Mề đay sắc tố là gì? Biểu hiện và cách điều trị
Mề đay sắc tố là tình trạng tổn thương trên bề mặt da đi kèm với các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và da bị đổi màu. Nếu không sớm phát hiện và khắc phục, bạn có thể sẽ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng.
Mề đay sắc tố là gì?
Mề đay sắc tố là một dạng của mề đay mẩn ngứa nhưng có mức độ phức tạp hơn. Bệnh đặc trưng bởi sự hiện diện quá nhiều các tế bào mast trong da.
Tế bào mast chính là một phần của hệ thống miễn dịch. Nó giúp chống lại các phản ứng viêm bằng cách giải phóng histamine. Tuy nhiên, khi tồn tại quá nhiều tế bào mast sẽ khiến các vấn đề về da xuất hiện.
Mề đay sắc tố thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên một số trường hợp người lớn cũng có thể mắc phải bệnh lý này.
Nguyên nhân gây bệnh mề đay sắc tố
Cho đến nay, nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh vẫn chưa được xác định. Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong một số trường hợp, bệnh có thể được kích hoạt bởi nguyên nhân di truyền. Tức là, đứa trẻ sinh ra thừa hưởng một gen bất thường từ bố hoặc mẹ. Hoặc đôi khi tình trạng biến đổi gen cũng là nguyên nhân của bệnh lý này.
Ngoài ra, sự gia tăng quá mức của tế bào mast còn do đột biến điểm tại axit amin 816. Lúc này, tín hiệu phân chia sẽ liên tục được gửi đến các tế bào mast và gây nên sự tăng sinh bất thường.
Một số yếu tố có thể khiến triệu chứng của bệnh nặng nề hơn:
- Rượu và thức uống có cồn
- Nhiễm vi khuẩn
- Morphine
- Căng thẳng
- Ma sát, chà xát da quá mức
- Thuốc nhóm NSAID
- Tiếp xúc với yếu tố dị nguyên
Triệu chứng nhận biết bệnh mề đay sắc tố
Triệu chứng thường gặp của bệnh là xuất hiện các đốm đỏ hoặc nâu trên da, nhiều nhất ở vùng ngực và trán. Các tế bào mast khi bị kích thích sẽ sản sinh rất nhiều histamine. Điều này kích hoạt các phản ứng dị ứng phát sinh.
Bạn sẽ gặp các triệu chứng như:
- Nổi mề đay
- Ngứa dữ dội
- Da đỏ bừng
- Tăng sắc tố da
Các triệu chứng đi kèm gồm:
- Tiêu chảy
- Buồn nôn
- Nhức đầu
- Tim đập nhanh
- Chóng mặt
- Ngất xỉu
Các triệu chứng này thường xuất hiện ở người lớn và không phổ biến. Tuy nhiên, bạn cần hết sức lưu ý bởi chúng có thể khiến các vấn đề nguy hiểm phát sinh nếu không sớm khắc phục.
Biến chứng của bệnh mề đay sắc tố
Bệnh mề đay sắc tố hầu như chỉ gây ra các ảnh hưởng trên da. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh vẫn có tác động đến các cơ quan khác như tủy xương, gan, lá lách. Và các ảnh hưởng này hầu hết chỉ được tìm thấy ở người lớn.
Ngoài ra, quá trình điều trị bệnh lý này cũng có thể khiến bạn gặp phải các vấn đề ngoại ý, cụ thể:
- Hội chứng da đỏ
- Kháng insullin
- Tiểu đường
Bệnh mề đay sắc tố nếu không sớm điều trị có có thể phát triển thành ung thư. Ung thư có thể bao gồm:
- Khối u ác tính
- Ung thư biểu mô tế bào đáy
- Ung thư biểu mô tế bào vảy
Đây đều là các vấn đề nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của bạn.
Chẩn đoán mề đay sắc tố
Đầu tiên bác sĩ sẽ quan sát các tổn thương trên da và triệu chứng mà bạn gặp phải. Tiếp đến, bác sĩ có thể thử nghiệm chà xát trên da xem tình trạng nổi mề đay có xuất hiện hay không.
Để có thể đưa ra chẩn đoán xác định, một vài xét nghiệm có thể sẽ được yêu cầu:
- Xét nghiệm kiểm tra nồng độ histamine có trong nước tiểu
- Xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ tryptase
- Thực hiện sinh thiết da
Kết quả của những xét nghiệm nói trên sẽ giúp bác sĩ đánh giá mức độ bệnh. Từ đó, đưa ra phương pháp điều trị tương thích.
Điều trị mề đay sắc tố
Bệnh mề đay sắc tố là một trong những bệnh lý về da phức tạp. Đến nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Mục đích của việc điều trị chính là tập trung vào vấn đề khắc phục triệu chứng. Đồng thời giúp làm giảm mức độ tổn thương trên da.
Dùng thuốc là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Sau đây là một số loại thuốc thông dụng trong điều trị bệnh lý này:
- Thuốc kháng Histamine: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm các triệu chứng đỏ, ngứa da, nhờ khả năng ức chế quá trình sản sinh histamine.
- Disodium cromoglicate: Đây là loại thuốc dùng theo đường uống. Có tác dụng làm ổn định tế bào mast, không chỉ giúp làm giảm triệu chứng mà còn ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.
- Fluocinolone acetonide: Được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da. Thuốc này có tác dụng làm giảm ngứa, sưng viêm. Tuy nhiên, dễ gây tác dụng ngoại ý khi dùng trong thời gian dài.
- Corticosteroid: Có tác dụng ức chế hệ miễn dịch. Từ đó giúp làm giảm sưng viêm và các triệu chứng khác của bệnh. Có thể dùng điều trị tại chỗ hay dùng theo đường tiêm.
**Lưu ý: Tất cả các loại thuốc trên đây đều phải được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng hay thay đổi liều lượng và tần suất sử dụng.
Ngăn ngừa mề đay sắc tố
Để các triệu chứng của bệnh không tồi tệ hơn, bạn nên thực hiện một số khuyến nghị sau đây:
- Tránh dùng các loại thuốc như aspirin, morphin hay codein
- Hạn chế sử dụng rượu bia hay hút thuốc lá
- Tránh gãi hay chà xát lên vùng da tổn thương
- Không nên tắm nước quá nóng
- Nếu con bạn mắc bệnh, hãy cắt gọn móng tay cho bé
- Không nên mặc quần áo bó sát
- Thay vào đó là đồ áo rộng rãi với chất liệu nhẹ và thấm hút mồ hôi tốt
- Có thể dùng các sản phẩm dưỡng ẩm để giảm ngứa
Bệnh mề đay sắc tố nếu không sớm phát hiện và điều trị sẽ dễ phát sinh những vấn đề khó lường. Chính vì vậy, khi cơ thể xuất hiện bất cứ triệu chứng nào của bệnh, bạn hãy nhanh chóng thăm khám. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ là cách tốt nhất để tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.
Có thể bạn quan tâm:
- 20 Cách trị nổi mề đay tại nhà giúp hết ngứa nhanh nhất
- Điều Trị Bệnh Mề Đay Bằng Y Học Cổ Truyền
- Bệnh mề đay trong đông y và các bài thuốc điều trị hiệu quả nhất
Bình luận (1)
Bên mình có cháu bị 4 năm hỉen tai cháu 5t. Các cô dì chú bác ai chữa khỏi được thì giúp cháu với