Phác đồ điều trị gout theo bệnh viện Chợ Rẫy, Bộ Y Tế

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Mỗi cơ sở y tế có thể áp dụng phác đồ điều trị bệnh gout khác nhau, được xây dựng dựa trên phác đồ chuẩn mà Bộ y tế đưa ra. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả điều trị, đồng thời hạn chế được các vấn đề rủi ro phát sinh.

Phác đồ điều trị bệnh gout theo Bộ Y tế

Bệnh gout nếu không sớm phát hiện và điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt là gây tàn phế khớp, các bệnh về thận hay làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Trước khi điều trị các bác sĩ chuyên khoa cần chú ý chẩn đoán bệnh. Từ đó xác định mức độ bệnh cùng các yếu tố liên quan khác. Đây chính là cơ sở để điều chỉnh phác đồ điều trị bệnh gout cho phù hợp với từng cá thể người bệnh.

phác đồ điều trị gout của Bộ Y tế
Điều trị bệnh gout theo phác đồ phù hợp sẽ giúp nhanh chóng kiểm soát các triệu chứng

Hiện nay, các bệnh viện lớn như bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Đại học Y Dược, bệnh viện Bạch Mai… đều có phác đồ điều trị bệnh gout riêng. Tuy nhiên các phác đồ này đều được xây dựng dựa trên phác đồ chuẩn từ Bộ Y tế.

Dưới đây là thông tin về phác đồ điều trị gout theo Bộ Y tế:

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống – sinh hoạt

Đây là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng với quá trình kiểm soát, điều trị và ngăn ngừa bệnh gout tái phát. Người bệnh được khuyến cáo một số vấn đề sau:

  • Cần tránh tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều purin. Điển hình như thịt, cá, tôm, cua, nội tạng động vật… Với thịt không nên ăn quá 150g trong vòng 24 giờ. Người bệnh có thể ăn trứng và hoa quả.
  • Cần giảm cân và tập luyện thể dục thường xuyên. Tuyệt đối không được uống rượu.
  • Uống nhiều nước, khoảng từ 2 – 3 lít/ 24 giờ. Đặc biệt là các loại nước khoáng có kiềm hay nước kiềm 14%. Điều này sẽ giúp làm tăng lượng nước tiểu. Đồng thời hạn chế tối đa sự lắng đọng tinh thể muối urat trong đường tiết niệu.
  • Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu
  • Tránh các yếu tố khiến các cơn gout cấp khởi phát như stress, căng thẳng, chấn thương…
phác đồ điều trị bệnh gout của Bộ Y tế
Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng với phác đồ điều trị bệnh gout

ĐỌC NGAY:Bệnh gút nên kiêng cữ những gì để giảm đau, kìm hãm bệnh?

2. Phác đồ điều trị bệnh gout bằng nội khoa

Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc chống viêm hay thuốc làm giảm acid uric máu trong điều trị nội khoa. Cụ thể như sau:

Thuốc chống viêmThuốc chống viêm được dùng phổ biến trong điều trị bệnh gout. Thuốc này có tác dụng giảm viêm và ngăn những đợt bùng phát cơn gout cấp. Dưới đây là những loại thường được kê đơn.

– Colchicin:

Thuốc này có tác dụng chống viêm và giảm đau trong cơn gout cấp hay đợt cấp của bệnh gout mạn tính. Theo quan điểm mới thì không nên dùng Colchicin liều cao bởi có tác dụng phụ. Chỉ nên dùng liều 1mg/ ngày càng sớm càng tốt (trong vòng 12 giờ đầu cơn gout khởi phát).

Có thể phối hợp với một số thuốc nhóm chống viêm không steroid (NSAID)để đạt hiệu quả cắt cơn gout. Trường hợp bệnh nhân chống chỉ định với NSAID thì dùng Colchicin với liều lượng như sau:

  • Uống 1mg x 3 lần/ ngày trong ngày đầu tiên (hoặc có thể cho 0.5mg cách nhau 2 giờ 1 lần nhưng tối đa không quá 4mg).
  • Đến ngày thứ 2 dùng 1mg x 2 lần.
  • Kể từ ngày thứ 3 trở đi thì dùng 1mg x 1 lần duy nhất.

Test colchicin:

  • Vào 2 ngày đầu, 1mg x 3 lần, triệu chứng tại khớp giảm nhanh sau khoảng 48 giờ
  • Sau 48 giờ người bệnh thường có dấu hiệu tiêu chảy thì cần kết hợp với loperamid 2mg, ngày 2 viên, chia làm 2 lần để kiểm soát triệu chứng này.

Dự phòng tái phát:

  • Dùng liều 0.5 – 1.2mg uống 1 – 2 lần/ ngày. Trung bình dùng khoảng 1mg/ ngày kéo dài khoảng 6 tháng.
  • Chú ý giảm liều ở những người có bệnh mãn tính, trên 70 tuổi…
  • Trong trường hợp không dùng được colchicin thì có thể dự phòng bằng các loại thuốc kháng viêm không steroid liều thấp.

– Thuốc chống viêm không steroid:

NSAID có tác dụng trị viêm và đau, thích hợp với những bệnh nhân có cơn gout cấp với các triệu chứng ở mức độ từ nhẹ đến trung bình.

Có thể dùng một trong số các loại thuốc sau:

  • Piroxicam
  • Diclofena
  • Indometaci
  • Naproxen
  • Ibuprofen
  • Ketoprofen
  • Các nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (meloxicam, celecoxib, etoricoxib…).

