Thuốc giảm axit uric trong máu nên dùng loại nào & cần lưu ý gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Sử dụng thuốc giảm axit uric trong máu là phương pháp hữu hiệu để ngăn ngừa và kiểm soát tốt bệnh gút. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc nào với liều lượng bao nhiêu còn phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân.

Thuốc giảm axit uric trong máu là gì?

Thuốc giảm axit uric trong máu là loại thuốc được sử dụng để hạ thấp nồng độ axit uric trong máu. Điều này nhằm phòng ngừa và điều trị các tình trạng bệnh lý do axit uric cao gây ra, bao gồm bệnh gout(gút) và sỏi thận.

Thuốc làm giảm axit uric trong máu
Thuốc giảm axit uric thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân bị gút hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến tình trạng tăng nồng độ axit uric trong máu

Khi sử dụng, thuốc giảm axit uric máu hoạt động bằng cách ức chế quá trình sản xuất axit uric hoặc tăng cường khả năng loại bỏ chất này ra khỏi cơ thể. 

XEM THÊM: Axit uric là gì, chỉ số axit uric bao nhiêu là cao và cách xử lý

3 Nhóm thuốc giảm axit uric trong máu được sử dụng phổ biến

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, có rất nhiều thuốc giảm axit uric được phê duyệt dùng trong điều trị bệnh. Chúng được được chia thành các nhóm chính như nhóm thuốc tiêu hủy axit uric, nhóm tăng thải trừ axit uric và nhóm thuốc giảm tổng hợp axit uric hay còn gọi là thuốc ức chế men Xanthine Oxidase.

 

1. Nhóm thuốc tiêu hủy axit uric

Nhóm thuốc tiêu hủy axit uric bao gồm Rasburicase và Pegloticase. Hai loại thuốc này được chấp thuận sử dụng điều trị bệnh gút vào năm 2010. Thuốc thường dược dùng dưới dạng truyền. Cứ hai tuần truyền 9ml và truyền ít nhất trong 6 tháng.

Tuy nhiên, do thuốc có tính giảm axit uric trong máu nhanh nên có tác dụng phụ là làm tái phát cơn gút nhanh. Bên cạnh đó, hai loại thuốc này cũng gây kháng thuốc sau vài tháng điều trị.

Một số phản ứng phụ thường gặp khi sử dụng nhóm thuốc tiêu hủy axit uric như:

  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Bốc hỏa
  • Sốc phản vệ

2. Nhóm tăng thải trừ axit uric

Một vài nghiên cứu cho thấy, tăng hàm lượng axit uric trong máu có thể là do giảm đào thải axit uric qua thận. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc tăng thải axit uric chính là giải pháp được lựa chọn để tống xuất axit uric ra ngoài, giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút.

Một số loại thuốc thuộc nhóm thuốc tăng thải axit uric thường được sử dụng để hạ axit uric máu nhanh, đồng thời giải quyết các hạt Tophi như:

+ Probenecid

Là thuốc ức chế men URAT1 nhưng thuốc chưa được sử dụng nhiều trên lâm sàng bởi thuốc không có tính chọn lọc và tương tác với nhiều loại thuốc khác.

thuốc hạ axit uric trong máu
Thuốc Probenecid giúp làm hạ axit uric trong máu bằng cách ức chế men URAT1

+  Lesinurad (RDEA594)

Lesinurad được dưa vào thử nghiệm pha 3 vào năm 2012. Loại thuốc này thường dùng điều trị phối hợp với các nhóm thuốc ức chế men XO (bao gồm febuxostat và allopurinol) ở bệnh nhân mắc bệnh gút có sự xuất hiện của các hạt Tophi.

Bên cạnh đó, thuốc chống chỉ định sử dụng ở những trường hợp ghép thận, suy chức năng thận, người bệnh có hội chứng ly giải khối u, bệnh nhân lọc máu hoặc người mắc hội chứng Lesch Nyhan.

3. Nhóm thuốc giảm tổng hợp axit uric

+ Allopurinol

 Allopurinol là loại thuốc giảm tổng hợp axit uric và có thể chuyển hóa thành oxypurinol đào thải qua thận nhanh chóng. Thuốc được chỉ định dùng trong trường hợp viêm khớp gút, hội chứng Lesch-Nyhan, bệnh sỏi thận và bệnh đa u tủy xương.

Ở Mỹ, liều dùng khởi đầu của Allopurinol thường được khuyến cáo là 100 mg/ngày. Liều lượng sẽ tăng dần lên sau mỗi 2 – 4 tuần cho đến khi đạt được nồng độ axit uric trong máu < 6 mg/dl. Liều dùng tối đa mỗi ngày là 800 mg/ngày, còn ở các nước Châu Âu là 900 mg/ngày.

Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Allopurinol như:

  • Ban đỏ
  • Kích ứng dạ dày ruột
  • Hội chứng Steven-Johnson
  • Hội chứng tăng nhạy cảm với Allopurinol (AHS) (hội chứng này rất hiếm gặp nhưng nguy cơ tử vong ở những bệnh nhân mắc phải là 2 – 8%)

Bệnh nhân bị suy thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm axit uric trong máu Allopurinol để tránh những biến chứng không may có thể xảy ra. Đồng thời không nên dùng thuốc này chung với Amoxicillin và Ampicillin, vì chúng tương tác với nhau làm tăng tác dụng phụ.

Thuốc làm giảm axit uric trong máu
Allopurinol thuộc nhóm thuốc giảm tổng hợp axit uric trong máu, giúp điều trị bệnh gút 

+ Febuxostat

Thuốc Febuxostat được FDA chấp thuận sử dụng vào năm 2009 với mục đích điều trị tăng axit uric trong máu ở những bệnh nhân mắc bệnh gút. Loại thuốc này thường được chỉ định dùng hạ axit uric máu ở người bệnh bị dị ứng với thuốc Allopurinol.

Tuy nhiên, Febuxostat không chỉnh định dùng ở trường hợp tăng axit uric trong máu nhưng không có triệu chứng bệnh gút. Ngoài ra, người bị bệnh tim mạch cũng nên thận trọng khi dùng thuốc. Thuốc thanh thải chủ yếu qua gan nên có thể dùng được ở những bệnh nhân có chức năng thận bị suy giảm.

Liều lượng được chấp nhận tại Mỹ là 40 – 80 mg/ngày và ở Châu Âu là 120 mg/ngày, còn ở Nhật Bản 10 – 60 mg/ngày.

+ Topiroxostat 

Loại thuốc này được chấp thuận điều trị bệnh gút tại Nhật Bản vào năm 2013. Liều lượng khởi đầu được khuyến cáo thường là 20 mg x 2 lần/ngày và liều dùng tối đa mỗi ngày là 80 mgx 2 lần/ngày.

10 Lưu ý khi dùng thuốc giảm axit uric trong máu

Trong quá trình sử dụng thuốc giảm axit uric trong máu, người bệnh nên lưu ý những điều sau đây:

  • Thăm khám và làm xét nghiệm axit uric trước khi dùng thuốc.
  • Luôn tuân thủ liều lượng và hướng dẫn sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự ý ngưng hoặc thay đổi liều lượng thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Thông báo cho bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào khác bạn đang sử dụng để tránh tương tác thuốc.
  • Theo dõi chặt chẽ các tác dụng phụ và báo cáo cho bác sĩ nếu có vấn đề xảy ra khi dùng thuốc giảm axit uric.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế thực phẩm giàu purin như thịt đỏ và hải sản.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để giúp thúc đẩy việc loại bỏ axit uric qua nước tiểu, giúp rút ngắn thời gian sử dụng thuốc.
  • Kiểm tra định kỳ nồng độ axit uric trong máu theo lịch hẹn của bác sĩ.
  • Tránh sử dụng rượu và bia vì chúng có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu và ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh bao gồm tập thể dục đều đặn để kiểm soát cân nặng, tăng khả năng chuyển hóa và đào thải axit uric ra khỏi cơ thể

Trên đây là các loại thuốc giảm axit uric thường được bác sĩ sử dụng để cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, không phải ai bị gút cũng có thể sử dụng thuốc này. Vì vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ rủi ro, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

THAM KHẢO THÊM

Chia sẻ:
Quốc dược Phục cốt khang: Giải pháp vàng ĐẶC TRỊ BỆNH GÚT từ tinh hoa Y học cổ truyền

Với nguyên tắc trị bệnh tận gốc, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang của Trung tâm Thuốc dân tộc…

Lá vối có chữa được bệnh gút không, bằng cách nào?

Theo kinh nghiệm dân gian, dùng lá vối chữa bệnh gút giúp đào thải acid uric trong máu ra ngoài…

Cây nở ngày đất chữa bệnh gút hiệu quả không ngờ Cây nở ngày đất chữa bệnh gút hiệu quả không ngờ

Dùng cây nở ngày đất chữa bệnh gút là bài thuốc đang được biết đến rộng rãi trong dân gian.…

Ngón chân út bị sưng đau: Nguyên nhân và cách trị

Ngón chân út bị sưng đau là biểu hiện thường gặp khi bị chấn thương hoặc do mắc các bệnh…

chỉ số acid uric bình thường Chỉ số acid uric bình thường – bất thường và cách xử lý

Chỉ số acid uric bình thường dao động ở mức dưới 6-7 mg/dl. Nếu chỉ số này tăng cao bất…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua