệnh hướng đến mục đích làm giảm mức độ ảnh hưởng, đồng thời kiểm soát và đầy lùi các triệu chứng.

Nếu chị em nghiêm túc điều trị theo chỉ dẫn từ bác sĩ thì diễn tiến của bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt.

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt

Các chuyên gia cho biết, chế độ ăn uống có sự ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh gout. Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh lý này.

Chị em cần lưu ý một số vấn đề sau trong điều chỉnh khẩu phần ăn:

  • Hạn chế các nhóm thực phẩm giàu purin nhằm ngăn chặn quá trình sản sinh acid uric của cơ thể.
  • Uống nhiều nước, bổ sung thêm rau xanh, trái cây nhằm tăng cường trao đổi chất. Đồng thời hỗ trợ hoạt động của thận, giúp bài tiết cũng như giải phóng acid uric ra bên ngoài.

Ngoài ra, cần điều chỉnh những thói quen trong sinh hoạt:

  • Không lạm dụng chất kích thích hay sử dụng rượu bia, thuốc lá.
  • Cân bằng tốt thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
  • Tránh xa những áp lực, stress trong công việc cũng như cuộc sống.
  • Thường xuyên rèn luyện thể thao để có sức khỏe tốt, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Tránh thức khuya sau 23 giờ.

Đừng bỏ qua: Bệnh gút kiêng ăn gì và nên bổ sung gì giảm đau hiệu quả?

2. Sử dụng thuốc chữa bệnh gout ở phụ nữ

Bác sĩ sẽ căn cứ vào biểu hiện triệu chứng cùng với mức độ nặng nhẹ của bệnh mà chỉ định những loại thuốc phù hợp. Chị em tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng trong bất cứ trường hợp nào.

điều trị bệnh gout ở phụ nữ
Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc Tây nhằm mục đích ức chế triệu chứng

Nếu bệnh còn ở giai đoạn cấp tính thì các thuốc hạ acid uric thường sẽ được bác sĩ chỉ định. Sau đây là các thuốc được dùng phổ biến nhất:

Ngoài ra, bác sĩ còn có thể chỉ định các loại thuốc chống viêm không steroid để ức chế những cơn đau gout cấp tính. Tuy nhiên, chị em cần chú ý bởi tất cả các thuốc này đều tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tác dụng phụ. Kịp thời báo cho bác sĩ nếu trong quá trình sử dụng gặp những vấn đề bất thường.

Bỏ túi: 11 thuốc trị bệnh gút tốt nhất – Giảm đau nhanh

3. Phẫu thuật

Bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật điều trị bệnh gout ở phụ nữ khi hạt tophi có kích thước lớn xuất hiện tại khớp. Điều này không chỉ gây đau đớn mà còn tạo áp lực đè nén khiến khớp đứng trước nguy cơ bị phá hủy cấu trúc, biến dạng.

phẫu thuật chữa bệnh gout ở phụ nữ
Phụ nữ bị gout giai đoạn nặng cần được làm phẫu thuật để bảo tồn chức năng vận động của khớp và tránh gặp các biến chứng nguy hiểm

Phẫu thuật cũng sẽ tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm. Đôi khi, chức năng vận động của người bệnh sẽ không được hồi phục như trước. Vì thế, chỉ được thực hiện khi bác sĩ đã cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro.

6 Cách phòng ngừa bệnh gout ở nữ giới

Bằng cách áp dụng những phương pháp phòng ngừa đơn giản dưới đây, phụ nữ có thể giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh gout và duy trì một cuộc sống khỏe mạnh:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Cơ thể thừa cân tăng cường áp lực lên các khớp và thúc đẩy sản xuất acid uric.
  • Chế độ ăn uống cân đối: Hạn chế thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, hải sản và một số loại đậu. Tăng cường ăn rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Giảm thiểu đồ uống có cồn và đường: Rượu, đặc biệt là bia và đồ uống có đường cao có thể làm tăng mức acid uric.
  • Uống nhiều nước: Hydrat hóa đầy đủ giúp loại bỏ acid uric qua đường nước tiểu.
  • Tập thể dục đều đặn: Vận động giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh và cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Theo dõi mức acid uric trong máu giúp phát hiện sớm và ngăn chặn bệnh gout phát triển.

Bệnh gout ở phụ nữ cũng không kém phần nghiêm trọng so với ở nam giới. Chị em chớ nên chủ quan, hãy chú ý thăm khám sớm khi cơ thể xuất hiện triệu chứng. Tránh để lâu, bệnh diễn tiến nặng với hàng loạt biến chứng nguy hiểm có thể kích hoạt bất cứ lúc nào.

BẠN NÊN THAM KHẢO THÊM

Ngày đăng 07:14 - 12/03/2024 - Cập nhật lúc: 08:59 - 12/03/2024
Chia sẻ:
Nổi cục ở đốt ngón tay là bệnh gì? Nổi cục ở đốt ngón tay có phải gout hay bệnh gì?

Tình trạng nổi cục ở đốt ngón tay có thể là dấu hiệu của Gout hay một số bệnh lý…

gút cấp Bệnh Gút Cấp: Triệu chứng và cách xử lý, giảm đau nhanh nhất

Bệnh gút cấp là một tình trạng y khoa xảy ra khi có sự tích tụ tinh thể urat tại…

Axit uric là gì, chỉ số axit uric bao nhiêu là cao và cách xử lý

Nồng độ Axit Uric có thể biểu hiện cho một số vấn đề sức khỏe nhất định. Người bệnh cần…

Trứng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng phù hợp với người bệnh gút Bệnh gút có được ăn trứng không, ăn bao nhiêu là đủ?

Người bệnh gút có thể ăn được trứng. Thực phẩm này giàu đạm nhưng lại chứa hàm lượng purin thấp.…

Người bệnh gút có thể uống sữa nhưng phải đúng loại, đúng liều lượng Người bị bệnh gút uống được sữa không? (ensure, sữa đậu nành…)

Người bị bệnh gút vẫn được uống sữa. Đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao lại giàu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua