Mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh
Nổi mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, thường do những bệnh da liễu gây ra. Triệu chứng có thể tự biến mất nhưng một số người cần phải điều trị y tế.
Nổi mẩn ngứa lòng bàn tay, bàn chân là bệnh gì?
Đa phần bệnh nhân bị nổi mẩn ngứa lòng bàn tay, bàn chân do bệnh da liễu, có thể là cấp tính hoặc mãn tính và tái phát nhiều lần. Dưới đây là 8 nguyên nhân phổ biến:
1. Bệnh mề đay mẩn ngứa
Nổi mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân là triệu chứng điển hình của bệnh mề đay mẩn ngứa. Bệnh xảy ra ở khu vực này thường liên quan đến việc tiếp xúc chất gây dị ứng hoặc kích ứng như chất tẩy rửa, nhựa cây…
2. Bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một tình trạng da mãn tính và tái phát, thường xuất hiện lần đầu ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Đặc trưng của bệnh là các đợt bùng phát da khô, ngứa và viêm nhiễm, các vùng bị ảnh hưởng có thể trở nên đỏ và sưng.
Mặc dù nguyên nhân chính xác của viêm da cơ địa chưa được hiểu rõ, nhưng người ta tin rằng có sự kết hợp giữa yếu tố di truyền, môi trường và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Điều trị bao gồm việc giữ ẩm cho da, sử dụng thuốc bôi corticosteroid và tránh các tác nhân gây kích ứng.
3. Bệnh ghẻ
Nổi mẩn đỏ, ngứa dữ dội ở lòng bàn tay, bàn chân (đặc biệt là vào ban đêm) có thể liên quan đến bệnh ghẻ. Bệnh xảy ra do một loại côn trùng ký sinh trùng có tên Sarcoptes scabiei, Hominis (cái ghẻ) gây ra.
Vào ban đêm, ghẻ cái ra khỏi hàng tìm thức ăn và ghẻ đực. Đây là thời điểm ngứa ngáy nhất, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Việc gãi ngứa theo phản xạ tự nhiên khiến cái ghẻ vương vãi ra quần áo, chăn, ga, gối, nệm. Từ đó tăng nguy cơ lây lan.
4. Bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa là một dạng của eczema đặc trưng bởi những vùng da bị viêm, ngứa và thường xuất hiện dưới dạng các mảng hình tròn. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến lòng bàn tay, bàn chân và có thể lan rộng ra các phần khác của cơ thể.
Các triệu chứng bao gồm đỏ, ngứa, phát ban, nổi mụn nước hình thành từng vùng tròn như tổ đĩa.
5. Do thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố thường liên quan đến stress, mang thai, chu kỳ kinh nguyệt và tiền mãn kinh. Tình trạng này có thể khiến cơ thể nhạy cảm hơn với những chất kích ứng. Từ đó gây nổi mề đay và ngứa ngáy. Cơn ngứa thường tập trung ở lòng bàn tay, bàn chân, bụng và lưng.
6. Ứ mật
Đôi khi ứ mật gây nổi mẩn ngứa lòng bàn tay, bàn chân. Thông thường, acid mật chảy vào các ống dẫn trong gan rồi đi đến túi mật. Nó giúp tiêu hóa và hấp thu chất béo, điều chỉnh sự cân bằng nồng độ triglyceride, cholesterol và glucose. Acid mật cũng giúp loại bỏ chất độc tích tụ trong gan.
Tuy nhiên một số vấn đề có thể khiến acid mật bị ứ lại, không chảy vào gan mà lưu thông theo máu. Điều này kích thích các đầu dây thần kinh cảm giác dưới da dẫn đến ngứa.
7. Xơ gan ứ mật
Xơ gan ứ mật xảy ra khi tình trạng ứ mật trong gan diễn ra trong thời gian dài và không được điều trị. Điều này khiến mẩn ngứa nổi ở lòng bàn tay và bàn chân, thường tồi tệ hơn vào ban đêm. Các triệu chứng khác gồm: Khô miệng, cơ thể mệt mỏi, mắt khô và nước tiểu có màu đậm.
8. Do bệnh luspus ban đỏ
Bệnh lupus ban đỏ (Systemic Lupus Erythematosus – SLE) có thể gây ra các triệu chứng trên da, bao gồm cả việc nổi mẩn ngứa ở lòng bàn tay và bàn chân. Đây là một bệnh tự miễn dịch mạn tính, nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào và mô khỏe mạnh.
Triệu chứng da phổ biến của lupus là các tổn thương hình cánh bướm xuất hiện trên mặt. Tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra các vấn đề da khác như đốm đỏ hoặc ban đỏ ngứa ở các khu vực khác của cơ thể.
Điều trị lupus có thể bao gồm việc sử dụng các loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid, corticosteroid và các loại thuốc ức chế miễn dịch.
Trên đây 8 bệnh lý có thể gây nổi mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân. Hầu hết các căn bệnh về da đều không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu mẩn ngứa do vấn đề về gan, người bệnh nên tiến hành thăm khám và chữa trị sớm. Từ đó tránh những hệ lụy không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm:
- Gợi ý 20 cách trị nổi mề đay tại nhà giúp khắc phục nhanh
- Top 15 thuốc trị nổi mề đay tốt nhất và lưu ý khi dùng
Bình luận (10)
Mấy hnay trời lạnh.chân e tự nhiên ngứa châm chích.e gãi thì nó nổi lên từng cục to.rồi nó lặn.xong cứ đến chiều tối nó lại ngứa rồi lại xưng lên như thế.mong bác sỹ tư vấ giúp e.
Bác sĩ cho em hỏi bé nhà em 8tuổi năm nay bé mới bị ngứa lòng bàn chân bàn tay. có nốt thì có bọng nước nốt thì chìm k nhìn rõ chỉ cảm nhận được khi sờ nó nổi li ti ở lòng bàn chân tay và lan lên trên bàn chân 1 chút ạ.
Bé nhà e năm nay cũng 4tuổi mấy ngày gần đây cháu cũng bị ngứa ở lòng bàn tay chân,nổi mẩn đỏ lúc ẩn lúc hiện rõ nốt ,xin hỏi bs là cháu bị j ak?
Mình mới sinh bé đc gần 2tháng, ăn uống kiêng khem. 2 hôm nay các kẽ tay mình nổi ngửa. Khi gãi 1lúc thì xuất hiện những đốm nc như ghẻ ngứa, phải làm cho về đó bể ra bôi dầu thì hết ngứa. Xin hỏi là bệnh gì, uống thuốc ra sao co ảnh hưởng gì e bé
Xin bác sỹ tư vấn cho tôi ạ. Ngứa lòng bàn tay bàn chân khi về đêm ạ
tôi cũng bị ngứa bàn tay và mu bàn chân khi vào ban tối bác sỹ tư ván giúp cách chữa trị
BS cho e hỏi. E bị mẩn ngứa ở lòng bàn chân và đang mang thai ở tháng thứ 3. Ngứa như vậy có nguy hiểm k? Cách điều trị như thế nào ạ? Cám ơn bác sỹ nhiều!
Cho e hỏi lúc trước e có ngứa ở lòng bàn tay và các khe tay và chân vó mần đỏ ở tay. Ngoài ra ko có ngứa chổ khác. Cho e hỏi e bị bệnh gì ạ
Mình cũng bị giống bạn. Không biết bạn đã chữa khỏi chưa hãy cho mình biết với. Cảm ơn bạn. Cảm ơn bác sĩ
phải làm dao ạ e cũng bị như chế