Lưu ý các trường hợp chống chỉ định của các loại thuốc này, điển hình là suy thận, viêm loét dạ dày tá tràng… Thuốc chống viêm không steroid có thể dùng đơn độc hay kết hợp điều trị cùng colchicin.

– Corticoid:

Corticoid đường toàn thân là thuốc chống viêm mạnh, có thể được chỉ định khi các loại thuốc kể trên không mang lại hiệu quả hoặc chống chỉ định. Tuy nhiên Corticoid cần rất hạn chế và chỉ được sử dụng trong điều trị ngắn ngày.

Một số bệnh nhân có thể được tiêm Corticoid trực tiếp vào các khớp viêm. Tuy nhiên cần loại trừ trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn.

phác đồ điều trị bệnh gout cấp
Cần sử dụng thuốc điều trị bệnh gout theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa

Thuốc giảm acid uric máu: Thuốc này có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Từ đó giúp hạn chế các tinh thể lắng đọng tại khớp, giảm viêm và giảm những đợt bùng phát của bệnh gout. Dưới đây là những loại thường dùng:

– Nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric:

Đối với nhóm thuốc này, Allopurinol là thuốc được chỉ định phổ biến nhất. Liều lượng hằng ngày cần căn cứ vào nồng độ acid uric máu. Liều khởi đầu Allopurinol thường là 100mg/ ngày trong vòng 1 tuần. Sau đó có thể cân nhắc tăng lên từ 200 – 300mg/ ngày.

Nồng độ acid uric máu thường có xu hướng trở về bình thường với liều khoảng 200 – 300mg/ ngày. Không nên dùng thuốc trong cơn gout cấp. Thuốc ức chế tổng hợp acid uric chỉ nên được dùng khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm, sau khoảng 1 – 2 tuần dùng colchicin.

Người bệnh cần chú ý đến tác dụng phụ của Allopurinol. Thường gặp nhất là buồn nôn, nôn ói, sốt, đau đầu, dị ứng, ban đỏ ở da… Chú ý theo dõi sát sao trong những ngày đầu sử dụng thuốc, thậm chí là sau 1 – 2 tuần dùng loại thuốc này.

– Nhóm thuốc tăng thải acid uric:

Trước khi chỉ định nhóm thuốc này, bác sĩ cần chú ý xét nghiệm acid uric niệu. Chống chỉ định trong trường hợp acid uric niệu cao hơn 600mg/ 24 giờ, sỏi thận, suy thận, người cao tuổi hay gout mạn có hạt tophi.

Đôi khi có thể sử dụng phối hợp Allopurinol với một số loại thuốc giúp tăng đào thải acid uric. Tuy nhiên cả 2 nhóm thuốc này đều chỉ nên chỉ định trong điều trị cơn gout cấp.

Các thuốc tăng thải acid uric được dùng phổ biến bao gồm Probenecid, Sunfinpyrazol, Benzbriodaron, Benzbromaron… Trong đó Probenecid dùng với liều 250mg – 3g/ ngày còn Sunfinpyrazol dùng với liều 100 – 800mg/ ngày.

XEM THÊM:Thuốc giảm axit uric trong máu nên dùng loại nào? Cần lưu ý gì?

3. Phác đồ điều trị bệnh gout bằng ngoại khoa

Phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi sẽ được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bệnh gout đi kèm với biến chứng loét hay nhiễm trùng hạt tophi.
  • Hoặc khi hạt tophi có kích thước lớn gây ảnh hưởng tới vận động và thẩm mỹ.

Khi phẫu thuật bác sĩ cần cho người bệnh dùng colchicin để tránh khởi phát cơn gout cấp. Đồng thời kết hợp dùng thuốc hạ acid uric máu.

Phẫu thuật khi hạt tophi có kích thước lớn, bị nhiễm trùng hoặc gây loét
Phẫu thuật khi hạt tophi có kích thước lớn, bị nhiễm trùng hoặc gây loét

Bài viết trên đây vừa đi sâu vào phân tích phác đồ điều trị bệnh gout theo Bộ Y tế. Khi phát hiện ra dấu hiệu của bệnh, bạn cần chủ động thăm khám sớm tại các cơ sở uy tín. Đồng thời nghiêm túc điều trị và chăm sóc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này giúp sớm kiểm soát tiến triển của bệnh và ngăn ngừa được các biến chứng nghiêm trọng phát sinh.

THÔNG TIN THÊM

Chia sẻ:
Người bị bệnh gút có thể ăn được cá Bị bệnh gút có ăn được cá không, ăn cá gì?

Bị bệnh gút có ăn được cá không là băn khoăn của không ít bệnh nhân. Vấn đề này không…

Bệnh gút ở người cao tuổi – Cách trị & sống chung với lũ

Bệnh gút ở người cao tuổi có thể xảy ra do chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên…

Bệnh gút kiêng ăn rau gì? 10 loại nên bổ sung hàng ngày

Sử dụng các loại rau không phù hợp có thể khiến bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn. Do vậy,…

gout mạn tính Triệu chứng bệnh gút mạn tính và cách điều trị, phòng biến chứng

Người mắc bệnh gút mạn tính thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát, điều trị. Các biến chứng có…

3 loại thuốc trị gout của Pháp tốt nhất hiện nay 3 loại thuốc trị gout của Pháp tốt nhất hiện nay

Sử dụng thuốc trị gout của Pháp mang đến tác dụng tích cực trong việc kiểm soát các triệu chứng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua