Bệnh gút ở người trẻ tuổi – Vì đâu nên nỗi?
Bệnh gút ở người trẻ tuổi ngày càng có xu hướng tăng mạnh, nguyên nhân phần lớn là do chế độ ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh. Bệnh không được kiểm soát, điều trị tốt có thể để lại nhiều hậu quả khôn lường.
Bệnh gút ở người trẻ tuổi – Hiện trạng đáng báo động
Bệnh gút ở người trẻ tuổi là hậu quả của việc tăng axit uric máu kéo dài. Tình trạng này có liên quan đến chế độ ăn giàu purin, lạm dụng bia rượu và lối sống ít vận động của nhiều thanh thiếu niên trong thời hiện đại.
Tại các bệnh viện ghi nhận không ít các trường hợp mắc bệnh gút ở tuổi 40 hay thậm chí là 30 tuổi. Ở giai đoạn đầu, bệnh tiến triển âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng nên khó phát hiện sớm cho đến khi xuất hiện các cơn đau nhức khớp dữ dội kèm theo tình trạng sưng, viêm, nóng đỏ tại khớp.
Bệnh gút có hai dạng chính là gút tiên phát và gút thứ phát, trong đó gút tiên phát xuất phát không rõ nguyên nhân và phần lớn là do di truyền. Gút thứ phát có tỷ lệ phát bệnh cao hơn sau quá trình điều trị suy thận hoặc người bệnh có các vấn đề về thận và không thể đào thải được acid uric trong máu.
Gút tiên phát có khả năng xảy ra cao hơn với độ tuổi 40 và ngày càng có xu hướng trẻ hoá. Nếu gia đình người bệnh có tiền sử bị bệnh gút thì khả năng di truyền chiếm tỷ lệ 50%.
Đáng quan ngại trong những năm gần đây là tỷ lệ người được chẩn đoán bệnh gút ngày càng trẻ hơn về độ tuổi. Thêm vào đó, đa số người trẻ được chẩn đoán bệnh vẫn tỏ ra lơ là trong việc chăm sóc sức khoẻ và không tuân thủ tốt quá trình điều trị. Điều này khiến bệnh ngày càng chuyển biến xấu hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Các giai đoạn của bệnh gút và cách nhận biết
Nguyên nhân khiến người trẻ bị gút
Cũng như nhiều đối tượng khác, bệnh gút ở người trẻ tuổi sẽ khởi phát khi nồng độ axit uric tăng cao vượt ngưỡng an toàn và tích tụ thành các tinh thể muối urat sắc nhọn tấn công vào khớp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
- Chế độ ăn uống giàu purin: Tiêu thụ thực phẩm cao purin như thịt đỏ, hải sản và đồ uống có cồn, đặc biệt là bia sẽ gây dư thừa axit uric.
- Lối sống ít vận động: Sự thiếu hoạt động thể chất làm tăng nguy cơ tích tụ acid uric.
- Béo phì: Trọng lượng cơ thể cao tăng áp lực lên thận, ảnh hưởng đến khả năng lọc và loại bỏ acid uric.
- Yếu tố di truyền: Người trẻ tuổi có guy cơ mắc bệnh gút cao hơn nếu có tiền sử gia đình mắc căn bệnh này.
- Sử dụng một số loại thuốc: Sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chống tăng huyết áp có thể tăng mức acid uric.
- Mất cân bằng hormone: Hiện tượng rối loạn hormone, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa và tăng mức acid uric.
- Tiêu thụ đồ uống có đường fructose cao: Nhiều bạn trẻ có thói quen uống đồ ngọt còn nhiều hơn cả nước lọc. Nước ngọt và các loại đồ uống có đường không chỉ gây tăng cân mà còn có thể tăng sản xuất acid uric.
Đáng chú ý: Bệnh gút có bị lây không, qua đường nào?
Triệu chứng bệnh gút ở người trẻ tuổi
Bệnh gút ở người trẻ tuổi có thể biểu hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất:
- Đau khớp cấp tính: Cơn đau bắt đầu đột ngột, thường vào ban đêm, đặc biệt là khớp ngón chân cái.
- Sưng đỏ và nóng rát: Khớp bị ảnh hưởng thường sưng lên, đỏ rực và cảm giác nóng, chạm vào cảm thấy đau.
- Cứng khớp: Khả năng vận động của khớp bị hạn chế, khó khăn khi di chuyển do đau và sưng.
- Triệu chứng xuất hiện đột ngột và rõ rệt: Các triệu chứng của bệnh gút ở người trẻ thường xuất hiện nhanh chóng, không có dấu hiệu báo trước.
- Tấn công theo cơn: Các triệu chứng có thể biến mất sau vài ngày, nhưng có thể quay trở lại sau nhiều tuần, tháng hoặc thậm chí năm.
- Sưng ở các khớp khác: Ngoài ngón chân cái, gút cũng có thể ảnh hưởng đến các khớp khác như đầu gối, mắt cá chân, cổ chân, tay và cổ tay.
Biến chứng bệnh gút ở người trẻ
Bệnh gút có độ nguy hiểm như nhau ở mọi độ tuổi. Chính vì thế việc người trẻ xem nhẹ bệnh này sẽ càng khiến tình trạng bệnh gút chuyển biến xấu hơn.
Việc chậm trễ trong điều trị bệnh gút có thể để lại nhiều hậu quả rất nghiêm trọng cho sức khỏe cũng như khả năng vận động của người trẻ tuổi. Các biến chứng có thể gặp khi người trẻ bị gout bao gồm:
- Tổn thương khớp dạng mãn tính: Các cơn gút cấp tái phát nhiều lần có thể dẫn đến hủy hoại khớp và giảm khả năng vận động.
- Các cục tophi: Tích tụ tinh thể urat lớn có thể hình thành các hạt tophi dưới da, gây đau và viêm.
- Các vấn đề về thận: Tăng acid uric trong máu có thể dẫn đến hình thành sỏi thận, thậm chí là bị suy thận.
- Bệnh tim mạch: Gút kéo dài có thể khiến người trẻ tuổi phải đối mặt với các vấn đề về tim mạch, bao gồm cao huyết áp, đột quỵ, viêm lớp màng bao quanh tim…
- Đái tháo đường: Bị gút khi còn trẻ sẽ làm tăng nguy cơ phát triển đái tháo đường loại 2.
Tham khảo chi tiết: Các giác với các biến chứng nguy hiểm của bệnh gút
Cách điều trị bệnh gút ở người trẻ tuổi
Mục tiêu của quá trình điều trị bệnh gút ở người trẻ tuổi là kiểm soát nồng độ axit uric trong máu, loại bỏ triệu chứng, tăng cường chức năng vận động và hạn chế các đợt tái phát của gút cấp trong tương lai. Dưới đây là những phương pháp khắc phục bệnh đang được lựa chọn:
- Kiểm soát cơn đau và viêm: Sử dụng các loại thuốc như NSAIDs, corticosteroids hoặc colchicine.
- Giảm lượng acid uric: Dùng thuốc làm giảm sản xuất acid uric (ví dụ: Allopurinol) hoặc thuốc tăng tốc độ loại bỏ acid uric (Ví dụ: Probenecid).
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế thực phẩm giàu purin, giảm tiêu thụ đồ uống có cồn và đồ uống có đường.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Giảm cân nếu béo phì hoặc thừa cân.
- Tăng cường hydrat hóa: Uống nhiều nước để giúp loại bỏ acid uric khỏi cơ thể.
- Luyện tập đều đặn: Tăng cường vận động giúp cải thiện chức năng đào thải axit uric, kiểm soát cân nặng và nâng cao sức khỏe tổng thể.
- Theo dõi và điều chỉnh liều lượng thuốc: Theo dõi sát sao với bác sĩ để điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp.
- Tránh các yếu tố kích hoạt: Chẳng hạn như stress và thức ăn có thể gây tăng acid uric.
Đừng bỏ qua: 12 Cách điều trị bệnh gút tại nhà giảm đau hiệu quả hơn thuốc
Biện pháp phòng ngừa bệnh gút ở người trẻ tuổi
Quá trình điều trị và phòng bệnh gút có thể diễn ra song song để ngăn các cơn viêm khớp tái phát. Nguyên tắc quan trọng là người trẻ cần thực hiện chế độ rèn luyện thể thao và ăn uống điều độ ngay cả khi chưa mắc bệnh và khi đã bị gút để duy trì nồng độ acid uric trong máu.
Trong chế độ ăn uống hàng ngày cần lưu ý:
- Hạn chế những thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, nội tạng động vật và hải sản.
- Nếu bữa ăn có nhiều đạm cần được cân bằng lượng rau và hoa quả gấp đôi để tăng cường chuyển hoá purin vào máu.
- Nam giới nên tránh uống rượu, bia vì thức uống có cồn sẽ làm gia tăng acid uric trong gan và ức chế thận đào thải acid uric.
- Uống nhiều nước giúp hỗ trợ thận đào thải axit uric tốt hơn.
- Thực hiện khám sức khoẻ định kỳ để đo nồng độ acid uric giúp bác sĩ tầm soát được nguy cơ tái bệnh gút trong quá trình điều trị.
Bệnh gút ở người trẻ tuổi không chỉ gây đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy thận, đột quỵ, tàn phế. Tuy nhiên, việc nhận biết sớm các triệu chứng và có hướng tiếp cận điều trị kịp thời kết hợp điều chỉnh lối sống có thể giúp các bạn trẻ kiểm soát hiện quả căn bệnh này.
THAM KHẢO THÊM
- Điều trị bệnh Gút theo Đông Y tránh tái phát
- Bệnh gout được ăn thì gì và nên tránh thịt gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!