Bị nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương có phải dấu hiệu nhiễm trùng?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bị nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương do nhiều nguyên nhân, trong đó có nhiễm trùng. Tình trạng này gây khó khăn trong sinh hoạt, điều trị phức tạp và để lại sẹo xấu trên da.

Nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương
Nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương có thể do vết thương đang lành hoặc do nhiễm trùng gây ra

Nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương – Dấu hiệu vết thương nhiễm trùng?

Nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương thường là dấu hiệu của sự lành lại, xảy ra khi vết thương kéo da non. Tuy nhiên ngứa kèm theo sưng đỏ kéo dài hơn 4 – 6 ngày hoặc mưng mủ trong vết thương có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Thông thường, cơ thể có cơ chế tự chữa lành vết thương. Nghĩa là sau khi bị thương, vết thương có thể tự khỏi và liền sẹo. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vết thương sẽ bị vi khuẩn xâm nhập.

Khi đó, quá trình tự chữa lành thương sẽ bị cản trở, vết thương không những không khỏi mà ngày càng nghiêm trọng hơn. Nguy hiểm hơn, vết thương có thể gây nhiễm trùng máu, làm ảnh hưởng đến tính mạng người mắc phải.

Nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương hay còn gọi là viêm quanh vết thương. Đây là biểu hiện bình thường của hệ miễn dịch khi vết thương lành hoặc bị vi sinh vật xâm nhập. Ngoài ra, hoạt chất histamin hình thành trong quá trình loại bỏ lớp vảy bong tróc ngoài da. Điều này khiến bạn ngứa nhiều trước khi lành.

Cách nhận biết vết thương bị nhiễm trùng

Để nhận biết bị nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương có phải do nhiễm trùng hay không, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Ngứa ngáy
  • Đỏ da
  • Sưng và phù nề
  • Đau tăng dần
  • Có dịch hoặc mủ tiết ra từ vết thương
  • Dịch tiết ra ở vết thương có mùi hôi
  • Xuất hiện vết đỏ từ ngoại vi vào vùng trung tâm vết thương và gây sưng hạch
  • Sốt cao 38,5 – 40 độ C
Nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng vết thương
Nhiễm trùng vết thương thường làm tăng triệu chứng đau, đỏ da, sưng và phù nề

Chăm sóc da bị nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương

Với vết thương bị nhiễm trùng nặng, người bệnh không nên tự ý xử lý ngay tại nhà mà cần có sự can thiệp từ nhân viên y tế. Nhưng  nếu nhiễm trùng nhẹ, những cách dưới đây có thể giúp bạn xử lý tốt:

  • Đầu tiên, rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý có nồng độ 0,9% để ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Không dùng oxi già để tránh làm chết tế bào mới hình thành, gây cản trở quá trình chữa lành vết thương.
  • Bôi/ xịt thuốc khử trùng, dùng băng gạc băng miệng vết thương lại để bảo vệ và hạn chế vi khuẩn xâm nhập, giúp vết thương mau lành. Tháo băng gạc, giữ vết thương thông thoáng vào ban đêm.
  • Uống nhiều nước, ăn các loại trái cây, rau củ giàu vitamin A, C, E để chống viêm nhiễm và tăng đề kháng; ăn đạm giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương; kết hợp thực phẩm chứa chất kháng viêm như tỏi, gừng, hành…
  • Tránh ăn thịt gà, đồ nếp, thịt bò; hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng hoặc chua mặn để tránh kích thích phản ứng viêm, nhiễm trùng gây sẹo lồi
Cách xử lý nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương
Băng bó vết thương bằng băng gạc giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng

Đối với những trường hợp bị nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh trong vài ngày để chữa trị.

Bị nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương có thể là giai đoạn vết thương đi vào quá trình chữa lành. Tuy nhiên, nếu biểu hiện này kèm theo vài triệu chứng bất thường khác, người bệnh nên thận trọng. Bởi đây có thể là dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng và cần được điều trị sớm.

⇒ Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Nổi mề đay là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa với triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống, thẩm mỹ và sức…

Chị Chu Thị Thúy Hồng chia sẻ về hiệu quả điều trị mề đay Bệnh nhân khỏi mề đay sau 2 tháng phản hồi hiệu quả điều trị

Bị mề đay, mẩn ngứa mãn tính tái phát liên tục trong thời gian dài, chị Chu Thị Thúy Hồng…

Cách chữa mề đay bằng lá hẹ giúp giảm triệu chứng nhanh chóng

Cách chữa mề đay bằng lá hẹ không chỉ đơn giản mà còn mang đến nhiều lợi ích. Nhờ khả…

Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì? 5 loại lá tốt nhất nên dùng

Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì tốt nhất? Đây là phương pháp chữa bệnh theo dân gian. Một…

Diễn viên Khánh Linh hài lòng và đánh giá cao dịch vụ của Thuốc dân tộc

Khỏi hẳn mề đay nhờ gặp được thuốc tốt, bác sĩ giỏi của Trung tâm Thuốc dân tộc diễn viên…

Bình luận (1)

  1. Nguyễn Thị Bích Liên
    Nguyễn Thị Bích Liên says: Trả lời

    Vết thương sưng đỏ ,căng cứng vùng vết thương đến nay là 9 ngày nhưng vẫn còn đau rát
    Đi siêu âm thì không phát hiện ổ dịch nhưng chân càng ngày sưng to ra và có vẻ đau hơn lúc ban đầu
    BS tư vấn giúp e với ạ
    J

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua