Nguyên nhân bị nổi mề đay ở chân và cách khắc phục

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nổi mề đay ở chân thường do dị ứng và côn trùng cắn. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể do nhiễm trùng và nhiều vấn đề khác, cần chăm sóc và điều trị đúng cách.

Nổi mề đay ở chân
Tình trạng nổi mề đay ở chân thường kích hoạt do rất nhiều nguyên nhân

Nổi mề đay ở chân là gì?

Nổi mề đay ở chân là tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy ở vùng da chân, bao gồm cả lòng bàn chân. Tình trạng này gây khó chịu nhưng thường không nguy hiểm. Hầu hết các trường hợp liên quan đến vết đốt của côn trùng và dị ứng.

Nguyên nhân gây nổi mề đay ở chân

Tình trạng nổi mề đay ở chân xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Dị ứng

Dị ứng thời tiết, mỹ phẩm, dược phẩm hoặc thức ăn đều có thể khiến các nốt hồng ban nổi ở chân hoặc toàn thân, kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng này thường nghiêm trọng, có thể dẫn đến sốc phản vệ nếu không được điều trị.

  • Vết đốt côn trùng

Nổi mề đay do côn trùng cắn được đặc trưng bởi tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa và phù ở vùng da ảnh hưởng. Đôi khi kèm theo cảm giác đau rát và sưng tấy.

  • Thay đổi thời tiết đột ngột

Đột ngột thay đổi thời tiết như nóng chuyển sang lạnh khiến cơ thể không kịp thích nghi, gây nổi mề đay mẩn ngứa. Việc gãy ngứa có thể khiến triệu chứng lan rộng hơn.

  • Nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng cấp như sốt phát ban, sởi, viêm họng cấp… có thể gây nổi mề đay ở chân hay toàn bộ cơ thể. Tình trạng này thường kèm theo sốt cao.

  • Tác dụng phụ của thuốc

Dị ứng thuốc thường gây phát ban toàn thân nhưng cũng có thể chỉ ở chân, đặc biệt là khi dùng thuốc bôi. Một số trường hợp khác liên quan đến tác dụng phụ của thuốc, thường gặp ở những người điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm không steroid.

So với dị ứng thuốc, tác dụng phụ của thuốc thường ít nghiêm trọng hơn và có thể tự khỏi sau khi ngưng dùng thuốc.

nổi mề đay ở lòng chân
Điều trị với một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ nổi mề đay
  • Các bệnh về da

Nổi mề đay ở chân có thể là dấu hiệu của một số bệnh về da như:

 Mặc dù ít gặp hơn nhưng nổi mề đay ở chân cũng có thể xảy ra do những nguyên nhân dưới đây:

Điều trị nổi mề đay ở chân

Nổi mề đay ở chân thường có triệu chứng nhẹ và tự giảm. Trong những trường hợp nặng, cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

1. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Những biện pháp chăm sóc dưới đây có thể giúp giảm nhanh tình trạng nổi mề đay ở chân.

  • Ngâm chân trong nước mát hoặc chườm lạnh

Nhiệt độ thấp giúp co mạch máu, giảm sưng và ngứa. Đồng thời hạn chế nổi mề đay lan tỏa trên diện rộng. Ngâm chân hoặc chườm lạnh 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần 10 phút.

  • Uống nhiều nước

Đảm bảo bổ sung 2 – 3 lít nước/ngày để duy trì độ ẩm của da, giảm khô da, ngứa và viêm da. Uống nhiều nước cũng giúp thanh nhiệt, đào thải độc tố của cơ thể. Từ đó giảm nguy cơ nổi mề đay mẩn ngứa tái phát.

hiện tượng nổi mề đay ở chân
Nên uống nhiều nước khi bị nổi mề đay để cải thiện làn da bệnh
  • Thoa kem dưỡng ẩm

 Sử dụng kem dưỡng ẩm để cấp ẩm cho da, dịu da tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy ở chân. Tham khảo bác sĩ để chọn loại kem phù hợp nhất và kiên trì bôi 2 lần/ngày.

  • Bổ sung vitamin C

Tăng cường bổ sung vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm trùng và dị ứng. Ngoài ra loại vitamin này còn có tác dụng ức chế quá trình giải phóng Histamine, giảm hiện tượng nổi mề đay trên da.

2. Sử dụng thuốc

Dùng thuốc cho những trường hợp bị nổi mề đay ở chân kéo dài hoặc nghiêm trọng. Những loại thuốc trị mề đay có thể được kê đơn gồm:

  • Thuốc kháng Histamine: Điều trị dị ứng, giảm ngứa.
  • Corticoid: Điều trị mề đay gây phù mạch hoặc do viêm.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Cyclosporine và Tacrolimus là 2 loại thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng phổ biến nhất.
  • Thuốc chống trầm cảm: Kê đơn thuốc chống trầm cảm nếu nổi mề đay gây căng thẳng và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Thuốc kháng sinh: Điều trị nhiễm trùng.
chân bị nổi mề đay
Corticoid dạng tiêm có thể được chỉ định cho những trường hợp nặng

Xem thêm: 10 loại thuốc trị mề đay cho trẻ em hiệu quả và an toàn

Một số lưu ý khi bị nổi mề đay ở chân

Một số lưu ý dưới đây có thể hỗ trợ điều trị bệnh mề đây ở chân:

  • Tránh gãi hay chà xát lên vùng da đang bị tổn thương.
  • Không nên đi tất hay mặc quần áo chật để tránh ma sát trên bề mặt da.
  • Khi thời tiết thay đổi cần che chắn cẩn thận trước lúc ra ngoài.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để hạn chế tình trạng khô da, ngăn ngừa nguy cơ nổi mề đay trên diện rộng.
  • Thoa kem chống nắng và che chắn làn da khi ra ngoài.
  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng thời gian điều trị, chẳng hạn như thịt bò, hải sản.
  • Tránh xa các tác nhân có thể gây kích ứng như thuốc lá, nấm mốc, mạt bụi, phấn hoa, lông thú…

Nổi mề đay ở chân thường không nguy hiểm nhưng có thể lan rộng, gây ngứa ngáy khó chịu trong thời gian dài. Chú ý chăm sóc và điều trị đúng cách để sớm khắc phục.

Bài đọc thêm:

Chia sẻ:
Không gian Nhất Nam Y Viện Nhất Nam Y Viện: Địa chỉ chữa mề đay an toàn, hiệu quả bằng YHCT người bệnh đánh giá cao

Nhất Nam Y Viện là một trong những địa chỉ khám chữa mề đay mẩn ngứa tin cậy của nhiều…

Thuốc Chophytol – Công dụng, Cách dùng, Giá bán & Lưu ý

Thuốc Chophytol là dược phẩm của Công ty Rosa-Phytopharma Laboratoires - Pháp. Thuốc có tác dụng lợi mật, thông tiểu,…

Nếu các mẩn đỏ không kèm theo sốt, bé bỏ bú li bì thì không nguy hiểm Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng là do bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng thường do dị ứng, viêm da, nổi mề đay mẩn ngứa.…

Lá trầu không chữa bệnh mề đay có thực sự hiệu quả? Hướng dẫn dùng lá trầu không chữa bệnh mề đay đúng cách

Nhiều người lựa chọn lá trầu không chữa bệnh mề đay vì dược liệu có nguồn gốc tự nhiên, an…

Mề đay vẽ nổi trên da Bệnh mề đay vật lý là gì? Phân biệt với các loại mề đay khác

Mề đay vật lý là tình trạng phát ban trên cơ thể bởi những yếu tố liên quan đến vật…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua