Bệnh gút ở người cao tuổi – Cách trị & sống chung với lũ

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bệnh gút ở người cao tuổi có thể xảy ra do chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên uống rượu bia hoặc do biến chứng của các bệnh lý khác. Phương pháp điều trị bệnh bao gồm sử dụng thuốc và xây dựng lối sống lành mạnh nhằm ngăn chặn tiến triển của bệnh.

Bệnh gút ở người cao tuổi là gì?

Bệnh Gút (gout) ở người cao tuổi là một dạng viêm khớp mãn tính thường gặp ở nam giới. So với những dạng viêm khớp khác, gút được đánh giá là bệnh lý phức tạp, tiến triển âm thầm và có phạm vi ảnh hưởng rộng.

bệnh gút ở người cao tuổi
Bệnh gút ở người cao tuổi có tiến triển phức tạp và dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm

Bệnh bắt đầu với triệu chứng sưng đỏ và đau nhức ở khớp ngón chân cái. Sau đó tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều khớp ngón chân và ngón tay khác.

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh gút. Tuy nhiên nếu chủ động trong việc điều trị và xây dựng lối sống lành mạnh, bạn có thể ngăn ngừa tiến triển của bệnh, cải thiện chức năng vận động và giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Bệnh gút có bị lây không, qua đường nào?

Dấu hiệu của bệnh gút ở người cao tuổi

So với những độ tuổi khác, người cao tuổi thường có sức khỏe suy yếu và khả năng chống chịu kém. Do đó các triệu chứng của bệnh gout ở người già thường có mức độ nghiêm trọng và tiến triển dai dẳng.

triệu chứng bệnh gút ở người cao tuổi
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh gút là tình trạng sưng đỏ và đau nhức ở khớp ngón chân cái

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở người cao tuổi:

  • Khớp sưng đỏ và đau dữ dội – xảy ra chủ yếu ở ngón chân cái. Cơn đau do gút thường kéo dài trong vòng 4 – 12 giờ và thuyên giảm dần.
  • Cơn đau gút cấp có thể thuyên giảm sau 1 – 2 ngày. Tuy nhiên tình trạng viêm và khó chịu ở khớp có thể kéo dài từ một đến nhiều tuần.
  • Khi sờ vào khớp bị viêm, bạn sẽ nhận thấy khớp ấm và mềm.
  • Hiện tượng viêm ở khớp có thể làm giảm phạm vi chuyển động và gây khó khăn khi đi lại.
  • Xuất hiện một số hạt trắng ở khớp (hạt tophi).
  • Khi xét nghiệm acid uric máu, nhận thấy chỉ số cao hơn 6mg/ dL (nữ) và 7mg/ dL (nam).

Tìm hiểu thêm: Chỉ số acid uric bình thường – bất thường và cách xử lý

Nguyên nhân gây bệnh gút ở người già

Bệnh gút được hình thành khi nồng độ acid uric máu tăng cao. Thông thường, acid uric sẽ được đào thải qua thận và được bài tiết quá nước tiểu. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều thực phẩm chứa purin, nồng độ acid uric có thể tăng lên đột ngột khiến thận không thể đào thải hoàn toàn.

Acid uric dư thừa sẽ tồn tại bên trong máu, kết tinh thành muối urat. Sau đó muối urat di chuyển đến các khớp và bám chặt vào mô sụn, gây ra tình trạng viêm và phát sinh cơn đau gút cấp tính. Các chuyên gia cho rằng, nồng độ acid uric tăng cao chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gút ở người cao tuổi và mọi đối tượng khác.

nguyên nhân gây bệnh gút ở người cao tuổi
Chế độ ăn nhiều dầu mỡ và thịt đỏ là nguyên nhân làm tăng acid uric máu và dẫn đến bệnh gút

Một số yếu tố làm tăng acid uric máu, bao gồm:

  • Chế độ dinh dưỡng: Purin (tiền chất của axit uric) có mặt nhiều trong thịt đỏ, nội tạng và hải sản. Vì vậy nếu thường xuyên ăn các nhóm thực phẩm này, nồng độ acid uric máu có thể gia tăng và phát triển thành bệnh gout.
  • Thường xuyên uống rượu bia: Uống quá nhiều rượu bia làm sản sinh acid lactic. Tương tự acid uric, loại acid này cũng được đào thải qua thận. Tuy nhiên việc đào thải acid lactic qua đường tiểu có thể làm ngưng trệ quá trình bài tiết acid uric và dẫn đến tình trạng tăng nồng độ trong máu.
  • Béo phì: Các chuyên gia cho biết, người bị béo phì dễ gặp phải tình trạng rối loạn chuyển hóa. Vì vậy cơ thể thường có xu hướng sản sinh ra nhiều acid uric và làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài ra bệnh gút ở người cao tuổi còn có thể xảy ra do tiền mãn kinh, tiền sử gia đình mắc bệnh gout, tác dụng phụ khi dùng thuốc lợi tiểu, bệnh tiểu đường, suy thận,…

Bệnh gút ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

Như đã đề cập, gout là bệnh viêm khớp có tiến triển phức tạp và phạm vi ảnh hưởng rộng. Bệnh lý này không chỉ gây biến chứng lên hệ thống xương khớp mà còn tác động đến hoạt động của thận, huyết áp và tim mạch.

chẩn đoán bệnh gút ở người cao tuổi
Bệnh gút có thể gây huyết áp cao và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Một số biến chứng thường gặp của bệnh gút:

  • Hạt tophi: Hạt tophi được hình thành do các tinh thể muối urat bám chặt vào khớp. Sự xuất hiện của hạt tophi khiến khớp đau nhức dữ dội, giảm khả năng vận động và có nguy cơ biến dạng khớp cao.
  • Tàn phế: Khác với những giai đoạn trước, gout ở giai đoạn cuối (khi hạt tophi xuất hiện) thường có tiến triển nhanh chóng. Hạt tophi không chỉ xuất hiện ở khớp ngón chân mà còn xảy ra ở gân, khớp ngón tay, khuỷu tay, gây biến dạng khớp, tăng nguy cơ tàn phế và mất hẳn chức năng vận động.
  • Sỏi thận: Nồng độ acid uric trong thận cao có thể làm kết tinh muối urat và hình thành sỏi thận. Ngoài ra, sỏi cũng có thể xuất hiện ở bàng quang và niệu đạo.
  • Biến chứng khác: Tăng huyết áp, tiểu đường, suy thận,…

Xem chi tiết: Cách phát hiện sớm và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh gút

Cách điều trị bệnh gút ở người cao tuổi

Sử dụng thuốc điều trị nội khoa là phương pháp đang được lựa chọn cho hầu hết người cao tuổi bị gút. Bao gồm:

1. Thuốc điều trị cơn gút cấp ở người cao tuổi

Trong giai đoạn cơn đau gút bùng phát mạnh, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc sau đây:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID (Naproxen, Ibuprofen, Diclofenac) là lựa chọn ưu tiên khi điều trị cơn đau gút. NSAID giảm đau bằng cách ức chế thành phần trung gian trong phản ứng gây viêm – prostaglandin. Tuy nhiên cần tránh dùng NSAID cho người bị viêm loét dạ dày tiến triển.
  • Corticosteroid: Thuốc corticosteroid (Prednisone) có thể được chỉ định cho bệnh nhân gút trong trường hợp không có đáp ứng với NSAID. Nhóm thuốc này có thể gây hư hại các khớp khỏe mạnh, tăng nguy cơ mắc hội chứng Cushing và suy thượng thận, vì vậy bạn chỉ nên sử dụng trong trường hợp có chỉ định từ bác sĩ.
  • Colchicine: Colchicine là thuốc giảm đau đặc hiệu đối với bệnh gút. Thuốc giảm đau bằng cách ức chế sự di chuyển của bạch cầu và ức chế các tinh thể urat. Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa khi dùng. Khi cơn đau gút được kiểm soát, Colchicine có thể được chỉ định ở liều thấp và sử dụng hằng ngày nhằm ngăn chặn triệu chứng bùng phát.

2. Thuốc ngăn chặn tiến triển của bệnh gút cho người lớn tuổi

Nồng độ acid uric tăng lên có thể khiến bệnh gout tiến triển nhanh chóng và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó để phòng ngừa tiến triển của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:

thuốc điều trị bệnh gút ở người cao tuổi
Khi cơn gút cấp thuyên giảm, bác sĩ có thể chỉ định thuốc nhằm kiểm soát acid uric ở mức cân bằng
  • Thuốc tăng đào thải acid uric (Lesinurad, Probenecid): Nhóm thuốc này có tác dụng kích thích thận đào thải acid uric nhằm giữ nồng độ acid uric trong máu ở mức cân bằng. Sử dụng thuốc có thể ngăn ngừa các cơn gút cấp và giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên thuốc tăng đào thải acid uric có thể gây sỏi thận, đau dạ dày và phát ban da.
  • Thuốc ngăn chặn sản xuất acid uric: Nhóm thuốc này còn được gọi là XOIs (Xanthine oxyase), bao gồm Febuxostat,Allopurinol,… XOIs hoạt động bằng cách ức chế enzyme sản sinh acid uric nhằm duy trì nồng độ acid uric máu ở mức cân bằng. Tuy nhiên sử dụng nhóm thuốc này – đặc biệt là Febuxostat có thể làm giảm chức năng gan, buồn nôn, phát ban và tăng nguy cơ đột quỵ.

Đừng bỏ qua: 11 thuốc trị bệnh gút tốt nhất – Giảm đau nhanh, ít tác dụng phụ

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người cao tuổi bị bệnh gout

Lối sống là yếu tố có ảnh hưởng đến trực tiếp đến nồng độ acid uric và tiến triển của bệnh gout. Phối hợp việc dùng thuốc với yếu tố này có thể kiểm soát tiến triển của bệnh và dự phòng cơn đau phát sinh.

cách phòng ngừa bệnh gút ở người cao tuổi
Tập luyện thường xuyên giúp tăng chức năng thận, ngăn chặn tiến triển của gút và cải thiện khả năng vận động

Người cao tuổi bị bệnh gout nên điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng như sau:

  • Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều purin như nội tạng, thịt đỏ, trứng, tôm, cua, mực,… Thay vào đó nên ăn thịt trắng (gà, cá), rau xanh, đậu, sữa và các loại trái cây ít đường.
  • Không sử dụng rượu bia và đồ uống chứa cồn.
  • Nên uống từ 2 – 3 lít/ ngày nhằm hỗ trợ quá trình đào thải của thận và ngăn ngừa biến chứng sỏi thận.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh để thừa cân – béo phì vì cân nặng tăng cao có thể khiến cơ thể sản sinh nhiều acid uric.
  • Nên tập thể dục từ 20 – 30 phút/ ngày nhằm cải thiện chức năng vận động của khớp, giảm rối loạn chuyển hóa và tăng cường quá trình đào thải của thận.
  • Tránh thức khuya, làm việc quá sức và căng thẳng. Những thói quen này có thể kích thích cơn đau gút bùng phát và khiến bệnh tiến triển phức tạp hơn.

Bệnh gút ở người cao tuổi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy ngoài các biện pháp điều trị và lối sống lành mạnh, bạn nên thăm khám định kỳ để kiểm soát bệnh chặt chẽ.

BẠN CẦN BIẾT

Ngày đăng 04:35 - 13/03/2024 - Cập nhật lúc: 09:27 - 13/03/2024
Chia sẻ:
Hạt Tophi là gì? Hình ảnh, đặc điểm của hạt tophi ở gút

Hạt tophi là các cụm tinh thể urat natri tích tụ dưới da hoặc trong các cơ quan. Chúng xuất…

cách phòng tránh bệnh gout Cách phòng tránh bệnh gout hiệu quả qua ăn uống, lối sống

Bệnh gout không chỉ gây ra những cơn đau khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.…

Cách chữa bệnh gút tại nhà giảm đau hiệu quả hơn thuốc

Những cách chữa bệnh gút tại nhà có tính an toàn cao và không gây tốn kém chi phí điều…

Axit uric là gì, chỉ số axit uric bao nhiêu là cao và cách xử lý

Nồng độ Axit Uric có thể biểu hiện cho một số vấn đề sức khỏe nhất định. Người bệnh cần…

Cách chữa bệnh gút bằng lá lốt – Hướng dẫn A-Z

Cách chữa bệnh gút bằng lá lốt là mẹo điều trị có nguồn gốc từ dân gian. Phương pháp này…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua