Cách chữa mề đay bằng lá hẹ giúp giảm triệu chứng nhanh chóng
Cách chữa mề đay bằng lá hẹ không chỉ đơn giản mà còn mang đến nhiều lợi ích. Nhờ khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và giải độc, việc sử dụng lá hẹ giúp giảm mề đay mẩn ngứa, phòng ngừa và trị viêm nhiễm.
Tác dụng của lá hẹ đối với bệnh mề đay
Nổi mề đay, mẩn ngứa và các triệu chứng có thể được điều trị bằng lá hẹ. Theo Đông y, loại thảo dược này có vị cay, chua nhẹ, hăng, có tính ấm. Tác dụng giải độc, trợ thận, ôn trung, tán huyết, tiêu đờm, bổ dương và cầm máu.
Uống nước cốt hoặc ăn lá hẹ có thể giúp cải thiện chức năng của thận, thải độc cơ thể, giảm chứng bệnh mề đay mẩn ngứa từ bên trong. Đồng thời hạn chế tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa khắp người tái phát.
Đặc biệt trong lá hẹ có chứa allicin. Chất này có khả năng kháng viêm và diệt khuẩn rất tốt, giúp vết thương mau lành. Thảo dược cũng cung cấp hàm lượng vitamin K và vitamin C dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Công dụng khác: Cải thiện giấc ngủ và tâm trạng, phòng ngừa ung thư, cải thiện trí nhớ, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa và tim mạch.
5 cách chữa mề đay bằng lá hẹ nên áp dụng
Có 5 cách chữa mề đay bằng lá hẹ đơn giản mà hiệu quả, bao gồm:
Cách 1: Dùng nước lá hẹ để uống
Cách này giúp tinh chất của lá hẹ thấm sâu vào cơ thể và phát huy công dụng điều trị bệnh. Bạn có thể thực hiện với các bước như sau:
- Lấy khoảng 100g lá hẹ rửa thật sạch rồi để ráo.
- Cắt lá hẹ thành từng khúc rồi cho vào nồi nấu trong khoảng 20 phút để tinh chất tan ra trong nước.
- Chắt nước để uống trong ngày càng bã lá thì chà xát lên các vùng da bị bệnh để tăng thêm công dụng.
Cách 2: Bôi lá hẹ lên da
Bôi trực tiếp nước cốt lá hẹ trên da giúp giảm ngứa, giảm nổi mẩn đỏ trên da và vết thương ngoài da mau lành.
- Chuẩn bị: 1 nắm lá hẹ và 1 ít muối trắng
- Lá hẹ rửa thật sạch, xay nhuyễn cùng 1 ít muối trắng.
- Dùng bông gạc thấm nước lá hẹ rồi bôi lên da.
- Để qua đêm rồi sáng hôm sau vệ sinh lại thật sạch.
Cách 3: Tắm bằng nước lá hẹ
Nhờ khả năng kháng khuẩn và kháng viêm mạnh, nước lá hẹ giúp làm sạch da, trị các tổn thương da do bệnh mề đay.
- Chuẩn bị: 1 ít lá hẹ tươi và 1 ít muối trắng
- Rửa sạch lá hẹ rồi bỏ vào nồi nước nấu cùng với muối.
- Đổ nước ra thau cho nguội bớt rồi dùng vệ sinh da. Lấy phần bã chà xát lên phần da bị tổn thương để tăng thêm công dụng.
Cách 4: Sao nóng lá hẹ chườm lên da
Lá hẹ sao nóng giúp tăng thêm công dụng điều trị bệnh. Khi áp dụng có thể giảm nhanh cơn ngứa, mề đay mau lặn.
- Lấy một nắm lá hẹ rửa thật sạch cùng với muối và để thật ráo nước.
- Bỏ lá hẹ lên chảo và sao nóng cùng 1 ít muối hột đến khi quắt lại thì tắt bếp.
- Dùng một tắm vải sạch để bỏ phần lá hẹ còn nóng vào. Sau đó chườm lên vùng da bị mề đay.
Cách 5: Món ăn từ lá hẹ chữa bệnh mề đay
Thêm lá hẹ vào các món ăn giúp bổ sung vitamin K, C; tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe và điều trị nổi mề đay mẩn ngứa từ bên trong.
- Chuẩn bị: 1 nắm lá hẹ tươi, 2 miếng đậu phụ, hành tím và gia vị đầy đủ.
- Lá hẹ rửa thật sạch với nước muối rồi cắt thành từng khúc, đậu phụ cũng cắt miếng vừa ăn.
- Phi hành cho thơm rồi cho nước vào nồi nấu lên.
- Khi nước sôi thì cho đậu phụ vào rồi tiếp tục cho hẹ vào.
- Đợi lá hẹ chín rồi nêm nếm gia vị là có thể tắt bếp.
Lưu ý: Trong quá trình áp dụng cách chữa mề đay bằng lá hẹ, người bệnh cần chú ý một vài điều như sau:
- Kiên trì áp dụng hàng ngày đồng thời tinh thần phải luôn luôn thoải mái, vui vẻ và suy nghĩ tích cực.
- Vệ sinh da thường xuyên và đúng cách, hạn chế gãi có thể làm cho da bị trầy xước và nhiễm khuẩn.
- Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi. Bên cạnh đó cũng cần hạn chế đồ ăn cay nóng, hải sản, rượu bia và các chất kích thích.
- Uống nước thường xuyên để duy trì độ ẩm, tăng cường trao đổi chất cho cơ thể.
- Tập thể dục thường xuyên để tinh thần thoải mái, nâng cao sức đề kháng. Nhờ đó mà việc điều trị bệnh sẽ đạt kết quả cao hơn.
Chữa mề đay bằng lá hẹ có hiệu quả không?
Thực tế trị bệnh mề đay bằng lá hẹ có thể giúp xoa dịu cảm giác ngứa và khó chịu ngoài da. Tuy nhiên, tác dụng này chỉ mang tính tạm thời. Khi ngưng áp dụng, các triệu chứng có thể quay lại, tái phát nhiều lần.
Do dược tính thấp không điều trị được căn nguyên gây bệnh. Vì vậy, người bệnh chỉ nên xem lá hẹ là giải pháp hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng trong trường hợp mề đay nhẹ.
Lá hẹ lành tính, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên sử dụng lá hẹ không đảm bảo chất lượng, nhiễm khuẩn, bụi bẩn, định lượng quá nhiều có thể gây 1 số nguy hại như: tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, phồng rộp da, khiến mề đay nặng hơn. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Nếu áp dụng cách chữa mề đay bằng lá hẹ một thời gian mà vẫn không có chuyển biến, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và áp dụng các biện pháp hiệu quả hơn.
Tham khảo thêm:
- Cách chữa mề đay bằng lá khế hiệu quả bạn nên biết
- Triệu chứng và các biến chứng thường gặp của bệnh nổi mề đay mẩn ngứa
Bình luận (1)
Da em chao bac si. Em ten Loan hien gio em dang o my. Con em duoc 2 tuoi roi. Sao em thay con em no luc nao cung ngua nhat la dung bung va mat. Bing thi ngua nhung em khong thay gi hey nhung May thi moi Dao hot do thinh thoang thi bien mat. ngay nao ngua em co boi lotion tri ngua va em co tham khao bac si thi cho chau uong Thuoc di ung ma em Chang thay bot. Em cam on bac si da doc tin nhan nay cua em. Em chuc bac si lam viec mot ngay that vui ve.