Bệnh gút có ăn được thịt lươn, baba, ếch, thỏ… không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Một số loại thịt không được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân gút bởi chúng có thể làm tăng nặng triệu chứng bệnh. Vậy người mắc bệnh gút có được ăn thịt lươn, thịt ếch hay thịt thỏ không?

Người bị bệnh gút có ăn được thịt lươn?

Người bị bệnh gút có thể ăn được thịt lươn nhưng chỉ nên dùng với lượng nhỏ và không nên ăn quá thường xuyên. Lý do bởi thực phẩm này chứa hàm lượng chất đạm cao (khoảng 12,7g đạm/100g thịt) nên nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng axit uric trong máu, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gút. 

Bệnh gút có ăn được thịt lươn, baba, ếch, thỏ... không?
Nguồn dinh dưỡng có trong lươn rất đa dạng và tốt cho sức khỏe nếu biết cách sử dụng đúng

Bình thường, thịt lươn được đánh giá là một trong những thực phẩm bổ dưỡng, hỗ trợ điều trị thiếu máu rất tốt. Tương tự như thịt ếch, thịt lươn cũng có nguồn đạm dồi dào và đồng thời nhiều lựa chọn để chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng…

Những thành phần dinh dưỡng được liệt kê có trong thịt lươn gồm có: Vitamin A, vitamin B1, vitamin B6, cùng những khoáng chất quan trọng như sắt, kali, calci, natri, magie, phốt pho… Lượng chất béo có trong thịt lươn không đáng kể, ngược lại nguồn đạm và chất sắt chiếm chủ yếu. 

Trong Đông y thì lươn cũng là thực phẩm có thể giúp tiêu trừ phong thấp và hỗ trợ khắc phục chứng thiếu máu. Nhóm thực phẩm này cũng phù hợp với những bệnh nhân mắc chứng phong thấp, trĩ nội, điều trị bệnh ra khí hư và huyết trắng ở nữ giới.

Thông thường ở những bệnh nhân bị gút, người bệnh nghĩ rằng những món ăn giàu đạm có thể làm tăng chuyển hóa đạm, điều này sẽ thúc đẩy làm tăng lượng acid uric trong máu. Do đó mà nhiều người bệnh thường kiêng thịt đỏ mà chuyển sang ăn lươn thường xuyên hơn. Tuy nhiên lươn cũng là một thực phẩm giàu chất đạm nên việc chỉ dùng nguồn đạm từ lươn cũng có thể khiến purin tồn đọng trong cơ thể. 

Lươn hay các loại cá, thủy sản nước ngọt tuy ít chất béo những chứa lượng đạm cao. Nếu như bổ sung vào thực đơn hàng ngày thì bạn cần phân chia khẩu phần ăn hợp lý, tránh dùng một loại thực phẩm nào quá mức. Ngoài ra những cách chế biến như hầm hoặc dùng chung với canh, rau xanh sẽ giúp cơ thể dễ dàng xử lý lượng chất đạm dư thừa hơn.

Đừng bỏ qua: Bệnh gút có ăn được thịt vịt không? Cảnh báo từ chuyên gia

Người bị gút có nên ăn thịt ếch?

Thịt ếch là một trong những nguồn đạm dinh dưỡng, bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Trong nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng nhận định, thịt ếch nằm trong nhóm đạm đa dạng các chất khoáng như sắt, kẽm, kali, photpho… Ở những người có sức khỏe yếu, trẻ em hay người lớn tuổi, ếch là món ăn bổ sung không thể thiếu sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch khỏe mạnh. 

Trong Đông y, ếch là thực phẩm có tính hàn, khi kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác mang lại những tác dụng khác nhau. Ăn thịt ếch không chỉ giúp tăng sự ngon miệng mà dạ dày cũng hoạt động tốt, do thịt ếch giàu đạm nhưng lại ít chất béo, thịt mềm.

người bệnh gút có được ăn thịt ếch không
Thịt ếch được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng và bổ dưỡng với hàm lượng chất béo cao

Với những người thiếu cân, nếu như dùng thịt ếch thì cơ thể sẽ được bồi bổ tốt và tăng cân nhanh. Ngoài ra thịt ếch cũng không có độc, giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, hỗ trợ bài tiết, đồng thời giúp trị chứng sưng độc và phòng ngừa bệnh thiếu máu.

Mặc dù thịt ếch được công nhận mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên đối với những bệnh nhân bị gút thì đây lại là thực phẩm không nên dùng thường xuyên. Bởi vì thịt ếch có chứa nguồn đạm lớn, khi cơ thế xử lý nguồn đạm này không triệt để sẽ gây sưng đỏ và đau ở các khớp, khiến bệnh gút tái phát.  

Theo lý giải của y học hiện đại, việc cơ thể dư thừa đạm ở những bệnh nhân bị gút là nguyên nhân gây ra các đợt gút cấp. Vì thế nếu bệnh nhân ăn quá nhiều thịt ếch, tồn đọng acid uric sẽ ứ đọng tại khớp và gây sưng tấy khiến bệnh nhân mệt mỏi.

Vì thế, mặc dù bệnh nhân gút không cần kiêng ăn thịt ếch hoàn toàn nhưng tuyệt đối không dùng món ăn này liên tục nhiều ngày liền. Cần xây dựng khẩu phần ăn xen kẽ giữa nhiều nhóm đạm khác nhau để hệ thống xử lý của cơ thể không bị quá tải.

Bị bệnh gút có được ăn thịt thỏ không?

Những món ăn được chế biến từ thịt thỏ ngày càng phổ biến hiện nay. Đây là món ăn thơm ngon và được các chuyên gia sức khỏe đánh giá cao về dinh dưỡng, bởi thịt thỏ có nhiều thành phần dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe con người.

Trung bình trong 300g thịt thỏ cung cấp đến 30% omega-3 nhu cầu trong ngày. Bạn có thể ăn thịt thỏ mà không lo béo phì, tăng cân hay nhiễm mỡ trong máu bởi đây là loại thực phẩm rất hạn chế  về cholesterol.

Thịt thỏ cũng là thực phẩm đa dạng các nhóm dưỡng chất như: Vitamin B, chất sắt, kẽm, vitamin D,…  Những dưỡng chất này sẽ giúp bảo vệ hệ thần kinh của người bệnh, hỗ trợ cơ bắp vận động hiệu quả hơn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, thịt thỏ có tác dụng tương đương như thịt gà, thịt bò, thịt heo… Hàm lượng chất béo của thịt thỏ ít nên nguồn đạm này rất dễ tiêu hóa. Vì thế nên khi ăn thịt thỏ bạn sẽ không thấy nặng bụng hay gặp phải tình trạng đầy hơi như khi ăn một số loại thịt khác. 

Bệnh gút có ăn được thịt thỏ không
Người bị gút không nên ăn thịt thỏ thường xuyên để tránh dư thừa đạm

Theo Đông Y,  các bộ phận của thỏ đều có thể được chế biến thành món ăn với công dụng chữa bệnh. Thịt thỏ cũng là loại thịt có tính hàn, không độc giúp người bệnh có thể hoạt huyết lương huyết, chữa các chứng ngộ độc hiệu quả. Các ghi chép lâu đời cũng ghi nhận rằng thịt thỏ là thực phẩm rất tốt cho những bệnh nhân bị suy nhược cơ thể, người gầy sút, người mới ốm dậy, táo bón, hoặc bệnh nhân tiểu đường.

Đối với người mắc bệnh gút, thịt thỏ cũng là thực phẩm mà người bệnh không nên ăn nhiều. Bởi vì loại thịt này có hàm lượng đạm lớn, dễ làm tăng axit uric khi dung nạp quá nhiều, từ đó xúc tác gút phát triển. 

Người bị gút có ăn được thịt ba ba không?

Theo Đông Y, ba ba là món ăn – vị thuốc bổ dưỡng, có giá trị dinh dưỡng cao. Những người mắc bệnh suy nhược, thân thể gầy yếu, thiếu máu có thể dùng món ăn này để bồi bổ. Thịt ba ba có vị ngọt, tính bình, hiệu quả trong dưỡng huyết và người bệnh có thể sử dụng làm thuốc bổ cho các trường hợp bệnh nhân  có bệnh lý suy gan, suy thận, người ra mồ hôi trộm nhiều,…

Mặc dù vậy thịt ba ba cũng không thích hợp với những bệnh nhân bị gút. Do lượng đạm có trong thịt rất cao nên nếu lạm dụng thực phẩm này quá mức, các triệu chứng gút có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh gút có ăn được thịt baba không?
Những người bị gút hay bệnh nhân bị đau nhức xương khớp không nên ăn ba ba thường xuyên

Thêm vào đó, nếu như không biết cách chế biến, người bệnh có thể bị ngộ độc từ các phần nội tạng của ba ba. Những bộ phận này có thể chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng do sống trong môi trường ao hồ.

Trong trường hợp muốn ăn thịt ba ba, người bệnh chỉ nên dùng với lượng vừa phải và cắt giảm các thực phẩm giàu đạm khác để tránh làm tăng axit uric máu. Khi chế biến thức ăn cần lưu ý:

  • Nên kết hợp chế biến cùng củ chuối, nguyên liệu này giúp kiểm soát độc tố trong thịt ba ba rất tốt.
  • Tuyệt đối không dùng thịt ba ba đã cũ, ba ba bị bệnh ốm chết để nấu thành món ăn.
  • Chọn những con ba ba có cân nặng trưởng thành để chế biến món ăn.
  • Những người bệnh đang nhiễm phong hàn, bệnh nhân đang bị sốt cao không nên ăn thịt ba ba
  • Người bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa cũng không nên dùng bởi thịt ba ba có tính nhuận tràng khá cao.
  • Người bệnh đã từng bị dị ứng với hải sản thì không nên ăn baba.
  • Không kết hợp dùng thịt ba ba với trứng gà, trứng vịt hay trái đào. Những thực phẩm này sẽ làm cho các dưỡng chất vốn có của thịt ba ba bị biến chất, từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Người bị bệnh gút ăn được thịt gì?

Sau khi đã hiểu rõ bệnh gút có ăn được thịt lươn, baba, ếch, thỏ… không hẳn nhiều người sẽ khá băn khoăn trong việc tìm kiếm, lựa chọn các thực phẩm thay thế cho phù hợp. Dưới đây là một số loại thịt phù hợp với người bị gút:

Thịt heo

Thịt heo được đánh giá là loại thịt lành tính với người bị gút. Loại thịt này có hàm lượng purin thấp nhất, trung bình cứ 100g thịt heo có khoảng 150mg – 200mg purin. Tuy nhiên do hàm lượng mỡ và cholesterol cao nên việc lạm dụng thịt heo có thể khiến bạn tăng cân nhanh.

Hiện nay thịt heo được chế biến theo nhiều cách, nhưng đối với người mắc bệnh gút thì món ăn phổ biến nhất, dễ tiêu hóa nhất nhà thịt heo hầm canh. Tránh chế biến thịt theo cách chiên xào, kho mặn và tốt nhất nên dùng phần thịt thăn và hạn chế thịt có nhiều mỡ.

 Trung bình mỗi ngày người bị gút không nên dùng quá 100g thịt heo. Điều này sẽ làm vượt ngưỡng purin cho phép. 

Thịt ức gà

Một loại thịt khác tốt cho bệnh nhân bị gút là thịt gà. Trong thịt gà có thành phần protein cao, cùng nhiều khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể.

Đặc biệt là thành phần Selenium có trong thịt gà góp phần quan trọng giúp thúc đẩy hoạt động chuyển hóa, hỗ trợ hệ bài tiết vận hành hiệu quả. Chất này cũng có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric và ngăn chặn sự hình thành muối urat.

Người Bệnh gút có ăn được thịt lươn không
Các loại thịt có màu trắng hoặc hồng nhạt đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và an toàn đối với bệnh nhân gút

Đồng thời thịt gà lành tính, ít khi bị nhiễm độc nên an toàn cho hệ thống gan, thận, phù hợp cho người bệnh bồi bổ. Thành phần photpho có trong thịt gà cũng giúp tăng cường hoạt động bài tiết rất hiệu quả.

Khi dùng gà chế biến món ăn thì bạn nên dùng phần thịt ức, khu vực này có nhiều đạm nhưng đồng thời lượng purin cũng ít nhất. Ngược lại purin sẽ tương đối cao ở phần đùi gà. 

Ngoài ra khi nấu món ăn, bạn không nên ăn các món gà chiên, rán, chế biến theo cách kho, luộc là tốt nhất. Dùng thịt gà đúng cách sẽ giúp làm giảm lượng muối urat tại khớp và bồi dưỡng cho các cơ quan và tổ chức quanh khớp.

Trong tuần bạn nên ăn từ 2 – 3 bữa thịt gà. Mỗi ngày dùng khoảng 200g là đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.

Giải đáp: Bệnh gút có ăn được thịt gà không – Có thể ăn mà không đau?

Các loại cá nước ngọt

Một trong những loại thực phẩm an toàn nhất cho người mắc bệnh gút là nhóm cá có thịt trắng. Cụ thể như các loại cá đồng, cá sông, chúng đều có lượng đạm cao nhưng ít calories và không có nhiều nhân purin gây bệnh.

Thông thường chỉ số purin đo được trong các loại cá này dưới 100mg. Mức độ này không đủ gây ra các đợt tái phát cơn gút cấp. Nếu dùng cá nước ngọt thường xuyên trong khẩu phần hàng ngày cũng đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe, tim mạch hay huyết áp.

Cụ thể những loại cá nước ngọt mà người bệnh nên ăn bao gồm: Cá lóc, cá chép, cá  diêu hồng, cá trắm cỏ, cá bông lau…  Đồng thời người bệnh cũng nên hạn chế dùng chúng quá thường xuyên, trung bình mỗi tuần nên có 2 – 3 ngày ăn cá sẽ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. 

Xem thêm: Bị bệnh gút có ăn được cá không, ăn cá gì?

Nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân gút

Những bệnh nhân bị gút cần chủ động xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh. Trong đó, người bệnh nên chú ý đến các thành phần dinh dưỡng cân đối sẽ giúp đẩy lùi tình trạng đào thải axit uric,  phòng ngừa các cơn đau gout cấp tính một cách hiệu quả.

Bệnh gút có ăn được thịt lươn, baba, ếch, thỏ... không
Ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm tốt trong chế độ ăn của bệnh nhân gút

Một số nguyên tắc ăn uống ở bệnh nhân gút được các chuyên gia dinh dưỡng lưu ý như sau:

  • Kiêng tuyệt đối các loại thực phẩm có nhiều nhân purin như,  các loại thịt có màu đỏ sẫm, hải sản, nội tạng động vật, rau mầm,  nấm, giá đỗ và măng tây, các loại ngũ cốc, bơ, đường, trứng, sữa, …
  • Không nên dùng bia rượu và các chất kích thích thường xuyên, chẳng hạn như cà phê, trà đậm hay thuốc lá… Trong đó cà phê có thể làm tăng các đợt tái phát gút cấp và kích thích đau nhức, huyết áp ở người bệnh.  
  • Uống đủ nước là nguyên tắc rất quan trọng, người bệnh cần uống đủ 2 – 2,5l nước mỗi ngày, bằng cách uống đủ nước sẽ giúp cơ thể  đào thải độc tố liên tục, từ đó loại bỏ axit uric dư thừa, phòng ngừa các khối muối urat hình thành trong khớp.
  • Người bệnh cũng phải có chế độ kiêng cữ phù hợp, bổ sung các loại rau xanh và đồng thời luôn duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Tránh để cơ thể tăng cân sẽ tạo áp lực lên các vùng xương khớp đau nhức.
  • Ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ, đồng thời người bệnh cũng cần hạn chế thức khuya, ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc, tránh để cơ thể mệt mỏi do thiếu ngủ. 
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, không để tinh thần sa sút do stress hay căng thẳng. Dành thời gian luyện tập các bộ môn vận động nhẹ, thể thao thư giãn cũng là phương pháp trị liệu hỗ trợ tốt.
  • Thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là khi người bệnh nhận thấy những triệu chứng đau nhức tiến triển nghiêm trọng. Phòng ngừa các đợt gout cấp tái phát liên tục có thể dẫn đến bệnh mãn tính.

Bài viết trên đây đã đưa ra lời giải đáp chi tiết cho vấn đề người mắc bệnh gút có ăn được thịt lươn, baba, ếch, thỏ… không? Mặc dù không phải kiêng hoàn toàn các thực phẩm này nhưng người bệnh chỉ nên dùng với lượng ít và cân nhắc thay thế bằng nguồn đạm từ các loại thịt khác để kiểm soát tốt bệnh.

BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA

Ngày đăng 07:00 - 12/03/2024 - Cập nhật lúc: 14:03 - 12/03/2024
Chia sẻ:
Giải thưởng của Trung tâm Thuốc dân tộc Trung Tâm Thuốc Dân Tộc – Đơn Vị Chữa Bệnh Gút Bằng Y Học Cổ Truyền Tốt Nhất Hiện Nay

“Trung tâm Thuốc dân tộc chữa bệnh gút có tốt không?” là câu hỏi băn khoăn của nhiều người bệnh…

nổi cục ở mu bàn chân Bị nổi cục ở mu bàn chân là dấu hiệu của bệnh gì?

Bị nổi cục ở mu bàn chân là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Theo các chuyên gia, đây…

Trứng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng phù hợp với người bệnh gút Bệnh gút có được ăn trứng không, ăn bao nhiêu là đủ?

Người bệnh gút có thể ăn được trứng. Thực phẩm này giàu đạm nhưng lại chứa hàm lượng purin thấp.…

Bị bệnh gút sống được bao lâu & những điều cần biết

Một số biến chứng do gút gây ra khá nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Do vậy,…

Bệnh gút có mấy giai đoạn? Dấu hiệu và sự nguy hiểm

Bệnh gút tiến triển qua 4 giai đoạn. Trong đó giai đoạn hình thành hạt tophi có mức độ nguy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua