Nổi Mề Đay Gây Khó Thở Nguy Hiểm Không? Xử Lý Sao?
Nổi mề đay gây khó thở có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ. Đây là một tình trạng khẩn cấp, cần được cấp cứu kịp thời để tránh đe dọa đến tính mạng.
Nổi mề đay gây khó thở là do đâu?
Nổi mề đay được đặc trưng bởi tình trạng nổi mẩn đỏ khu trú hoặc lan rộng khắp cơ thể, kèm theo phù nề và ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này thường nhẹ và tự khỏi.
Với những trường hợp nặng, nổi mề đay có thể gây khó thở, sưng mặt, họng, môi, lưỡi; đôi khi kèm theo chảy nước mắt, nước mũi, ngứa họng… Đây là những dấu hiệu của sốc phản vệ, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nổi mề đay gây khó thở có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Dị ứng thực phẩm: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến người bệnh bị sốc phản vệ, nổi mề đay kèm theo khó thở. Ăn thực phẩm gây dị ứng sẽ kích thích hệ miễn dịch giải phóng histamin vào da và niêm mạc hô hấp. Điều này khiến lưỡi và cổ họng bị sưng, ngứa, khó thở. Dấu hiệu khác gồm nổi mẩn đỏ, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, ho,… Trường hợp nặng sẽ bị sốc phản vệ.
- Dị ứng thuốc: Nổi mề đay gây khó thở có thể là biểu hiện của dị ứng thuốc. Một số loại thuốc có thể gây dị ứng gồm thuốc kháng sinh, Opioid, NSAID, thuốc điều trị ung thư,…
- Yếu tố di truyền: Một số ít trường hợp nổi mề đay khó thở xảy ra do yếu tố di truyền. Theo đó, đột biến gen có thể khiến hệ miễn dịch phản ứng mạnh với một số chất và giải phóng histamin vào da, niêm mạc hô hấp.
- Phản ứng với chất kích thích: Phấn hoa, bụi, lông động vật, và các chất kích thích khác có thể gây ra phản ứng dị ứng, dẫn đến sự phát triển của mề đay và khó thở, đặc biệt ở những người mắc bệnh hen suyễn.
- Căng thẳng và lo âu: Stress và lo âu có thể kích thích hoặc làm trầm trọng hơn các triệu chứng mề đay và khó thở. Nguyên nhân là do cơ thể phản ứng với tình trạng căng thẳng bằng cách giải phóng histamine và các hóa chất khác.
- Dị ứng thời tiết: Thời tiết cực đoan, như quá lạnh hoặc nóng bức có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng nổi mề đay khó thở.
- Nhiễm trùng: Một số tình trạng nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng ở đường hô hấp có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng mề đay và khó thở.
- Rối loạn tự miễn dịch: Các bệnh tự miễn dịch như lupus ban đỏ có thể gây ra phản ứng viêm, bao gồm cả mề đay và khó thở. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào và mô của cơ thể.
- Nguyên nhân khác:
- Nổi mề đay mạn tính vô căn
- Rối loạn tuyến giáp
- Tập luyện thể dục thể thao quá sức
- Bệnh lý đường hô hấp như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD),…
Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay gây khó thở
Những dấu hiệu và triệu chứng thường biến mất sau 2 – 3 giờ. Những trường hợp nặng có thể có triệu chứng dữ dội do sốc phản vệ, cần được cấp cứu.
- Sưng ở cổ họng, mí mắt, môi, thanh quản,…
- Khó thở hoặc thở nông
- Xuất hiện các nốt sẩn đỏ trên da gây ngứa ngáy, châm chích khó chịu
- Buồn nôn, nôn mửa
- Hoa mắt, chóng mặt ở mức độ nhẹ hoặc trung bình
- Phù mạch ở đường hô hấp gây khó khăn trong ăn uống, tăng nguy cơ ngạt thở
Nổi mề đay gây khó thở có nguy hiểm không?
Mề đay gây khó thở thường liên quan đến phản ứng dị ứng nặng hoặc sốc phản vệ. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng, cần được điều trị y tế ngay lập tức.
THAM KHẢO THÊM: Nổi mề đay nhưng không ngứa là do bệnh gì?
Các biện pháp xử lý nổi mề đay gây khó thở
Cần xử lý đúng cách ngay khi bị mề đay gây khó thở. Các bước xử lý và khắc phục tại nhà:
Xử lý khẩn cấp
Ngay khi có biểu hiện khó thở do nổi mề đay, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ khám, theo dõi và xử lý kịp thời.
Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp như sau:
- Sử dụng thuốc: Các loại thuốc được chỉ định nhằm mục đích giảm phù mạch, chống sốc và cải thiện đường thở khó thở. Ngoài ra thuốc trị mề đay cũng được kê đơn để giảm triệu chứng ngứa ngáy và nổi sẩn đỏ. Loại thường dùng gồm: Thuốc kháng histamin, corticoid,…
- Mở khí quản: Thủ thuật này được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân nổi mề đay sưng cổ họng, lưỡi và không thở được. Mở khí quản được thực hiện bằng cách tạo một lỗ nhỏ ở khí quản và đặt ống để dẫn khí đến phổi, lưu thông đường thở. Sau khi bệnh lý đã được kiểm soát, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật lỗ ở khí quản đã mở trước đó.
- Thông khí cơ học: Bên cạnh thủ thuật mở khí quản, bác sĩ cũng có thể chỉ định máy thở chuyên dụng để kiểm soát tình trạng ngạt thở, giúp không khí lưu thông vào phổi dễ dàng hơn.
Chăm sóc và khắc phục tại nhà
Những cách chăm sóc tại nhà có thể hỗ trợ quá trình chữa nổi mề đay gây khó thở. Cụ thể:
- Chườm mát: Sử dụng túi chườm mát áp vào bên ngoài vị trí phù mạch. Cách này giúp giảm sưng nóng, ngứa da, thông thoáng đường thở. Từ đó cải thiện tình trạng khó thở đáng kể.
- Xác định và loại bỏ dị nguyên: Xác định và tránh tiếp xúc với dị nguyên để ngăn ngừa tình trạng nổi mề đay và khó thở tái phát.
- Tắm nước ấm: Tắm nước ấm giúp thư giãn cơ thể, thông thoáng đường thở và giảm nổi mề đay.
- Uống trà gừng ấm: Dùng gừng chữa nổi mề đay nếu nổi mề đay gây khó thở do dị ứng thức ăn. Cho vài lát gừng tươi vào tách cùng với 200ml nước sôi rồi hãm trong vòng 15 phút. Uống khi còn ấm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Bài tập thở: Một số bài tập hỗ trợ hô hấp có thể giúp điều chỉnh hơi thở và nhịp thở, giảm các triệu chứng khó chịu.
CHIA SẺ: 20 cách trị nổi mề đay tại nhà giúp hết ngứa nhanh nhất
Phòng ngừa nổi mề đay gây khó thở
Những cách dưới đây có thể ngăn nổi mề đay gây khó thở:
- Tránh xa những tác nhân có nguy cơ gây kích ứng, dị ứng. Đồng thời chủ động cách ly với nguyên nhân gây nổi mề đay trước đó.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh giúp phòng ngừa nổi mề đay, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp hiệu quả.
- Vệ sinh cá nhân đều đặn, tắm rửa sạch sẽ và không dùng các sản phẩm chăm sóc da không rõ nguồn gốc.
- Nên dùng sản phẩm phù hợp với làn da nhạy cảm.
- Hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, phô mai, các loại thịt đỏ,… Thay vào đó, nên tăng cường bổ sung các thực phẩm lành mạnh, giàu khoáng chất và vitamin như các loại rau xanh, hoa quả tươi.
- Thận trọng trong việc sử dụng thuốc điều trị, đặc biệt là những người có tiền sử dị ứng thuốc.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao thể trạng, giảm căng thẳng. Từ đó phòng ngừa nổi mề đay và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Nổi mề đay gây khó thở được kiểm soát nhanh nếu được xử lý đúng cách và kịp thời. Trường hợp chủ quan có thể bị sốc phản vệ và đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Vì vậy cần liên hệ với bác sĩ ngay khi có triệu chứng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Triệu chứng và các biến chứng bệnh nổi mề đay mẩn ngứa thường gặp
- Thường xuyên bị nổi mề đay vào ban đêm và cách xử lý
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!