Nổi cục ở đốt ngón tay có phải gout hay bệnh gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Tình trạng nổi cục ở đốt ngón tay có thể là dấu hiệu của Gout hay một số bệnh lý xương khớp nói chung. Nếu không can thiệp và điều trị kịp thời, các biến chứng xảy ra ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt của người bệnh lâu dài.

Nổi cục ở đốt ngón tay có phải là dấu hiệu bệnh gout?

Gout là căn bệnh xương khớp phổ biến xảy ra ở độ tuổi trung niên. Hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh gout có chiều hướng trẻ hóa do ảnh hưởng từ lối sống, thói quen ăn uống kém lành mạnh.

Nổi cục ở đốt ngón tay có phải gout hay bệnh gì?
Nổi cục ở đốt ngón tay là dấu hiệu của những bệnh lý liên quan đến xương khớp, đặc biệt là bệnh gout

Triệu chứng nổi cục u ở khớp ngón tay là dấu hiệu ban đầu của gout cấp tính. Ở những bệnh nhân bị gout mạn tính, tình trạng u cục ở tay cũng sẽ nặng nề hơn khiến các đốt ngón tay biến dạng nghiêm trọng. 

Tình trạng nổi cục ở khớp ngón tay sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Các cục u này được hình thành dựa trên những tinh thể monosodium urat (khối  tophi) nằm trong dịch khớp hoặc ở các mô. Các u này thường có đường kính vài mm cho đến vài cm, tại vùng u bị đau nhức hoặc không đau đối với những trường hợp mãn tính. 

Ngoài vị trí bàn tay bị nổi cục u, các tinh thể tophi cũng có thể xuất hiện ở ngón chân, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay và sụn vành tai… Tinh thể càng kết tinh lớn càng gây đau đớn và bào mòn cấu trúc xương, bao khớp.

Quá trình lắng đọng cục tophi xảy ra khi cơ thể không tự điều chỉnh được nồng độ axit uric. Phổ biến hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh tự miễn như gout, viêm khớp dạng thấp…

Tìm hiểu thêm: Hạt Tophi là gì? Hình ảnh, đặc điểm của hạt tophi ở gút

Nổi cục ở đốt ngón tay còn là dấu hiệu của bệnh gì?

Khớp ngón tay bị sưng u, nổi cục là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Nhìn chung đây là dấu hiệu cho thấy các vấn đề liên quan đến xương khớp như viêm khớp hoặc có khối u trong khớp. Những căn bệnh chính gây nổi cục ở khớp ngón tay có thể là do:

Thoái hóa khớp bàn tay và ngón tay

Thoái hóa khớp bàn tay và ngón tay là căn bệnh thường gặp ở những người trong độ tuổi trung niên, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh chiếm phần lớn. Ban đầu những dấu hiệu thoái hóa khớp không rõ rệt, người bệnh chỉ nhận thấy những cơn đau mỏi, tê nhức khớp thông thường. Trong giai đoạn thoái hóa cấp tính, bệnh cũng có thể diễn biến nặng hơn với các cơn đau nhức âm ỉ, sưng đỏ ở các khớp.

Trong giai đoạn mãn tính, thoái hóa khớp gây tổn thương sụn khớp và tổn thương dưới xương sụn. Đây là nguyên nhân khiến khớp ngón tay có các cục u sưng đỏ, đau nhức kéo dài. Bệnh cũng khiến người bệnh bị đau khớp loang lổ, hình thành các gai xương nên người bệnh sẽ cảm thấy các ngón tay tê đau và, khó cử động.

Viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp cũng có đặc trưng là triệu chứng sưng và tấy đỏ ở giữa các khớp ngón tay. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, tình trạng sưng viêm khớp xảy ra khá mờ nhạt, cho đến giai đoạn mạn tính thì các u cục mới xuất hiện.

Nổi cục ở đốt ngón tay là bệnh gì?
Tình trạng đốt ngón tay bị nổi cục là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp giai đoạn nặng

Một số biểu hiện đặc trưng giúp nhận biết viêm khớp dạng thấp gồm có:

  • Triệu chứng sưng tấy và nóng ở khớp cổ tay, theo thời gian tình trạng này sẽ dần dần lan rộng sang những vị trí xung quanh.
  • Tại vùng da xung quanh khớp tay sưng đỏ, có dấu hiệu bong tróc và ngứa ngáy, nghiêm trọng hơn là vùng da chuyển thành màu tím đỏ cho thấy dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Cứng khớp ngón tay, cử động khó, người bệnh thường xuyên đau nhức tay và gặp khó khăn trong cầm nắm đồ vật.
  • Thường xuyên bị đau nhói đột ngột ở các khớp bàn tay, khớp ngón tay, cổ tay… triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi vô tình xảy ra va đập.
  • Cơn đau do viêm khớp dạng thấp thường nghiêm trọng hơn vào thời điểm không khí lạnh, đau nhiều về đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh.

U nang hạch

Cục u ở khớp ngón tay còn có thể là một dạng của u nang hạch. Đây là dạng khối u lành tính, không phải ung thư và không có nguy cơ tiến triển thành ung thư.

Thông thường u nang hạch thường xuất hiện xung quanh các khớp ngón tay, ống khuỷu tay và cổ tay. Khối u lồi lên khỏi bề mặt da, có hình tròn, kích thước không lớn.

U nang hạch thường không đau nhưng do chúng nằm trên các khớp xương, chắn giữa gân và mạch máu, dây thần kinh. Do vậy, đôi lúc người bệnh có thể bị đau, tê, yếu cơ.

Nguyên nhân gây ra u nang hạch thường đến từ tình trạng chèn ép các dây thần kinh cổ tay, do vận động quá sức hoặc nguyên nhân sinh lý nào khác. Nếu u nang không đau đớn hay không gây ra bất kỳ ảnh hưởng gây bất lợi cho sinh hoạt thì không phải can thiệp y tế. 

Để u nang nhanh biến mất, người bệnh nên hạn chế cử động các khớp ngón tay. Nếu cần thiết sử dụng nẹp ngón tay nên tuân thủ thời gian sử dụng để tránh tác động vào u nang. Ngoài ra trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cũng cần hạn chế tiếp xúc với nước, các công việc đòi hỏi tay can thiệp nhiều như rửa chén, giặt đồ có thể khiến khối u vỡ và gây nhiễm trùng vùng khớp lân cận.

Trong trường hợp u nang gây khó chịu cho người thủ thuật điều trị y tế phù hợp. Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị thủ thuật dẫn lưu u nang hoặc phẫu thuật cắt bỏ năng để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.

U nang biểu bì mô

Một trong những nguyên nhân gây nổi cục ở đốt ngón tay thường gặp do u nang biểu bì mô. Đây cũng u lành tính được cấu tạo từ lớp chất sáp với thành phần chủ yếu là keratin.

Ngoài đốt ngón tay, u nang biểu bì mô còn thường xảy ra ở vùng đầu, cổ, lưng, chân, tay và bộ phận sinh dục. Các khối u nang biểu bì mô dài khoảng 1 – 2 cm, tương tự như u nang hạch, các khối u biểu bì mô nằm bên dưới da, nổi cục thấy rõ và thường có màu trắng hoặc vàng.

Nổi cục ở đốt ngón tay là bệnh gout
Hiện tượng tay nổi cục có thể là một dạng của u nang lành tính

Do đặc trưng khối u lành tính là không di căn, không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị sớm, khối u sẽ phát triển lớn và chèn ép lên những vùng cơ quan lân cận. Vì thế sau thời gian điều trị mà khối u không có dấu hiệu teo nhỏ thì bệnh nhân sẽ được làm tiểu phẫu loại bỏ khối u. 

Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng những trường hợp nổ cục u ở đốt ngón tay do ung thư vẫn có thể xảy ra. Tình trạng này báo hiệu nguy cơ ung thư xương, hoặc một dạng u ác tính di căn phát hiện muộn.

Các khối u ác tính có xu hướng phát triển một cách nhanh chóng với hình dạng bất thường. Kèm theo đó người bệnh sẽ nhận thấy những biểu hiện đi kèm như đau mỏi cơ thể, sốt cao, sụt cân bất thường, da xanh xao, mất máu…

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hiện tượng nổi cục u ở các đốt ngón tay. Căn nguyên có thể lành tính hoặc ác tính, thế nên để chẩn đoán bệnh chính xác thì cách tốt nhất là người bệnh nên đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Nổi cục ở đốt ngón tay do gout có nguy hiểm không?

Ban đầu, bệnh nhân bị nổi cục ở đốt ngón tay sẽ cảm nhận rõ sự bất tiện mà triệu chứng mang lại. Do các cục tophi vẫn có thể phát triển lớn hơn nên nếu không can thiệp sớm, các đốt ngón tay của người bệnh có thể bị biến dạng. 

Nhiều trường hợp bệnh nhân chủ quan mà không điều trị sớm hoặc do phát hiện sai bệnh, điều trị sai phương hướng khiến bệnh tiến triển nặng hơn, Gout ở đầu ngón tay sẽ phát triển thành nhiều biến chứng. Nhẹ thì người bệnh gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cầm nắm. Nặng hơn, bệnh sẽ tiến triển thành những biến chứng sau:

  • Nguy cơ biến dạng khớp ngón tay
  • Bội nhiễm khớp nối giữa các đốt ngón tay
  • Vận động kém, lâu ngày gây teo cơ
  • Có dấu hiệu loét, viêm lở khi cục tophi vỡ
  • Tăng nguy cơ biến chứng tim mạch, đái tháo đường
  • Bệnh lý về huyết áp
  • Biến chứng sỏi thận và suy thận
  • Mất chức năng vận động xương khớp
  • Nguy cơ đột ngụy…

Ngay từ khi phát hiện các u cục bất thường lộ rõ trên ngón tay, người bệnh nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn sẽ cải thiện được triệu chứng. Kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ ngăn chặn và làm teo nhỏ các u cục này. 

Bạn cần biết: Cách làm tan cục Tophi (mẹo tự nhiên và thuốc)

Điều trị bệnh gout ở ngón tay bằng cách nào?

Đối với những trường hợp gout ở ngón tay, ngón cái và ngón trỏ là những vị trí bị ảnh hưởng nhiều nhất. Dựa trên tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa phù hợp.

Điều trị gout là một quá trình mất nhiều thời gian, người bệnh nên chuẩn bị tinh thần lạc quan, tích cực trong suốt quá trình điều trị. Gout ở ngón tay không phải là căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên những triệu chứng thường tiến triển kéo dài và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cũng như sinh hoạt của bệnh nhân. 

Theo các chuyên gia Xương khớp, tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát tốt bệnh gout đều có chỉ số acid uric máu ổn định.  Nếu như acid uric dưới 320 mmol/l  ( ở người bị gout  có nốt tophi ) và dưới 360 mmol/l ( ở người bị gout chưa có nốt tophi ) sẽ hạn chế được nguy cơ tái phát bệnh.

Trong giai đoạn gout gây nổi cục ở đốt ngón tay, bệnh đã tiến triển đến giai đoạn gout mãn tính. Lúc này người bệnh nên bắt đầu tiến hành chữa trị viêm khớp kết hợp dự phòng lắng đọng urat trong các mô, phòng tránh tái phát bệnh. Do bệnh gout rất dễ tái phát nên việc điều trị cần diễn ra song song với dự phòng tái bệnh trong tương lai.

triệu chứng Nổi cục ở đốt ngón tay
Sử dụng thuốc là cách điều trị bệnh nổi u cục ở khớp ngón tay được áp dụng phổ biến nhất hiện nay

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa bằng thuốc là phương pháp được áp dụng chủ yếu cho những trường hợp bệnh nhân bị nổi cục ở đốt ngón tay dạng nhẹ. Sử dụng thuốc sẽ giúp bệnh nhân giảm nhẹ những cơn đau nhức, tê mỏi khó chịu do bệnh gây ra. Đa số các loại thuốc được sử dụng là thuốc giảm acid uric máu và thuốc kháng viêm. 

  • Thuốc kháng viêm: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau tức thì đối với những cơn gout cấp, giai đoạn mới nổi cục tophi có thể sử dụng để giảm đau. Tác dụng giảm viêm giúp người bệnh không bị biến chứng sang giai đoạn viêm khớp, đồng thời phòng tình trạng viêm sưng tái phát.
  • Thuốc giảm acid uric máu: Nhóm thuốc có tác dụng dự phòng và điều trị song song. Thuốc giảm acid uric máu thường được áp dụng điều trị cho những bệnh nhân bị gout mãn tính. Sử dụng sau quá trình điều trị ngoại khoa nếu cần thiết để phòng bệnh tái lại.

XEM THÊM: 11 thuốc trị bệnh gút tốt nhất – Giảm đau nhanh

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa hay còn gọi là phương pháp phẫu thuật cắt bỏ cục tophi thường được chỉ định cho những trường hợp nghiêm trọng. Những bệnh nhân nằm trong nhóm sau có nguy cơ phẫu thuật cao:

  • Người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng, bội nhiễm khối tophi
  • Vùng đốt ngón tay có cục tophi có dấu hiệu viêm loét
  • Ảnh hưởng của cơn đau nhức, hoặc cục tophi sưng to gây bất tiện trong sinh hoạt.

Phương pháp phẫu thuật sẽ nhanh chóng loại bỏ được cục tophi ra khỏi cơ thể. Sau điều trị bệnh nhân vẫn có thể tái phát gout do cơ địa, di truyền hoặc do lối sống. Song song với phẫu thuật, bệnh nhân được chỉ định sử dụng colchicin và thuốc hạ acid máu để phòng ngừa triệu chứng tái phát..

Điều trị bảo tồn

Song song với những phương pháp điều trị chuyên môn, bệnh nhân gout cùng cần xây dựng chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống lành mạnh. Theo các chuyên gia, dinh dưỡng  và vận động khoa học có thể đáp ứng 50% hiệu quả điều trị. 

Nổi cục ở khớp ngón tay
Phẫu thuật loại bỏ cục tophi đáp ứng hiệu quả điều trị nhanh chóng và chính xác nhất

Lời khuyên cho người bị nổi cục ở đốt ngón tay do gout

Sau đây là những lời khuyên được bác sĩ khuyến khích thực hiện khi người bệnh bị gout nổi cục. Nguyên tắc cơ bản bao gồm:

  • Người bệnh không nên uống các loại thức uống có chứa chất kích thích, như rượu bia, nước ngọt, thức uống có ga…
  • Tuyệt đối không hút thuốc, khói thuốc lá và các chất độc có trong thuốc lá là nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng khiến bệnh lâu lành hơn.
  • Bổ sung đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, đặc biệt là nước lọc và các loại nước ép trái cây, nước dừa, nước ép rau củ quả.
  • Kiểm soát mức cân nặng tốt, đồng thời người bệnh nên hạn chế nguy cơ tăng cân quá nhanh hay để cơ thể béo phì sẽ tạo áp lực lên các khớp xương.
  •  Người bệnh cần có thói quen luyện tập điều độ để giảm cân, kết hợp cùng các bài vận động nhẹ nhàng vừa sức để kích thích lưu thông máu.
  • Bệnh nhân gout cần hạn chế tuyệt đối những loại thực phẩm nhiều purin như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản… 
  • Nên bổ sung  tăng cường các nguồn dinh dưỡng lành mạnh như ngũ cốc, trứng, cá nước ngọt, hoa quả tươi và các loại rau xanh. 
  • Lượng thịt mỗi ngày người bệnh ăn không vượt quá 150 gram, trong đó thịt gà và thịt heo, thịt cá nước ngọt phù hợp nhất với bệnh nhân gout.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, một số loại thuốc có thể làm tăng acid uric trong máu. 
  • Duy trì tinh thần lạc quan, tích cực, hạn chế các nguy cơ kích thích gout tái phát như stress, chấn thương, căng thẳng…

Bài viết đã tổng hợp thông tin giải đáp thắc mắc tình trạng nổi cục ở đốt ngón tay có phải gout hay không. Dù là bất kỳ nguyên nhân nào thì bệnh vẫn có khả năng tiến triển xấu và tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Vì thế người bệnh cần lưu ý thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để kịp thời ngăn chặn các hệ quả xấu xảy ra.

Bài viết liên quan:

Chia sẻ:
các xét ngheiejm chẩn đoán bệnh gút Các xét nghiệm – Chẩn đoán bệnh gút & lưu ý cần biết

Xét nghiệm bệnh gút hiện nay chủ yếu dựa trên chỉ số Acid uric và chỉ số dịch khớp. Bệnh…

Người bệnh gút có thể uống sữa nhưng phải đúng loại, đúng liều lượng Người bị bệnh gút uống được sữa không? (ensure, sữa đậu nành…)

Người bị bệnh gút vẫn được uống sữa. Đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao lại giàu…

Xét nghiệm Acid Uric là gì? Định lượng chỉ số acid uric máu

Xét nghiệm Acid Uric được sử dụng trong chẩn đoán Gout và theo dõi bệnh nhân đang điều trị ung…

ngón chân cái bị sưng đau Ngón chân cái bị sưng đau là bệnh gì? Cách điều trị

Ngón chân cái bị sưng đau có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề cơ xương khớp bất…

Bị bệnh gút có ăn được sữa chua không, loại nào tốt?

Người mắc bệnh gút có thể ăn 1 - 2 hũ sữa chua mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua