Top 5 Cách Chữa Bệnh Nổi Mề Đay Tại Nhà Bằng Dân Gian Hiệu Quả

Cách chữa bệnh nổi mề đay tại nhà bằng dân gian chủ yếu sử dụng những loại thảo dược có đặc tính kháng viêm, giảm ngứa và chống khuẩn. Khi dùng có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng trên da.

5 Cách chữa bệnh mề đay bằng dân gian hiệu quả
Nổi mề đay là một bệnh da liễu phổ biến, xảy ra do phản ứng của cơ thể trước các tác nhân gây dị ứng. Những bài thuốc dân gian dưới đây tuy đơn giản, nhưng có thể giúp người bệnh giảm nhanh cơn ngứa ngáy khó chịu. Cụ thể:
1. Chữa bệnh nổi mề đay bằng lá khế tươi
Theo Đông y, lá khế tươi có tính mát, khả năng giải độc, thanh nhiệt, giảm ngứa và kháng viêm. Vì thế thảo dược thường được dùng để chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, lở loét, rôm sẩy, viêm sưng da… đặc biệt lá khế tươi trị mề đay mẩn ngứa rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, cho vào chảo rang cho nóng. Để nguội bớt. Lấy lá khế chà lên vùng da bị ngứa, thường xuyên làm nóng trong suốt quá trình chườm, lặp lại vài lần sẽ có kết quả.
- Cách 2: Bạn dùng 100g lá khế tươi đem rửa sạch rồi vò nát, nấu với 800ml nước đun nhỏ lửa tới khi nước trong nồi còn khoảng 200ml. Sử dụng nước này uống trong ngày kết hợp đắp lên da.
2. Bài thuốc trị nổi mề đay bằng lá tía tô
Theo Đông y, Lá tía tô có tính hàn, không độc, có tác dụng giải độc, giải cảm, phong hàn. Thảo dược thường được dùng để khắc phục các bệnh ở đường tiêu hoá, cảm hàn.
Ngoài lá tía tô còn có tác dụng điều trị ngứa và phát ban da, đồng thời chống viêm nhiễm và giảm sưng ở những bệnh nhân bị mề đay, mẩn ngứa.
Cách thực hiện: Bạn lấy khoảng 50g lá tía tô rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào cối giã. Vắt lấy nước cốt để uống, số bã còn lại dùng để chà sát vào vùng da bệnh.

Xem thêm: 5 Cách chữa mề đay bằng lá tía tô đơn giản mà hiệu quả nhanh
3. Cách chữa mề đay bằng gừng
Gừng tươi chữa bệnh mề đay mẩn ngứa nhờ đặc tính ấm, tác dụng giảm ngứa, giải độc và thanh nhiệt. Thảo dược này cũng giúp hạn chế các tác động của dị nguyên gây bệnh.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Sử dụng gừng tươi để chà xát trực tiếp lên lên vùng da bị nổi mề đay. Lặp lại vài lần một ngày để giảm sưng và ngứa.
- Cách 2: Lấy 100g đường phèn, 40g gừng tươi cắt sợi nhỏ và 50ml giấm ăn. Đun sôi tất cả các nguyên liệu trong 500 ml nước bằng lửa nhỏ. Khi nước còn 1/2 chén thì lấy ra chia làm 2 lần uống. Pha thêm với nước sôi uống liên tục trong vòng 1 tuần sẽ giúp đẩy lùi bệnh mề đay triệt để từ bên trong.
4. Chữa bệnh mề đay mẩn ngứa bằng rau má
Đây là cách chữa bệnh nổi mề đay tại nhà bằng dân gian đơn giản mà hiệu quả. Theo y học cổ truyền, rau má có tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, dưỡng ẩm, nhuận tràng.
Ngoài ra thảo dược này còn có tác dụng phòng trị bệnh ngoài da do nóng trong người, chẳng hạn như mụn nhọt, mề đay mẩn ngứa; chống dị ứng, giảm ngứa ngáy.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Rửa sạch, để ráo nước rồi xay rồi vắt lấy nước cốt rau má. Uống 1 ly mỗi ngày. Bạn có thể thêm đường và đá vào tùy khẩu vị.
- Cách 2: Sử dụng rau má để ăn sống hoặc ăn kèm với các món chiên rán vừa đỡ ngán lại tốt cho sức khỏe.
- Cách 3: Ăn canh rau má cũng là một cách chữa bệnh mề đay mẩn ngứa bằng phương pháp dân gian được các chuyên gia khuyến khích.
Tham khảo thêm: 3 Cách Trị Mề Đay Bằng Ngải Cứu Hiệu Quả Được Áp Dụng

5. Bài thuốc trị mề đay bằng lá hẹ
Lá hẹ như một vị thuốc dân gian trị bệnh ho, viêm họng, viêm amidan. Ngoài ra thảo dược này còn có tác dụng chữa bệnh mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa.
Các hoạt chất có trong lá hẹ giúp giải độc, thanh nhiệt, làm giảm phản ứng kháng thụ thể H2. Từ đó, giúp giảm ngứa da, nổi mẩn, phù, tổn thương ngoài da do nổi mề đay. Vì thế người bệnh có thể thường xuyên áp dụng cách chữa mề đay bằng lá hẹ.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 100g lá hẹ tươi
- Ngâm và rửa sạch bằng nước muối pha loãng
- Cắt lá hẹ thành các khúc từ 3 đến 4 cm, đun sôi với 500ml nước sạch trong khoảng 8 đến 10 phút thì tắt bếp.
- Dùng nước lá hẹ để uống, phần bã chà sát lên vùng da bị nổi mề đay.
Lưu ý: Mặc dù mang nhiều lợi ích nhưng các cách chữa bệnh nổi mề đay tại nhà bằng dân gian chỉ phù hợp với các trường hợp cấp tính. Với mề đay mãn tính, việc điều trị bệnh còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa và khả năng thích ứng của mỗi thể trạng bệnh nhân.
Do dược tính thấp nên các cách chữa này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, không có tác dụng điều trị. Bên cạnh đó, việc áp dụng không đúng cách, thảo dược lẫn tạp chất, vi khuẩn có thể gây bội nhiễm da nguy hiểm.
Do vậy, để có thể điều trị tận gốc bệnh mề đay, mẩn ngứa bạn cần có giải pháp mạnh hơn. Trong đó, việc sử dụng các bài thuốc thảo dược kết hợp nhiều vị thuốc và được nghiên cứu kỹ lưỡng là liệu pháp hoàn chỉnh nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Lá trầu không chữa bệnh mề đay tại nhà – Mẹo hay nên thử
- Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm – Cách phòng ngừa
