Viêm da virus: Các dạng thường gặp và phương pháp điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Ở những nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, viêm da là bệnh phát triển mạnh, thường gặp và khó kiểm soát xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân gây viêm da thường gặp là do virus. Vậy viêm da virus là gì, có các dạng thường gặp nào và phương pháp điều trị ra sao?

Viêm da virus là một thể viêm da thường gặp ở nước ta
Viêm da virus là một thể viêm da thường gặp ở nước ta

Viêm da virus là gì?

Virus là siêu vi trùng, được nhân lên khi sống trong tế bào khác. Cấu tạo của virus gồm vỏ bọc bên ngoài là protein, các phần tử của virus được gọi là virion do DNA và RNA tạo thành. Đối với hệ da, các virus gây bệnh thường gặp là HHV, HSV, HPV, CMV, EBV, virus gây bệnh sởi, tay chân miệng, parvovirus B19.

Cần phân biệt giữa viêm da và tổn thương do virus gây ra với một số bệnh lý về da do nguyên nhân khác như viêm da do nhiễm độc, dị ứng da, viêm da tiếp xúc… Viêm da do virus thường xảy ra khi virus , vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để phát triển và tấn công cơ thể như thời tiết nắng nóng, cơ thể đổ nhiều mồ hôi, môi trường hóa chất, nhiều bụi bẩn… 

Đa phần, viêm da virus thường gây ra các tổn thương trên da như mụn rộp, mụn nước, lở loét, ngứa ngáy, đau đớn, khi vết loét lành dễ để lại sẹo. Một số trường hợp có thể kèm theo phát ban, sốt, chảy nước mũi, ho, đau đầu…

Mặc dù các bệnh do virus gây ra ít gây tử vong nhưng thường khiến da mất thẩm mỹ và có thể dẫn đến các biến chứng như khô loét giác mạc, viêm tai giữa, suy dinh dưỡng ở trẻ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nếu không kịp thời điều trị sẽ gây nhiễm trùng huyết, viêm não, phù phổi cấp.

Các dạng viêm da virus và phương pháp điều trị

Có thể nói, có rất nhiều bệnh viêm da do virus gây ra. Trong đó, những trường hợp sức đề kháng yếu, suy giảm miễn dịch bệnh sẽ kéo dài, lan rộng và có biến chứng. Các trường hợp còn lại thường nhẹ và có thể tự khỏi sau vài tuần. Các dạng viêm da virus thường gặp là:

1. Bệnh Herpes

Herpes là bệnh do 2 nhóm virus Herpes simplex gây ra, trong đó nhóm Herpes simplex nhóm I gây ra mụn rộp ở môi và nhóm II gây mụn rộp ở bộ phận sinh dục. Theo thống kê, có đến 80% dân số nhiễm phải loại virus này, tuy nhiên, chỉ có 25% phát bệnh khi có điều kiện thuận lợi.

Bệnh herpes
Triệu chứng bệnh herpes

Triệu chứng bệnh

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh Herpes bao gồm:

  • Những dấu hiệu ban đầu của bệnh là nóng, rát, ngứa, đỏ da, có cảm giác lăn tăn khó chịu ở má, cằm, miệng mũi, môi hoặc bộ phận sinh dục.
  • Xuất hiện các mụn nước li ti tập trung thành từng đám ở vị trí ngứa rát.
  • Các mụn nước này chứa đầy dịch, lây bệnh khi vỡ ra. Con đường lây bệnh chủ yếu là hôn, dùng chung vật dụng cá nhân và lây truyền qua đường tình dục.

Phương pháp điều trị

Khi có dấu hiệu bệnh, nên nhanh chóng thăm khám để được bác sĩ kịp thời điều trị. Mặc dù không có cách chữa dứt điểm nhưng có thể làm giảm triệu chứng và rút ngắn thời gian lành bệnh. Cụ thể:

  • Xử lý nhiễm virus nguyên phát bằng cân bằng dịch, để phòng ngừa nhiễm trùng có thể chỉ định cho dùng kháng sinh toàn thân.
  • Nếu bệnh ở giai đoạn đầu thì dùng Acyclovir đường uống, liều 200mg x 5 lần/ngày. Với người tái phát nhiều lần thì dùng acyclovir 200mg đường uống 2 – 3 lần/ngày. 
  • Để làm khô vùng viêm nhiễm thì sử dụng thuốc màu povidon iod. Nếu viêm nhiễm nặng thì không thể bôi steroid tại chỗ, tránh tiếp xúc với người bị eczema tạng dị ứng.

2. Bệnh thủy đậu

Thủy đậu hay còn gọi là trái rạ, là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Thủy đậu là bệnh lành tính, thường gặp ở trẻ em, đặc trưng là những mụn nước, nếu không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não…

Bệnh thủy đậu do virus varicella-zoster
Bệnh thủy đậu do virus varicella-zoster

Triệu chứng bệnh

Thủy đậu là bệnh có thể lây truyền từ người sang người bằng các tiếp xúc trực tiếp hoặc lan truyền gián tiếp thông qua các đồ vật bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng. Triệu chứng nhận biết của bệnh thường là:

  • Ở giai đoạn ủ bệnh, thường kéo dài từ 10 – 20 ngày, bệnh không có dấu hiệu gì bất thường và rất khó nhận biết.
  • Ở giai đoạn khởi phát: Người bệnh xuất hiện những triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, người mệt mỏi ủ rũ, các ban đỏ nhanh chóng xuất hiện trong 1 – 2 ngày kèm theo nổi hạch sau tai, viêm họng.
  • Ở giai đoạn toàn phát: Người bệnh chán ăn, buồn nôn, đau đầu mệt mỏi, các ban đỏ có dạng phỏng nước gây ngứa ngáy khó chịu. Các nốt thủy đậu mọc kín toàn thân, trường hợp nhiễm trùng sẽ có màu đục do chứa mủ bên trong.
  • Ở giai đoạn hồi phục: Các mụn nước vỡ ra, kết vảy rồi bong ra và hồi phục.

Phương pháp điều trị

Hiện nay mặc dù chưa có thuốc đặc trị nhưng có thể sử dụng thuốc để khắc phục triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. Với các trường hợp thông thường bệnh có thể được khắc phục tại nhà bằng ccsh:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước ấm pha muối loãng, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
  • Hạn chế ra ngoài, cách ly để tránh lây bệnh, bổ sung nước uống đầy đủ cho cơ thể.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tốt nhất nên bổ sung các thực phẩm giàu magie, kẽm, vitamin…
  • Trường hợp mụn nước vỡ ra thì bôi dung dịch xanh Methylen để hạn chế tổn thương và ngăn ngừa sẹo.
  • Nhanh chóng thăm khám bác sĩ khi mụn nước có màu đục, chứa mủ, có nguy cơ nhiễm trùng, người bệnh sốt cao…

3. Bệnh zona thần kinh

Bệnh zona là kết quả của sự tái hoạt động của virus varicella-zoster, tác nhân gây bệnh thủy đậu. Loại virus này trú ngụ trong cơ thể ở trạng thái ngủ trong các dây thần kinh cảm giác, sau đó chúng đi dọc theo dây thần kinh và tạo ra những mảng phát ban. 

Sự tái hoạt động của virus varicella-zoster gây ra bệnh zona thần kinh
Sự tái hoạt động của virus varicella-zoster gây ra bệnh zona thần kinh

Triệu chứng bệnh

Bệnh zona có những triệu chứng viêm da thường gặp như sau:

  • Tăng cảm giác da như ngứa, bỏng, nhức dai dẳng hoặc đau nhói, đau sâu ở một vùng cơ thể.
  • Có thể nổi hạch sớm và đau vùng tương ứng, cơn đau của bệnh zona có đặc trưng là xuất hiện từng cơn lan tỏa hoặc đau nhói dai dẳng, cảm giác đau rát, nóng ở vùng bị zona. 
  • Dấu hiệu toàn thân là kén ăn, lưỡi bự, sốt, đau mình, rối loạn tiêu hóa ruột…
  • Sau 1 – 2 ngày, vùng da tăng cảm giác bắt đầu xuất hiện các dải ban tấy đỏ, phồng lên và tụ mủ, đóng vảy trong 10 – 12 ngày.
  • Sau 2 – 3 tuần, các mảng ban biến mất, vảy khô và bong đi, nếu nhiễm trùng có thể để lại sẹo. 

Phương pháp điều trị

Với bệnh zona tuyệt đối không bôi mỡ corticoid lên vùng da tổn thương. Có thể điều trị bằng cách:

  • Dùng thuốc tại chỗ như bột trơ, hồi nước với tình trạng bị zona nhưng không đau. Đối với trường hợp bị zona tại mắt thì dùng thuốc sát trùng và băng kín mắt. Với trường hợp bị zona kèm theo đau đớn thì sử dụng thuốc giảm đau.
  • Thuốc điều trị zona là Acyclovir 800mg/viên, uống 5 lần/ngày sử dụng từ 7 – 10 ngày. 
  • Thuốc điều trị kết hợp là lyrica 75mg/viên, dùng mỗi ngày 150 – 300mg cùng histamin, kháng sinh tùy trường hợp. Có thể áp dụng kèm phương pháp chiếu UV, laser He – Ne…

4. Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp do virus họ Picornaviridae gây ra, thường gặp ở dưới 5 tuổi, tuy nhiên trẻ lớn hơn và người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh. Thời điểm bệnh bùng phát thường là mùa xuân, mùa hè và mùa thu. Là bệnh có thể lây nhiễm trực tiếp khi tiếp xúc với người bệnh hoặc gián tiếp thông qua đồ vật trung gian nhiễm virus gây bệnh.

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em
Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em do virus họ Picornaviridae gây ra

Triệu chứng bệnh

Tay chân miệng là bệnh không gây hại, có thể tự khỏi nhưng vẫn có nguy cơ xuất hiện biến chứng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây viêm màng não, bại liệt thậm chí tử vong. Một số biểu hiện bệnh thường gặp là:

  • Biểu hiện ban đầu của bệnh xuất hiện sau 3 – 6 ngày nhiễm virus, thường là sốt nhẹ, đau họng, sổ mũi, người mệt mỏi.
  • Sau khi phát bệnh hoàn toàn ở niêm mạc miệng bắt đầu xuất hiện các mụn nước, thường là trong má, lợi, mặt bên của lưỡi.
  • Các mụn nước ở miệng thường nhanh vỡ, tạo ra các vết trợt loét đau rát khiến bệnh nhân khó chịu khi ăn uống.
  • Sau đó các mụn nước xuất hiện ở bàn chân, bàn tay tồn tại trong vòng 7 – 10 ngày rồi tự xẹp mà không gây ra cảm giác đau rát. 
  • Một số triệu chứng khác như sốt, đau nhức cơ bắp, cứng cổ, đau đầu, bồn chồn, ngủ không ngon giấc, hay giật mình, thường bị chảy nước miếng.

Phương pháp điều trị

Bệnh tay chân miệng không có thuốc đặc trị mà cần điều trị bằng cách:

  • Đưa bệnh nhân đến chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm để thăm khám và điều trị. 
  • Thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt, bù nước và chất dinh dưỡng thông qua thực phẩm dễ tiêu, thức ăn lỏng.
  • Thường xuyên súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn, thuốc bôi ngoài da để tránh bội nhiễm.
  • Nhập viện ngay nếu có dấu hiệu nhiễm trùng và các biến chứng như viêm màng não, viêm não, viêm phổi, viêm cơ tim.
  • Để vết thương ngoài da nhanh lành, có thể sử dụng gel sát khuẩn tái tạo da, ngăn ngừa sẹo Subạc.

5. Bệnh hạt cơm

Hạt cơm là bệnh lý lành tính xảy ra do sự tăng sinh các lớp biểu bì ở da và niêm mạc dẫn đến sự xuất hiện của các điểm dày sừng hình tròn. Bệnh do virus human papillomavirus (HPV) gây nên, có thể lây truyền từ người sang người nếu sử dụng chung vật dụng cá nhân. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây truyền qua đường tình dục, lây từ mẹ sang con hoặc qua vết trầy xước.

Bệnh hạt cơm
Bệnh hạt cơm là bệnh tăng sinh các lớp biểu bì da do virus HPV gây ra

Triệu chứng bệnh

Mặc dù không đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh, nhưng nó lại dễ lây lan. Bệnh có một số biểu hiện như:

  • Bệnh hạt cơm bàn chân do HPV typ 1 gây nên: Dấu hiệu nhận biết của bệnh là một điểm sừng dày hình tròn hoặc dẹt sùi vào sâu bên trong. Đụng vào hoặc khi vận động thấy đau đớn.
  • Bệnh hạt cơm do HPV týp 2 gây nên: Hạt cơm sùi ra ngoài có hình cầu hoặc dẹt, bề mặt tăng gai tạo thành các khía, rãnh, phần trung tâm có thể lõm xuống. Thường gặp ở mu bàn tay và các ngón tay, ít khi xuất hiện ở lòng bàn chân. 
  • Bệnh hạt cơm do HPV týp 3, týp 10: Xuất hiện những sẩn nhỏ màu vàng hoặc vàng nhạt, bề mặt bóng, mảnh, tập trung theo dải, kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Thường gặp ở mu bàn tay, ngón tay, đầu gối và mặt trước cổ chân của người suy giảm miễn dịch.

Phương pháp điều trị

Hạt cơm  là bệnh ít gây đau nhưng lại có thể lây nhiễm, làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Bệnh có thể điều trị bằng cách:

  • Loại bỏ tổ chức sùi bằng cách chấm acid trichloracetic 33%, chấm azot lỏng, podophyllin 3%, đắp tinh thể thuốc tím, đốt điện hoặc áp huyết carbon. 
  • Sử dụng các loại thuốc như interferon, tiêm máu tự thân, vitamin. 
  • Ngoài ra, có thể dùng liệu pháp tâm lý để điều trị.

6. Bệnh sởi

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vào hồi tháng 5/2019, đến nay ở Việt Nam đã có 59/63 tỉnh thành phố ghi nhận các trường hợp mắc sỏi rải rác ở cả trẻ em và người lớn. Sởi là bệnh truyền nhiễm dễ bùng phát thành dịch do virus dạng hình cầu thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Bệnh có thể lây qua đường hô hấp, lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi. 

 

Sởi là bệnh có thể truyền nhiễm trực tiếp thông qua tiếp xúc
Sởi là bệnh có thể truyền nhiễm trực tiếp thông qua tiếp xúc

Triệu chứng bệnh

Sởi là bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng. Bệnh có các dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Ban đầu, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, viêm kết mạc, viêm long đường hô hấp, đôi khi có thể xuất hiện viêm thanh quản cấp. 
  • Sau sốt 3 – 4 ngày, người bệnh bắt đầu có triệu chứng phát ban, các ban có màu hồng, rát ngứa sẩn ở trán, sau tai lan xuống ngực, lưng, đùi và chân.
  • Mắt đỏ, chảy nước mũi, không chịu được ánh sáng, hạch bạch huyết sưng, chảy nước mắt nước mũi, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mi mắt.
  • Sau một thời gian, các ban hồng chuyển sang màu xám, bong vẩy và để lại vết thâm.

Phương pháp điều trị

Khi có dấu hiệu của bệnh sởi nên nhanh chóng thăm khám ở bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín. Bệnh được điều trị bằng cách:

  • Cách ly, cho uống nhiều nước, vitamin A, điều trị triệu chứng và hạ nhiệt.
  • Điều trị và phòng ngừa biến chứng viêm màng não, viêm phổi, tăng cường miễn dịch bằng cách tiêm vacxin phòng bệnh. 
  • Có thể được chỉ định sử dụng thuốc ho, long đờm, thuốc an thần, kháng histamin như Dimedrol hay Pipolphen, thuốc kháng sinh cho trẻ mắc sởi có bôi nhiễm.

7. Bệnh sùi mào gà vùng sinh dục – hậu môn

Sùi mào gà là bệnh sùi bộ phận sinh dục do virus HPV nhóm Papova gây nên. Bệnh gây ra các mụn có nhiều gai, chai cứng, gây ngứa, thỉnh thoảng có chảy móc, nếu như gai nhỏ thì gọi là mào gà nếu sần sùi như da cóc thì gọi là mụn cóc. Sùi mào gà là bệnh có thể lây truyền dễ dàng nếu tiếp xúc trực tiếp với những nơi có tổn thương.

Bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà

Triệu chứng bệnh

Bệnh có thể gặp ở nam lẫn nữ với các dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Xuất hiện các nốt sùi nhỏ, mềm, nhô  cao với đường kinh khoảng 1 – 2mm hay phát triển ở niêm mạc sinh dục và hậu môn. Thường kèm theo cảm giác đau rát, khó chịu.
  • Ở nam thường xuất hiện ở rãnh quy đầu miệng sáo, bao hành, đôi khi lan lên nếp bẹn, mu, thân quy đầu.
  • Ở nữ thường có ở môi nhỏ, vùng sinh môi, phần dưới của âm đạo.
  • Ở cả hai giới có thể xuất hoặc quanh hoặc lan cả vào trong hậu môn.

Phương pháp điều trị

Với bệnh sùi mào gà, cần phải tiến hành điều trị tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín, cơ sở vật chất đầy đủ. Bệnh thường được điều trị bằng đốt điện, đốt laser, áp lạnh…

Có thể thấy, viêm da virus là một thể viêm da thường gặp nhất là ở các nước nằm trong đới khí hậu nóng ẩm gió mùa như nước ta hiện nay. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có phương pháp phòng và biết cách xử lý phù hợp khi bản thân hoặc người thân mắc phải những bệnh này.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
rạn da đùi Rạn da đùi: Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh nhất

Đùi là vùng da rất dễ bị rạn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng rạn da đùi không…

Thuốc trị hắc lào Kedermfa – Giá bán, cách sử dụng đúng

Kedermfa là thuốc bôi ngoài da có tác dụng chống nấm, kháng vi khuẩn và tiêu diệt các loại ký…

Vảy nến đỏ da toàn thân Vảy Nến Đỏ Da Toàn Thân Có Nguy Hiểm? Cần Làm Gì?

Vảy nến đỏ da toàn thân là một trong những dạng vảy nến nặng và nguy hiểm nhất trong tất…

thuốc trị mề đay cho trẻ 10 Loại Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em Hiệu Quả Mà An Toàn

Fexofenadine, Hydroxyzine, Chlorpheniramine, Phenergan,... là những loại thuốc trị mề đay cho trẻ em thường được bác sĩ chỉ định.…

rạn da khi mang thai Rạn da khi mang thai – 99% chị em gặp, nhưng có thể tránh

Rạn da khi mang thai là vấn đề mà hầu hết các chị em phụ nữ đều sẽ trải qua…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua