Nổi mẩn ngứa ở nách do bệnh lý nào và cách chữa hiệu quả?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nổi mẩn ngứa ở nách xảy ra phổ biến do là vùng da nhạy cảm và nhiều mồ hôi. Tình trạng này thường liên quan đến các bệnh viêm da, chàm và nhiễm nấm.

nổi mẩn ngứa ở nách
Mẩn ngứa ở nách là tình trạng khá phổ biến có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em

Nổi mẩn ngứa ở nách là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Nhiều bệnh lý có thể gây nổi mẩn ngứa ở nách, bao gồm:

1. Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng được đặc trưng bởi tình trạng nổi mẩn ngứa và đóng vảy. Mẩn ngứa có thể xuất hiện ở khắp cơ thể, đặc biệt là ở các nếp gấp như mặt trong đầu gối, bên trong khuỷu tay hoặc ở nách.

2. Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã là tình trạng kích ứng da do tuyến bã nhờn hoặc dầu trên da hoạt động quá mức. Biểu hiện của bệnh bao gồm việc xuất hiện các mảng nhờn có vảy màu trắng hoặc vàng kèm việc nổi mẩn ngứa màu đỏ ở các vùng nếp gấp, bao gồm cả nách.

3. Viêm da tiếp xúc

Bệnh viêm da tiếp xúc có thể gây nổi mẩn ngứa ở nách. Bệnh xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc kích ứng, chẳng hạn như nước hoa, mỹ phẩm, quần áo có chất liệu vải thô cứng… 

nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa ở nách
Viêm da tiếp xúc có thể gây nổi mẩn ngứa ở nách, phồng rộp dưới da

Viêm da tiếp xúc thường tập trung ở mặt, đầu, mí mắt, dái tai, môi, cánh tay, bàn chân, nách, bộ phận sinh dục… Các triệu chứng cơ bản cơ bệnh bao gồm:

  • Ngứa
  • Nổi mẩn đỏ
  • Phồng rộp dưới da
  • Khô da

4. Nhiễm nấm Candida

Nhiễm nấm Candida thường phát triển ở những khu vực ẩm ướt, không được vệ sinh sạch sẽ. Loại nấm này có thể gây nổi mẩn ngứa ở nách kèm theo sưng nhẹ.

Nổi mẩn ngứa ngáy thường nghiêm trọng hơn khi thời tiết nóng, mặc quần áo chật hoặc vệ sinh kém. Nhiễm nấm Candida có thể điều trị được bằng kem chống nấm kết hợp giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

5. Nổi mẩn ngứa ở nách do bệnh chàm

Bệnh chàm là một tình trạng viêm da mãn tính, không lây nhiễm. Bệnh thường ảnh hưởng đến những vùng có nếp gấp trên da như nách, dưới đầu gối, cổ tay, bàn chân,…

Nổi mẩn ngứa ở nách do bệnh chàm
Bệnh chàm có thể gây nổi mẩn ngứa ở nách, cổ tay, chân…

Các triệu chứng cơ bản của bệnh chàm thường là:

  • Nổi mẩn ngứa
  • Da khô
  • Xuất hiện một số vết nứt nẻ trên da
  • Tiết dịch nếu bị trầy xước

Nổi mẩn ngứa do bệnh chàm có xu hướng kéo dài hơn một tuần, thường bùng phát vào những thời điểm nhất định trong năm hoặc khi căng thẳng.

6. Nhiễm giun đũa

Nhiễm giun đũa là tình trạng nhiễm trùng do một loại giun ký sinh ở ruột người. Ngoài các biểu hiện sốt, mệt mỏi, chán ăn thì nhiễm giun đũa có thể gây ra một số triệu chứng như: Da bị phồng rộp hoặc bong vảy, khô, nổi mẩn ngứa,…

Mẩn ngứa do nhiễm giun đũa có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Tuy nhiên, phổ biến nhất là ở lưng, ngực, đầu và nách.

7. Nguyên nhân khác

  • Thời tiết nóng
  • Tẩy lông không đúng cách hoặc chà xác ở nách quá mạnh khiến vùng da ở nách bị tổn thương và nổi mẩn ngứa
  • Ngứa nách khi mang thai.

Cảnh báo biến chứng nổi mẩn ngứa ở nách

Nếu không có sự chăm sóc đúng cách tình trạng mẩn ngứa da có thể để lại sẹo hoặc nhiễm trùng da. Sẹo do mẩn ngứa ở nách thường xảy ra khi người bệnh gãi quá mức khiến nhiễm trùng phát triển gây viêm da. Sau điều trị vùng nách thường thâm khó khắc phục, mất thẩm mỹ.

Mẩn mẩn ngứa mãn tính hoặc nghiêm trọng mà không điều trị có thể gây ra một số biến chứng nhất định như: Hen suyễn và viêm da tiếp xúc dị ứng tái phát dai dẳng theo mùa hoặc chu kỳ, tái phát ngay khi gặp dị nguyên. Nhiễm nấm và vi khuẩn nghiêm trọng có thể gây nhiễm trùng máu và suy nội tạng. Điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cách điều trị nổi mẩn ngứa ở nách hiệu quả

Hầu hết tình trạng mẩn ngứa ở nách có thể được điều trị khỏi bằng cách biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc dùng thuốc.

1. Cách trị nổi mẩn ngứa ở nách tại nhà

4 cách chăm sóc tại nhà dưới đây có thể giúp làm dịu các triệu chứng:

  • Chườm đá:  Đặt khăn lạnh hoặc túi đá lạnh vào vùng da dưới cánh tay để làm giảm cơn ngứa. Lưu ý không chườm trực tiếp đá lạnh lên da.
  • Dùng chanh: Chà xát chanh lên da nách có thể khử mùi, sát trùng và cắt giảm cơn ngứa. Trong chanh có chứa Axit Citric giúp làm sạch và tiêu diệt vi khuẩn gây hại ở nách.
  • Dùng tinh dầu thiên nhiên: Một số loại tinh dầu thiên nhiên như oải hương hoặc tinh dầu tràm trà có thể giảm ngứa, kích ứng và điều trị nhiễm nấm.
  • Tắm với bột yến mạch: Tắm nước ấm kết hợp với bột yến mạch, giấm, muối hoặc baking soda để giảm ngứa và kích ứng da.

 ĐỌC NGAY: Bị nổi mề đay phải làm sao để hết ngứa nhanh nhất?

2. Dùng thuốc

Nổi mẩn ngứa ở nách thường được điều trị bằng những loại thuốc sau:

  • Kem Hydrocortisone hoặc kem dưỡng da Calamine: Được dùng để điều trị kích ứng và viêm da ở nách.
  • Thuốc kháng Histamin: Dùng thuốc kháng Histamin để hạn chế các cơn ngứa, trị dị ứng.
  • Thuốc chống nấm: Những trường hợp nhiễm nấm sẽ được điều trị bằng một loại thuốc chống nấm có chứa Clotrimazole, Nystatin hoặc Ketoconazole.

Nổi mẩn ngứa ở nách kiêng gì, ăn gì?

Để hỗ trợ điều trị, người bị nổi mẩn ngứa ở nách cần chú ý:

  • Bổ sung nhiều vitamin C trong cam, cà chua và bông cải xanh, các loại rau xanh; kết hợp omega-3, chất béo lành mạnh để chống nhiễm trùng, cải thiện sức khỏe.
  • Uống nhiều nước, nên bổ sung thêm các loại nước ép rau củ.
  • Kiêng ăn các loại đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, thực phẩm lên men, rượu bia, thuốc lá… để tránh nổi mẩn ngứa và phản ứng viêm nghiêm trọng hơn.
  • Tránh tiếp xúc chất gây kích ứng/ dị ứng. 
  • Nên dùng các sản phẩm chăm sóc cá nhân không mùi, không hóa chất.
  • Tắm thường xuyên trong nước ấm tuy nhiên, không nên ngâm mình quá lâu trong nước.
  • Mặc quần áo và đồ lót phù hợp để tránh gây hầm bí da và kích ứng. Quần áo nên rộng rãi và được làm bằng bằng sợi tự nhiên.
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa.
  • Thường xuyên rửa tay.
  • Giữ cho vùng nách luôn khô thoáng.
  • Không dùng chung khăn hoặc mặc chung quần áo với người khác.

Nổi mẩn ngứa ở nách có thể do các tình trạng viêm da hoặc nấm. Tốt nhất nên chăm sóc da đúng cách kết hợp dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

THAM KHẢO THÊM:

Chia sẻ:
Bị nổi mề đay phải làm sao để hết ngứa?
Có nhiều cách giúp bạn giải đáp nhanh vấn đề bị nổi mề đay phải làm sao để hết ngứa. Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của bệnh, thường…
Bác sĩ Lệ Quyên nổi tiếng là bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm Bác sĩ Lệ Quyên điều trị khỏi mề đay cho diễn viên Khánh Linh chỉ sau 1 liệu trình

Nổi danh là bác sĩ chữa bệnh mề đay bằng thảo dược mát tay và được đông đảo người bệnh…

Nổi Mề Đay Gây Khó Thở Nguy Hiểm Không? Xử Lý Sao? Nổi Mề Đay Gây Khó Thở Nguy Hiểm Không? Xử Lý Sao?

Nổi mề đay gây khó thở có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ. Đây là một tình trạng…

Bé bị mẩn ngứa như muỗi đốt và những điều cha mẹ cần biết

Bé bị mẩn ngứa như muỗi đốt có thể cảnh báo các bệnh lý ngoài da mà cha mẹ cần…

Nổi mề đay kiêng gì, ăn gì? Lời khuyên từ chuyên gia

Cần nắm rõ nổi mề đay kiêng gì, ăn gì để có cách chăm sóc và xây dựng chế độ…

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm: Nguyên nhân và cách trị

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm là hiện tượng rất nhiều trẻ gặp phải. Tình trạng này gây…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua