Bệnh gút đau ở đâu, giai đoạn đầu làm sao nhận biết?
Nhiều người thường xuyên gặp các cơn đau dữ dội ở khớp nhưng không biết chính xác nguyên nhân có phải do gút không. Vậy bệnh gút đau ở đâu và làm sao để nhận biết ngay từ giai đoạn đầu? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Bệnh gút đau ở đâu?
Bệnh gút thường gây đau nhức dữ dội ở các khớp, nhất là khớp ngón chân cái. Giai đoạn đầu, bệnh có thể được nhận biết qua cảm giác đau âm ỉ và sưng đỏ tại vùng khớp bị ảnh hưởng.
Các cơn đau do gút có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và công việc của người bệnh. Khi bùng phát, gút có thể dẫn đến các cơn đau ở một hay nhiều vị trí như:
- Các khớp chi dưới: Các khớp ở chi dưới, đặc biệt là ngón chân cái, là vị trí dễ bị bệnh gút tấn công nhất trong cơ thể. Các triệu chứng gút thường phát triển ở ngón chân cái, khớp đầu gối, mắt cá chân, sau đó lan dần đến các khớp ở vị trí khác trên cơ thể.
- Các khớp chi trên: Ở các khớp chi trên, biểu hiện của gút thường xuất hiện rõ rệt ở các ngón tay, khuỷu tay. Lúc này người bệnh có thể cảm thấy cứng khớp hoặc bị lệch khớp. Các khớp cũng chuyển sang màu đỏ, da căng bóng, trong trường hợp nghiêm trọng da có thể bị bong tróc.
- Các khớp thần kinh: Các khớp thần kinh là các khớp phát triển ở hai bên xương chậu. Nếu gút phát triển ở khu vực này người bệnh có thể bị đau thắt lưng, đau lưng. Thông thương các cơn đau do gút ở lưng thường không được quan tâm và dễ bị chẩn đoán nhầm thành viêm khớp, viêm đau khớp. Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác điều trị và phục hồi của bệnh nhân.
- Gút đa khớp: Đây là tình trạng gút tấn công nhiều khớp ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể. Điều này dẫn đến các cơ đau đớn nghiêm trọng ở nhiều nơi cùng một lúc. Gút đa khớp thường xuất hiện ở giai đoạn mạn tính. Lúc này các cơ đau thường có xu hướng nghiêm trọng và tái phát thường xuyên hơn.
Đặc điểm của cơn đau ở bệnh nhân bị gút
Đau là triệu chứng gặp phải ở hầu hết các bệnh lý về xương khớp chứ không riêng gì bệnh gút. Chính vì vậy mà sau khi đã nhận biết được bệnh gút đau ở đâu, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về tính chất của các cơn đau do gút gây ra nhằm chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
- Cơn đau cấp tính xuất hiện đột ngột và dữ dội sau một giấc ngủ vào ban đêm, đạt đến đỉnh điểm trong 4-12 giờ đầu tiên.
- Cơn đau thường trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, gây gián đoạn giấc ngủ.
- Cảm giác đau đớn làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.
- Có xu hướng tái phát với các đợt đau xuất hiện không đều, có thể cách nhau từ vài tháng đến vài năm.
- Cơn đau có thể trở nên dữ dội hơn khi cố gắng di chuyển hoặc vận động khớp bị ảnh hưởng.
- Nghỉ ngơi kết hợp với chườm lạnh có thể giúp cơn đau giảm nhẹ.
- Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện đi kèm: Sưng đỏ khớp, nóng khớp, sốt, mệt mỏi, nổi u cục dưới da gọi là hạt tophi.
Tìm hiểu thêm: Các triệu chứng bệnh Gút – Nhận biết sớm để điều trị hiệu quả
Bệnh gút giai đoạn đầu làm sao để nhận biết?
Ở giai đoạn đầu, bệnh gút hầu như không gây ra bất cứ triệu chứng hoặc dấu hiệu nhận biết nào. Do đó, đa số mọi người thường không phát hiện và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn sớm.
Đây là giai đoạn gút nhẹ nhất, nồng độ Axit Uric trong máu có thể là 6.0 mg / dL ở nữ và 7.0 mg dL ở nam. Tuy nhiên, điều này chỉ được phát hiện khi người bệnh tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ Axit Uric.
Khi bước vào giai đoạn tiến triển của gút, một số bệnh nhân có thể cảm thấy những triệu chứng rõ ràng hơn như:
- Đau nhức khớp: Cơn đau thường bắt đầu một cách đột ngột, thường vào ban đêm, và có thể gây đau dữ dội ở khớp bị ảnh hưởng, đặc biệt là khớp ngón chân cái.
- Sưng và đỏ: Khớp bị ảnh hưởng có thể trở nên sưng, đỏ và cảm thấy nóng khi chạm vào.
- Cảm giác ấm ở khớp: Khớp đau thường ấm hơn so với các phần khác của cơ thể.
- Hạn chế vận động: Do đau và sưng, khả năng vận động của khớp có thể giảm, khiến việc di chuyển trở nên khó khăn.
- Tăng độ nhạy cảm: Khớp bị ảnh hưởng có thể trở nên vô cùng nhạy cảm, đến mức ngay cả với áp lực nhẹ cũng có thể gây đau.
Các triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột và có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Điều trị sớm và đúng cách có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Tham khảo thêm: Bệnh Gout có mấy giai đoạn? Cách nhận biết và điều trị
8 Cách phòng ngừa cơn đau gút
Để phòng ngừa cơn đau gút, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Giảm thiểu thực phẩm giàu purin: Hạn chế thịt đỏ, hải sản, và các sản phẩm từ nội tạng.
- Tăng cường thực phẩm có lợi: Bổ sung nhiều trái cây, rau củ, và ngũ cốc nguyên hạt.
- Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng hợp lý thông qua chế độ ăn cân đối và tập thể dục đều đặn.
- Hạn chế rượu và đồ uống có gas: Giảm thiểu tiêu thụ bia, rượu mạnh và đồ uống có đường.
- Uống nhiều nước: Duy trì lượng nước cần thiết hàng ngày để giúp loại bỏ axit uric khỏi cơ thể.
- Giảm căng thẳng: Áp dụng các phương pháp giảm stress như thiền, yoga, hoặc đi bộ.
- Tránh sử dụng thuốc có hại: Tránh các loại thuốc có thể tăng nguy cơ gút như thuốc lợi tiểu và Aspirin.
- Theo dõi mức độ axit uric: Định kỳ kiểm tra và giữ mức axit uric trong máu ở mức ổn định.
Việc hiểu rõ bệnh gút đau ở đâu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa là bước quan trọng để bảo vệ bạn khỏi những cơn đau không mong muốn. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe và không ngần ngại tham vấn bác sĩ khi cần thiết để quản lý tốt bệnh gút.
BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM
- 12 Mẹo chữa bệnh gút tại nhà giảm đau hiệu quả hơn thuốc
- Bệnh gút có chữa khỏi được không? Bằng cách nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!