Bệnh gút có di truyền không? [Chuyên gia giải đáp]
Y học hiện đại đã chỉ ra, bệnh gút có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người có tiền sử mắc bệnh trong gia đình nên có biện pháp dự phòng từ sớm để giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh này.
Bệnh gút có di truyền không?
Theo PGS.TS.BS Võ Văn Thành (Trưởng khoa Cột sống A Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.Hồ Chí Minh) cho biết: Ngoài những yếu tố chủ quan và khách quan, bệnh gút còn có tính di truyền. Tuy nhiên, tỉ lệ di truyền của bệnh gút không cao.
Trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ sinh học (NCBI) chia sẻ, có 40% bệnh nhân mắc bệnh gút do gia đình có người từng mắc phải căn bệnh này. Thông thường, yếu tố di truyền của bệnh gút đối với nam giới và nữ giới sẽ khác nhau (1/3 ở nam giới và 1/5 ở phụ nữ.
Bên cạnh đó, tính di truyền ảnh hưởng tới các thành viên như thế nào thì không thể xác định chính xác. Chỉ biết rằng, hầu hết những trường hợp phát hiện bệnh đều có gen kiểm soát nồng độ acid uric.
Hơn nữa, S.-J.Chang (Đại học Y Kaohsiung, Đài Loan) cũng cho biết, nếu trong gia đình có một người anh em song sinh mắc bệnh gút thì tỉ lệ mắc bệnh của bạn gấp 8 lần. Đồng thời, cha hoặc mẹ mắc bệnh thì có con sẽ có nguy cơ mắc bệnh gấp 2 lần. Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì con cái sinh ra có nguy cơ bị gút chiếm tỷ lệ 45%.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu cũng đã xác định, gút là bệnh lý do sự rối loạn chuyển hóa purin nhưng lại liên quan mật thiết đến gen. Điều này cũng có nghĩa, yếu tố di truyền ở những người chung huyết thống là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Đặc biệt, giới khoa học cũng đã chứng minh được rằng, có 5 gen liên quan đến bệnh gút là HGPRT1, Glc6-photphat (gen tại gan), PRPPs1,PRPPs2, PRPPs3 (trong tinh hoàn).
Như vậy, đối với thắc mắc “bệnh gút có bị di truyền không?” thì chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng, yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị mắc bệnh gút. Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh thì hãy nhanh chóng tiến hành thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu, kiểm tra nồng độ lượng axit uric để sớm phát hiện mầm bệnh.
Đáng chú ý: Bệnh gút có bị lây không, qua đường nào?
Cách giảm nguy cơ mắc bệnh gút do di truyền
Để có được cuộc sống khỏe mạnh và tránh nguy cơ bị gút khi trong gia đình có tiền sử mắc bệnh, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, dự phòng bệnh ngay từ sớm. Dưới đây là một số giải pháp hữu ích cho bạn:
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế sử dụng các loại thức ăn có chứa nhiều thành phần purin (nội tạng động vật, thịt đỏ)
- Tích cực bổ sung cho cơ thể các loại rau xanh và trái cây. Tuy nhiên, những loại trái cây có vị chua thì không được sử dụng vì chúng tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa tình trạng tăng cân, béo phì, gây ảnh hưởng đến sức khỏe
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh. Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng ở mức thích hợp nhất
- Uống đủ nước mỗi ngày để đào thải các độc tố trong cơ thể ra ngoài. Đồng thời, bạn có thể sử dụng sữa hoặc nước ép sinh tố để thay thế nước lọc.
- Suy nghĩ tích cực, tránh áp lực, không nên căng thẳng, lo lắng quá mức
- Ngủ đủ giấc, không được làm việc quá khuya
- Không được nhịn tiểu, ảnh hưởng đến bàng quang và quá trình đào thải nước tiểu
- Áp dụng các bài tập yoga để để giúp tinh thần thư giãn, cơ thể khỏe hơn.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, sự dẻo dai cho xương khớp
Trên đây là những thông tin giúp người bệnh có thể giải đáp được thắc mắc “Bệnh gút có di truyền không?” Đây là căn bệnh gây rất nhiều phiền toái và bất tiện cho bệnh nhân trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, mọi người không nên chủ quan trong việc phòng ngừa và điều trị, nhất là khi trong gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em từng bị gút.
BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM
- Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh gút và lưu ý cần biết
- Bệnh gút sống được bao lâu? Làm sao để kéo dài tuổi thọ?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!