Nhiễm trùng da – Dấu hiệu bị bệnh và cách chữa trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nhiễm trùng da là tình trạng da bị viêm, sưng và tổn thương do vi nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng và virus gây ra. Bệnh lý này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, viêm đường tiết niệu và tử vong nếu không kịp thời can thiệp.

bệnh nhiễm trùng da
Nhiễm trùng da là tình trạng da bị viêm, sưng và tổn thương do vi nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng và virus

Nhiễm trùng da là gì?

Nhiễm trùng da là thuật ngữ đề cập đến tính trạng tổn thương da do sự xâm nhập của vi nấm, virus, ký sinh trùng và vi khuẩn. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do tụ cầu vàng và phế cầu khuẩn gây ra.

Nhiễm trùng nhẹ có thể được điều trị bằng cách chăm sóc tại nhà và dùng thuốc. Tuy nhiên với trường hợp nhiễm trùng có mức độ nghiêm trọng, cần tiến hành điều trị chuyên sâu để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân và yếu tố gây nhiễm trùng da

Da là cơ quan bao phủ cơ thể, có vai trò ngăn ngừa nhiễm trùng xâm nhập vào các cơ quan bên trong. Tuy nhiên da cũng có thể bị tổn thương và sưng viêm bởi những nguyên nhân sau:

  • Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn nhóm Staphylococcus và Streptococcus là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiễm trùng da. Những vi khuẩn này thường sinh sống trên cơ thể và hầu như gây hại. Tuy nhiên khi da xuất hiện vết cắn hoặc vết trầy xước, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cấu trúc da thông qua vết thương hở và gây nhiễm trùng.
  • Nhiễm nấm: Nấm có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng da khi có các điều kiện thuận lợi như độ ẩm của da cao, vệ sinh không đúng cách hoặc da khô, nứt nẻ.
  • Ký sinh trùng: Ghẻ, rận,… là một trong những ký sinh trùng gây nhiễm trùng và tổn thương da. Đặc trưng của nhiễm trùng da do ký sinh trùng là triệu chứng ngứa ngáy dữ dội và bứt rứt.
  • Virus: Poxvirrus, virus herpes và papillomavirus là những loại virus có khả năng gây nhiễm trùng da. So với nhiễm trùng do vi khuẩn, tình trạng tổn thương da do virus có thể lây lan rộng trên toàn bộ cơ thể.

Xem thêm: Viêm da do virus: Các dạng thường gặp và phương pháp điều trị

dấu hiệu nhiễm trùng da
Nhiễm HIV là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da

Bên cạnh đó, một số yếu tố rủi ro cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, bao gồm:

  • Bị côn trùng đốt, trầy xước do va chạm,…
  • Mắc bệnh tiểu đường khiến vết thương hở chậm lành và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Suy giảm miễn dịch (bệnh lao, nhiễm HIV, AIDS, tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch,…).
  • Vệ sinh cơ thể kém.
  • Sinh sống trong môi trường ẩm thấp và nắng nóng.
  • Mắc bệnh da liễu mãn tính như chàm, vảy nến, viêm da thần kinh,…

Các loại nhiễm trùng da thường gặp

Nhiễm trùng da được chia thành 4 loại cụ thể – theo từng nguyên nhân gây bệnh, bao gồm:

  • Nhiễm trùng da do vi khuẩn: Viêm mô tế bào, viêm quầng, bệnh phong (Mycobacterium leprae), mụn nhọt, áp xe, chốc lở, viêm nang lông, Erythrasma (nhiễm trùng da mãn tính), viêm tuyến mồ hôi mưng mủ, nhiễm tụ cầu vàng,…
  • Nhiễm trùng da do virus: Sởi, zona, thủy đậu, herpes môi, herpes sinh dục, mụn cóc, u mềm lây, bệnh tay chân miệng,…
  • Nhiễm trùng da do nấm: Hắc lào, nấm da, nhiễm nấm âm đạo, hăm da,…
  • Nhiễm trùng da do ký sinh: Ghẻ, rệp và chấy rận.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng da

Các triệu chứng nhiễm trùng da phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Trong đó triệu chứng do vi khuẩn thường có mức độ nghiêm trọng nhất.

Các dấu hiệu nhiễm trùng da do vi khuẩn, bao gồm:

cách chữa nhiễm trùng da
Nhiễm trùng da do vi khuẩn thường có dấu hiệu tụ mủ, sưng và đau rát
  • Da đỏ, sưng
  • Đau rát và ngứa nhẹ
  • Có dấu hiệu tụ mủ và chảy dịch
  • Vùng da bị nhiễm trùng thường sưng nóng hơn bình thường
  • Ớn lạnh
  • Sốt cao đột ngột
  • Buồn nôn
  • Co giật
  • Tổn thương da xảy ra ở những da có vết trầy, xước trước đó

Các dấu hiệu nhiễm trùng da do virus:

  • Sốt
  • Xuất hiện phát ban da
  • Một số trường hợp có mụn nước khu trú trên ban da
  • Ngứa ngáy
  • Đau họng
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Tổn thương da xuất hiện toàn thân hoặc khu trú ở các dây thần kinh

Các dấu hiệu nhiễm trùng da do nấm:

nhiễm trùng da có lây không
Nhiễm trùng da do nấm thường gây ngứa ngáy dữ dội và tập trung ở những vùng kẽ, nếp gấp
  • Da ngứa
  • Vùng da đỏ, dày sừng và bong vảy trắng
  • Có thể xuất hiện các mụn nước tại vùng da tổn thương
  • Triệu chứng có xu hướng hình thành ở các kẽ

Các dấu hiệu nhiễm trùng do ký sinh trùng:

  • Ngứa
  • Loét da do ký sinh trùng hút máu hoặc đẻ trứng
  • Nổi mẩn đỏ

Nhiễm trùng da là tình trạng sức khỏe có hình thành và triệu chứng đa dạng. Vì vậy khi nhận thấy da và cơ thể phát sinh những dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng da có nguy hiểm không?

Thông thường, nhiễm trùng do ký sinh trùng và vi nấm thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu nguyên nhân do virus, bạn có thể gặp phải các di chứng như tổn thương dây thần kinh, viêm não và phổi.

Trong khi đó nhiễm trùng vi khuẩn có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng máu, hoại tử da và gây tử vong.

Nhiễm trùng da có lây không?

Nhiễm trùng da có nguy cơ lây nhiễm cao. Vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc lên các vật dụng có chứa tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng do virus còn có thể lây qua đường hô hấp.

Chẩn đoán bệnh nhiễm trùng da

Thông thường bác sĩ có thể xác định loại nhiễm trùng thông qua vị trí và đặc điểm của tổn thương da. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đặt câu hỏi về các triệu chứng đi kèm như ngứa, sốt, ớn lạnh, buồn nôn,…

nhiễm trùng da có nguy hiểm không
Nhiễm trùng da thường được chẩn đoán thông qua các biểu hiện lâm sàng

Với những trường hợp nhiễm virus và vi khuẩn, sinh thiết mô có thể được thực hiện nhằm xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng.

Các phương pháp điều trị nhiễm trùng da phổ biến

Điều trị nhiễm trùng da phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Một số trường hợp thường không phải điều trị và có xu hướng tự thuyên giảm sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên với trường hợp nghiêm trọng, cần kiểm soát nhiễm trùng kịp thời để hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng.

1. Điều trị nhiễm trùng da do vi khuẩn

Nhiễm trùng da do vi khuẩn bắt buộc phải tiến hành điều trị. Các vi khuẩn gây bệnh có xu hướng tấn công vào tầng sâu của cấu trúc da và xâm nhập vào những cơ quan khác nếu không được kiểm soát kịp thời.

nhiễm trùng da có nguy hiểm không
Nhiễm trùng da do vi khuẩn thường được điều trị bằng kháng sinh tại chỗ hoặc đường uống/ tiêm

Các phương pháp điều trị được áp dụng, bao gồm:

  • Dung dịch NaCl 0.9%: Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để rửa vùng da tổn thương hằng ngày nhằm hạn chế nguy cơ bội nhiễm.
  • Thuốc mỡ kháng sinh: Có tác dụng giảm đau, ngứa và giúp bong các vảy tiết.
  • Dung dịch sát khuẩn như Milian hoặc Castellani: Sử dụng dung dịch chấm vào vùng da tổn thương nhằm ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Thuốc kháng sinh nhóm quinolone, beta-lactam và macrolid và kháng sinh penicillin bán tổng hợp: Kháng sinh đường uống/ tiêm được sử dụng khi tổn thương da lan rộng và kéo dài. Ngoài ra, dùng kháng sinh còn ngăn ngừa các biến chứng như nhiễm trùng máu và viêm cầu thận cấp.

2. Điều trị nhiễm trùng da do virus

Nhiễm trùng da do virus có mức độ nhẹ hơn so với nhiễm trùng do vi khuẩn. Trong trường hợp này, quá trình điều trị chủ yếu là chăm sóc và dùng thuốc bôi tại chỗ.

cách điều trị nhiễm trùng da
Nhiễm trùng da do virus thường được điều trị bằng dung dịch xanh methylen và thuốc kháng virus

Các biện pháp điều trị được thực hiện, bao gồm:

  • Dung dịch xanh methylene: Sử dụng dung dịch này chấm lên vùng da bị thủy đậu hoặc zona nhằm tiêu diệt virus gây bệnh.
  • Thuốc kháng histamine: Nếu triệu chứng ngứa lây lan ra toàn thân, có thể dùng thuốc kháng histamine H1 để cải thiện.
  • Thuốc kháng virus Acyclovir: Loại thuốc này được sử dụng nếu hệ miễn dịch của người bệnh suy yếu và không có khả năng tạo ra kháng thể để kìm hãm virus gây bệnh.

Với trường hợp nhiễm trùng da do bệnh sởi, sốt phát ban,… tổn thương da thường thuyên giảm mà không cần điều trị. Với những bệnh lý này, cần nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà để triệu chứng thuyên giảm.

3. Điều trị nhiễm trùng da do nấm

Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng da do nấm đều có mức độ nhẹ và không gây nguy hiểm. Quá trình điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc kháng nấm tại chỗ hoặc đường uống.

  • Thuốc chống nấm (Ketoconazole, Nystain, Fluconazol,…): Thường được chỉ định ở dạng bôi tại chỗ. Tuy nhiên nếu tổn thương da lan rộng, bác sĩ có thể yêu cầu dùng thuốc kháng nấm đường uống.
  • Thuốc kháng histamine H1: Được sử dụng nếu nhiễm nấm gây ngứa ngáy dữ dội và kéo dài.

4. Điều trị nhiễm trùng da do ký sinh trùng

Nhiễm trùng da do ký sinh trùng được điều trị bằng cách dùng thuốc bôi ngoài. Với những trường hợp ngứa ngáy nặng, có thể dùng thuốc kháng histamine để khắc phục.

cách điều trị nhiễm trùng da
Nhiễm ký sinh trùng ở da thường được điều trị bằng cách sử dụng thuốc bôi ngoài
  • Kem Cortamiton 1%: Có tác dụng tiêu diệt ghẻ và ve gây bệnh trên da.
  • Calamine lotion: Có tác dụng làm dịu niêm mạc, làm mát và xoa dịu ngứa ngáy.
  • Thuốc bôi chứa steroid: Được sử dụng để làm giảm ngứa và viêm do ký sinh trùng gây ra.
  • Thuốc kháng histamine: So với các dạng nhiễm trùng khác, nhiễm trùng do ký sinh trùng thường gây ngứa ngáy dữ dội. Vì vậy bạn có thể dùng thuốc kháng histamine để làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Với những trường hợp nhiễm trùng do virus, nấm và ký sinh trùng, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh nếu có xuất hiện tình trạng bội nhiễm.

Các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da là một trong những vấn đề da liễu thường gặp. Bệnh không chỉ gây ngứa, đau rát và sưng viêm da mà còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy bạn cần chủ động ngăn ngừa bệnh lý này.

viêm da nhiễm trùng
Vệ sinh cơ thể hằng ngày là biện pháp ngăn ngừa viêm da nhiễm trùng

Các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng da, bao gồm:

  • Giữ vệ sinh cơ thể đều đặn, tránh tình trạng bụi bẩn và dầu thừa ứ đọng trên da.
  • Nên dùng các loại xà phòng dịu nhẹ để làm sạch và tiêu diệt vi khuẩn tích tụ trên bề mặt da.
  • Chích ngừa vaccine ngừa sởi, rubella,… cho trẻ nhỏ.
  • Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm.
  • Sử dụng vật dụng sinh hoạt riêng, tránh dùng chung với những thành viên trong gia đình.
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống, quần áo, mền gối và đồ chơi cho trẻ.
  • Vệ sinh tay sau khi đi vệ sinh, trước và sau bữa ăn.
  • Tránh quan hệ tình dục với người đang bị nhiễm trùng.
  • Chăm sóc và vệ sinh các vết trầy xước trên da đúng cách nhằm hạn chế tình trạng vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.

Nhiễm trùng da thường không gây nguy hiểm và có thể thuyên giảm sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên với những trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề và gây tử vong. 

Điều trị bệnh nhiễm trùng da phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ tổn thương và khả năng đáp ứng của từng trường hợp. Vì vậy các phương pháp điều trị được đề cập trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Bạn đọc cần tránh tuyệt đối tình trạng tự ý và tùy tiện sử dụng thuốc. Để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp, nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu khi nhận thấy da và cơ thể có các dấu hiệu bất thường.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Cách chữa nhanh nhất

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Khả năng tự khỏi…

Viêm da dị ứng ở bà bầu Viêm Da Dị Ứng Ở Bà Bầu: Hướng Điều Trị và Phòng Ngừa

Viêm da dị ứng ở bà bầu là tình trạng da bị viêm, ngứa, nổi mẩn đỏ do tiếp xúc…

VTV2 giới thiệu bài thuốc chữa vảy nến, viêm da cơ địa Chuyên gia đầu ngành đánh giá cao bài thuốc Nam chữa viêm da dầu của TT Thuốc dân tộc

Thanh bì Dưỡng can thang - bài thuốc Nam được bào chế bởi Trung tâm Thuốc dân tộc, là giải…

Kem Eucerin điều trị viêm da cơ địa có tốt không? Mua ở đâu?

Sử dụng kem Eucerin điều trị viêm da cơ địa có thể mang đến nhiều lợi ích. Sản phẩm này…

Bài Thuốc Viêm Da Thuốc Dân Tộc – Điều Trị Bệnh Từ Gốc, Chống Tái Phát

Bài thuốc viêm da Thuốc dân tộc - Thanh Bì Dưỡng Can Thang là liệu pháp y học cổ truyền…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua