Bệnh gút có bị lây không, qua đường nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bệnh gút không bị lây lan như nhiều người lầm tưởng. Đây không phải là bệnh truyền nhiễm nên bệnh nhân hoàn toàn có thể tiếp xúc, sinh hoạt với cộng đồng bình thường như những người khỏe mạnh.

Bệnh gút có bị lây không?

Nhiều nghiên cứu từ Y học hiện đại đã chỉ ra, gút không phải là bệnh truyền nhiễm nên không lây lan cho những người khỏe mạnh khi tiếp xúc. Bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm chung sống và sinh hoạt, giao tiếp bình thường với cộng đồng.

bệnh gút có bị lây không
Bệnh gút không lây nhưng lại gây ra nhiều triệu chứng khiến bệnh nhân ám ảnh

Bản chất thực sự của bệnh gút là sự tăng nhanh lượng axit uric trong máu. Thời gian dài, người bệnh không kiểm soát được sự rối loạn chuyển hóa axit uric dẫn đến các tinh thể muối urat nhanh chóng lắng đọng ở các mô mềm xung quanh khớp. Điều này khiến cho màng hoạt dịch ở khớp bị sưng viêm, gây đau đớn cho người bệnh. 

Tuy nhiên, bệnh lý này không lây lan từ người này sang người khác. Nếu cơ thể người bệnh không sản sinh ra lượng axit uric và thận hoạt động tốt, đào thải được chất này ra ngoài cơ thể thì tinh thể urat sẽ lắng đọng và khiến người bệnh mắc bệnh gút.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến lượng axit uric trong máu tăng cao dẫn đến bệnh gút. Bao gồm:

  • Tuổi tác, giới tính: Hầu hết nam giới mắc bệnh gút nhiều hơn nữ giới, người trưởng thành bị bệnh nhiều hơn trẻ em. 
  • Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân, béo phì, không kiểm soát được cân nặng có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn. Với những người này, lượng axit uric trong máu không bị phân hủy được tích tụ lại, nhất là người ăn nhiều chất đạm sẽ đứng trước nguy cơ tăng axit uric trong máu.
  • Thiếu hụt enzym phân hủy purin: Một số bệnh nhân có lượng enzym giúp phân hủy purin rất ít, không đủ để đáp ứng thực hiện các hoạt động của cơ thể. Điều này sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn.
  • Sử dụng chất kích thích: Những người uống nhiều rượu, bia, thuốc lá có chứa chất purin sẽ rất dễ bị gút bởi thành phần này sẽ ngăn ngừa sự đào thải các axit uric ra ngoài cơ thể.
  • Rối loạn chuyển hóa: Tình trạng này liên quan đến một số bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, thận,… Nếu mắc những căn bệnh này, sức khỏe của người bệnh bị giảm sút và tăng nguy cơ mắc bệnh gút gấp 3 lần.
  • Yếu tố di truyền: Theo ước tính thì có khoảng 18% bệnh nhân mắc bệnh gút có người thân trong gia đình (bố, mẹ, ông, bà,…) mắc phải căn bệnh này.
  • Cấy ghép một cơ quan nào đó vào trong cơ thể: Điều này khiến cho cơ thể không kịp thích ứng, gây ra tình trạng rối loạn và hạn chế các chức năng đào thải axit uric của thận, khiến bệnh nhân bị gút.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Người bệnh sử dụng thuốc bổ hoặc thuốc chữa các bệnh lý khác làm tăng nguy cơ sản sinh lượng axit uric trong cơ thể. Lâu dần, những loại thuốc này sẽ giảm khả năng hoạt động của thận, ngăn ngừa đào thải axit uric ra bên ngoài.
bệnh gút có lây không
Thừa cân là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gút

Từ những nguyên nhân trên, bạn có thể thấy mặc dù bệnh gút không lây lan nhưng một số ít trường hợp lại mắc bệnh do di truyền. Hơn nữa, chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học cũng làm tăng nguy cơ bị gút. Các trường hợp chưa mắc bệnh nên chú ý duy trì một lối sống lành mạnh để không trở thành đối tượng tiếp theo bị bệnh gút tấn công.

Tham khảo thêm: Bệnh gút có di truyền không? [Chuyên gia giải đáp]

Bệnh gút lây qua đường nào?

Như đã đề cập ở trên, gút không phải là bệnh lý lây truyền như nhiều người vẫn nhầm tưởng. Vốn dĩ căn bệnh này xuất phát từ yếu tố tự thân (tức lượng axit uric trong cơ thể không được kiểm soát, tăng vượt ngưỡng cho phép) và một phần nhỏ là do di truyền.

Chính vì vậy, mọi người hoàn toàn có thể tiếp xúc trực tiếp với những người mắc bệnh gút mà không cần phải lo lắng bệnh sẽ lây nhiễm qua nhiều con đường khác. 

bệnh gút có lây không
Người khỏe mạnh hoàn toàn có thể tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân gút mà không lo bị lây lan bệnh

Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể ăn uống, sống, làm việc chung và giao tiếp bình thường với người bị gút mà không sợ lây nhiễm. Đặc biệt, mọi người có thể ngủ chung giường, sử dụng các vật dụng cá nhân của họ.

Gút chỉ khiến cho bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong việc vận động, đi lại. Đồng thời khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Nếu có người thân, bạn bè hay đồng nghiệp mắc bệnh, bạn nên ở bên cạnh chia sẻ, động viên họ chữa trị cho tốt thay vì xa lánh khiến bệnh nhân trở nên tự ti, mặc cảm.

Xem thêm: Bệnh gút ở người cao tuổi – Cách trị & sống chung với lũ

Cách ngăn ngừa bệnh gút hiệu quả

Mặc dù bệnh gút không lây nhiễm nhưng chúng có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh sẽ thường xuyên bị đau nhức xương khớp, thậm chí mất khả năng vận động.

Để tránh mắc phải căn bệnh này, mọi người cần phải biết cách phòng ngừa từ sớm. Trong chế độ ăn uống và nghỉ ngơi, chúng ta cần phải chú ý một số vấn đề sau;

Trong chế độ ăn uống

  • Xây dựng thực đơn và khẩu phần ăn hàng ngày hợp lý, không được ăn quá 150 g thịt /ngày
  • Hạn chế ăn một số loại thực phẩm như hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật,…
  • Bổ sung cho cơ thể các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, hoa quả, bánh mì,…
  • Không được ăn những thực phẩm lên men chua như dưa chua, nem chua,…
  • Không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Tích cực uống nước mỗi ngày, bạn có thể sử dụng nước hoa quả để thay thế. Đây là cách giúp đào thảo axit uric ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa mắc bệnh gút.
bệnh gout có lây không
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý giúp phòng ngừa bệnh gút hiệu quả

Chế độ sinh hoạt và làm việc phòng ngừa gút

  • Tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp xương khớp đàn hồi, dẻo dai hơn.
  • Không nên làm việc quá sức, mang vác các loại vật nặng gây ảnh hưởng đến xương khớp
  • Duy trì chế độ làm việc khoa học, điều độ, tránh căng thẳng, mệt mỏi
  • Không được đi dép quá chật và hạn chế mang giày cao gót
  • Kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa tình trạng thừa cân, béo phì
  • Thường xuyên thăm khám định kỳ 6 tháng 1 lần để dễ dàng phát hiện bệnh kịp thời. Nếu nồng độ axit uric trong

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề “bệnh gút có bị lây không?”. Bệnh không lây nhưng rất dễ mắc phải. Nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu mắc bệnh gút, bạn không nên chủ quan. Hãy thăm khám và điều trị sớm ngay từ giai đoạn đầu để bảo vệ sức khỏe và tránh gặp các biến chứng nguy hiểm.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày đăng 04:35 - 13/03/2024 - Cập nhật lúc: 09:25 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Cây nở ngày đất chữa bệnh gút hiệu quả không ngờ Cây nở ngày đất chữa bệnh gút hiệu quả không ngờ

Dùng cây nở ngày đất chữa bệnh gút là bài thuốc đang được biết đến rộng rãi trong dân gian.…

gút là bệnh phải kiêng cữ nhiều thứ Bệnh gút nên kiêng cữ những gì để giảm đau, kìm hãm bệnh?

Bệnh gút nên kiêng cữ những gì để giảm đau nhanh và ngăn chặn bệnh tái phát luôn là câu…

Nổi cục ở đốt ngón tay là bệnh gì? Nổi cục ở đốt ngón tay có phải gout hay bệnh gì?

Tình trạng nổi cục ở đốt ngón tay có thể là dấu hiệu của Gout hay một số bệnh lý…

Người bệnh gout có thể ăn thịt nhưng cần phải hạn chế Bệnh gout ăn được thịt gì và nên tránh ăn thịt gì?

Bệnh gout ăn được thịt gì là vấn đề không phải bệnh nhân nào cũng biết. Hãy cùng bài viết…

thuốc allopurinol Thuốc Allopurinol điều trị gout: Giá bán, cách dùng & lưu ý

Thuốc Allopurinol thường được bác sĩ kê toa trong điều trị bệnh gout và các bệnh có liên quan đến…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua