Bị bệnh gút có ăn được cá không, ăn cá gì?
Bị bệnh gút có ăn được cá không là băn khoăn của không ít bệnh nhân. Vấn đề này không chỉ liên quan đến việc lựa chọn loại cá phù hợp mà còn ảnh hưởng đến quá trình điều trị và kiểm soát bệnh.
Người bệnh gút có được ăn cá không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá là một thực phẩm tốt cho sức khỏe với nhiều dưỡng chất như chất đạm, các acid béo omega – 3, vitamin D. Ăn nhiều cá sẽ giúp hệ xương khớp chắc khỏe, tốt cho tim mạch và ngăn ngừa tình trạng mất trí nhớ.
Tuy nhiên, bên cạnh những dưỡng chất tốt, có lợi cho cơ thể, một số loại cá còn chứa chất purin, nguyên nhân gây bệnh gút. Đây chính là lý do các bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh không nên ăn quá nhiều cá để tránh cho tình trạng viêm khớp, đau nhức kéo dài dai dẳng và biến nặng hơn.
Thực tế, cá được chia thành hai loại: Cá có hàm lượng purin cao và loại có hàm lượng purin thấp. Người bệnh gút có thể được phép ăn những loại có lượng purin thấp với lượng vừa đủ. Hơn nữa, phải chế biến đúng cách thì mới vừa đảm bảo cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết vừa tránh gia tăng tình trạng bệnh.
XEM THÊM: Bệnh gút có ăn được thịt vịt không? Cảnh báo từ chuyên gia
Người bệnh gút ăn được cá gì?
Sau khi tìm hiểu bị gút ăn cá được không, việc tiếp theo người bệnh nên làm là lựa chọn những loại cá phù hợp và có lợi cho sức khỏe cũng như quá trình điều trị bệnh. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, khi sử dụng những loại cá có hàm lượng purin dưới 150mg thì sẽ không ảnh hưởng đến bệnh.
Dưới đây là một số loại cá người bị gút có thể cân nhắc thêm vào thực đơn ăn uống hàng ngày:
- Cá diêu hồng: Chứa ít purin, giúp giảm nguy cơ tăng acid uric trong máu, hỗ trợ kiểm soát triệu chứng bệnh gút.
- Cá hồi: Giàu omega-3, cá hồi giúp hỗ trợ giảm viêm khớp, đau khớp, đặc biệt hữu ích cho bệnh nhân gút trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch lẫn xương khớp.
- Cá quả: Loại cá này cung cấp protein chất lượng cao, cần thiết cho sức khỏe tổng thể mà không làm tăng acid uric quá mức.
- Cá trắm cỏ: Loại cá này được xem là nguồn cung cấp protein tốt, ít chất béo bão hòa, giúp duy trì cân nặng lành mạnh, quan trọng trong quản lý gút thông qua việc hạn chế tình trạng tăng purin trong máu.
- Cá rô: Cung cấp protein và các dưỡng chất khác mà không làm tăng mức purin, thích hợp cho chế độ ăn kiêng của bệnh nhân gút.
- Cá chép: Đây là nguồn thực phẩm giàu omega-3 và vitamin D, giúp giảm viêm và cải thiện sức khỏe xương cho người mắc bệnh gút.
Các loại cá người bệnh gút nên hạn chế ăn
Người mắc bệnh gút nên thận trọng với việc tiêu thụ các loại cá chứa hàm lượng purin cao, vì purin khi được chuyển hóa trong cơ thể sẽ tạo thành axit uric. Chất này khi tích tụ quá mức sẽ tạo thành tinh thể trong các khớp dẫn đến các triệu chứng bệnh gút như viêm, sưng và đau đớn.
Đặc biệt, các loại cá biển như cá thu, cá ngừ, cá cơm, cá mòi, cá trích và cá tuyết thường chứa lượng purin từ 150 đến 825 mg/100g. Hàm lượng này được cho là ở mức độ cao, có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu nếu ăn các loại cá trên quá nhiều trong một bữa hoặc sử dụng với mức độ thường xuyên.
Vì vậy, người mắc bệnh gout được khuyến cáo nên giảm thiểu lượng sử dụng hoặc loại bỏ những loại cá này ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày để kiểm soát mức độ axit uric, giảm thiểu nguy cơ phát triển các cơn đau gút.
BẠN CẦN BIẾT: Bệnh gút kiêng ăn rau gì? 10 loại nên bổ sung hàng ngày
Lượng cá và cách chế biến phù hợp cho người bệnh gút
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc như sau:
- Chỉ nên ăn có chừng mực, khẩu phần ăn có thể gồm 57 – 85g cá nấu chín/ngày.
- Tốt nhất mỗi tuần chỉ nên ăn 2 bữa cá để giới hạn hàm lượng purin nạp vào cơ thể.
- Nếu bữa ăn có cá thì tốt nhất không nên sử dụng thịt để tránh tình trạng lượng purin vượt quá mức cho phép.
- Các thực phẩm giàu mỡ thường không tốt cho người bệnh gút. Do đó thay vì kho, rán, chiên thì hãy nướng hoặc hấp để không bị ngấy cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
- Purin có thể được tìm thấy trong cá nhưng không có trong dầu cá, do đó người bệnh không cần lo lắng khi sử dụng dầu cá để bổ sung các dưỡng chất cần thiết.
- Nên kết hợp ăn với các loại rau xanh để tăng khả năng đào thải axit uric và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Cân bằng giữa chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt, tránh các tư thế làm việc không phù hợp để không làm các cơn đau nghiêm trọng hơn.
Đến đây thì vấn đề “Bị bệnh gút có ăn được cá không” đã được giải đáp thỏa đáng. Điều quan trọng là người bệnh gút cần có sự lựa chọn thông minh và khoa học trong việc bổ sung cá vào chế độ ăn uống của mình. Hiểu rõ về loại cá nào nên ăn và loại nào cần tránh giúp kiểm soát tốt bệnh gút, mang lại cuộc sống khỏe mạnh hơn.
THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN
- Chế độ ăn uống cho người bị bệnh Gútgiúp hỗ trợ điều trị hiệu quả
- Rong biển có lợi hay hại với người bị bệnh Gút? – Thông tin quan trọng cần biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!