Cách Chữa Mề Đay Bằng Gừng với 7 Mẹo Hay Dân Gian
Cách chữa mề đay bằng gừng không chỉ dễ thực hiện mà còn có độ an toàn cao và mang lại hiệu quả tốt. Gừng chứa hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn, có khả năng giảm mề đay mẩn ngứa.
Có nên chữa mề đay bằng gừng không?
Cách dùng gừng chữa bệnh mề đay là phương pháp chữa bệnh theo dân gian được nhiều người ứng dụng. Theo tài liệu y học cổ truyền, gừng (sinh khương) có tên khoa học là Zingiber officinale (Willd.) Roscoe, tên dược là Rhizoma zingiberis Recens.
Gừng có vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm, quy vào kinh Tỳ, Vị và Phế. Vị thuốc này có công dụng giải biểu, tăng tiết mồ hôi, sát khuẩn, kháng viêm, giảm ho và làm ấm phế. Gừng cũng giúp điều trị nôn và giải độc hiệu quả.
Theo nghiên cứu, hợp chất gingerol chịu trách nhiệm cho phần lớn các đặc tính y học của gừng. Chất này có khả năng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ vậy mà việc sử dụng có thể giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu, giảm sưng và đỏ liên quan đến mề đay.
Những hợp chất trong gừng cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, có thể tăng khả năng chống lại các phản ứng dị ứng của cơ thể. Đặc biệt vị thuốc này hoạt động như một chất ức chế histamine tự nhiên, giúp giảm triệu chứng của bệnh nổi mề đay mẩn ngứa.
Tuy nhiên, nên lưu ý rằng cách chữa mề đay bằng gừng không phải là phương pháp chữa trị chính thức cho mề đay và không thể thay thế cho việc tư vấn y tế. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mề đay mẩn ngứa, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Tham khảo thêm: Top 6 Cách Chữa Bệnh Nổi Mề Đay Tại Nhà Bằng Dân Gian Hiệu Quả
Hướng dẫn 7 cách chữa mề đay bằng gừng hiệu quả
Có 7 cách sử dụng gừng đơn giản trong điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa:
1. Tắm với nước gừng
Dùng gừng nấu nước tắm mỗi ngày có thể giúp giảm ngứa ngáy, giảm sưng và nổi mẩn đỏ khó chịu. Đồng thời giúp thư giãn cơ thể và làm sạch da. Cách này đặc biệt phù hợp với những người bị ngứa toàn thân do mề đay.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi lớn, cạo vỏ, rửa sạch rồi để ráo
- Đập dập gừng hoặc thái lát mỏng rồi cho vào nồi cùng với 2 lít đun sôi
- Đun khoảng 10 phút để tinh chất dược liệu hòa với nước thì tắt bếp
- Cho thêm 2 muỗng muối vào và khuấy đều
- Dùng nước này pha với nước mát để có nhiệt độ phù hợp và tắm
- Áp dụng đều đặn mỗi ngày đến khi mề đay thuyên giảm hẳn
2. Chữa nổi mề đay bằng rượu gừng
Thực tế, rượu không có tác dụng chữa mề đay mẩn ngứa, các bệnh viêm da. Tuy nhiên, khi ngâm cùng với gừng sẽ mang lại công dụng kiểm soát mẩn ngứa, đau rát hiệu quả. Lúc này, rượu được xem như là chất xúc tác để các hoạt chất có trong thảo dược phát huy công dụng tốt nhất, đồng thời giúp bảo quản trong thời gian dài, không gây hư hỏng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1kg gừng tươi, cạo vỏ và rửa sạch
- Sau đó thái từng lát mỏng và để ráo
- Cho tất cả vào hũ thủy tinh và đổ rượu trắng ngậm dược liệu
- Đậy kín nắp, để ở nơi khô ráo thoáng mát
- Ngâm khoảng 1 tháng là có thể sử dụng
- Mỗi lần lấy một ít rượu gừng thoa đều lên vùng da bị mề đay
- Ngày thoa 2 lần để đạt được kết quả tốt nhất
XEM THÊM: Trị nổi mề đay bằng rượu sao cho đúng?
3. Gừng tươi kết hợp lá trầu không chữa mề đay
Cách dùng lá trầu không chữa bệnh mề đay có thể giúp sát khuẩn, kháng viêm và giảm nổi mề đây mẩn ngứa trên da. Dùng kết hợp với gừng có thể tăng thêm hiệu quả chữa bệnh.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chọn 1 củ gừng tươi, rửa sạch và đập dập
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, ngâm rửa sạch với nước sinh lý thì để ráo
- Đun sôi 2 lít nước rồi cho tất cả vào đun thêm 10 phút nữa rồi tắt bếp
- Để nước bớt nóng thì pha với nước mát để có nhiệt độ phù hợp
- Dùng nước này ngâm rửa hoặc tắm, có thể tận dụng phần bã chà xát nhẹ nhàng để cải thiện cơn ngứa ngáy
4. Công thức gừng tươi và mật ong giảm nổi mề đay
Mật ong có đặc tính kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, làm dịu và chữa lành tổn thương. Vì vậy, việc sử dụng có thể giúp giảm viêm, ngứa ngáy và đỏ ở các vùng bị mề đay. Đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng ở vùng da bị tổn thương.
Ngoài ra mật ong còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch. Nó cũng giúp giảm các phản ứng dị ứng
Với nhiều lợi ích, cách dùng gừng kết hợp mật ong có thể tạo ra một bài thuốc chữa bệnh mề đay mẩn ngứa hiệu quả, giúp khắc phục bệnh từ bên trong.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cho vài lát gừng tươi vào cốc và hãm với 200ml nước sôi
- Sau 15 phút thì cho 1 muỗng mật ong nguyên chất vào
- Khuấy đều và uống khi còn ấm
5. Chữa mề đay mẩn ngứa bằng gừng tươi và lá trà xanh
Lá trà xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, kháng khuẩn. Khi dùng có thể giảm các phản ứng dị ứng, viêm da và nổi mề đay từ bên trong.
Đặc biệt kết hợp gừng tươi và lá trà xanh có thể làm dịu vùng da bị tổn thương, giảm nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy hiệu quả. Cách này cũng giúp ngăn ngừa bệnh tái phát, tăng cường hàng rào bảo vệ da trước những tác nhân gây hại.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chọn lá trà xanh tươi, không sâu bệnh khoảng 1 nắm. Ngâm rửa rồi để ráo
- Gừng mang đi cạo vỏ, rửa sạch rồi thái nhỏ
- Đun sôi 1.5 – 2 lít nước rồi cho các dược liệu vào đun thêm 10 phút nữa thì tắt bếp
- Cho thêm 1 muỗng muối để tăng tác dụng chữa bệnh
- Đợi đến khi nước nguội thì dùng nước này để tắm, vệ sinh vùng da bị mề đay
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn
6. Gừng tươi kết hợp với lá khế giảm ngứa, nổi mề đay
Lá khế được biết đến là thảo dược tự nhiên lành tính, không chứa độc, được sử dụng trong bài thuốc chữa nổi mề đay mẩn ngứa cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Thảo dược chứa các thành phần kháng viêm, sát khuẩn, giúp giải độc và giảm ngứa ngáy,…
Kết hợp gừng và lá khế có thể mang lại tác dụng tốt trong chữa các bệnh viêm da nói chung và nổi mề đay mẩn ngứa nói riêng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, cạo vỏ rồi rửa sạch và đập dập
- Hái 1 nắm lá khế tươi, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo
- Cho các thảo dược vào nồi cùng với 2 lít và đun sôi
- Đến khi sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp và để nguội
- Dùng nước này để vệ sinh vùng nổi mày đay và tắm
- Có thể tận dụng phần bã chà xát nhẹ nhàng để giảm ngứa ngáy
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: 4 cách chữa mề đay bằng lá khế hiệu quả, đơn giản nhất
7. Món ăn từ gừng hỗ trợ trị mề đay mẩn ngứa
Các nghiên cứu nhận thấy, hệ miễn dịch suy giảm làm tăng nguy cơ nổi mề đay mẩn ngứa. Trong khi những món ăn từ gừng có tác dụng trị nổi mề đay do dị ứng thực phẩm, tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và chống nôn.
Việc bổ sung gừng vào thực đơn còn giúp kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn. Đồng thời làm giảm tình trạng lạnh bụng, đau bụng, khó tiêu. Vì vậy người bị mề đay mẩn ngứa có thể thường xuyên ăn mứt gừng, yến sào chưng gừng, canh gừng chay, thịt kho gừng,…
Lưu ý khi chữa mề đay bằng gừng
Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả điều trị tốt nhất khi áp dụng các cách chữa từ gừng, người bị nổi mề đay mẩn ngứa cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Các cách chữa bệnh từ gừng chỉ phù hợp với người bị nổi mề đay ở mức độ nhẹ, chưa xuất hiện lở loét, rỉ dịch,… Trường hợp bệnh tiến triển nặng, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.
- Trước khi dùng, cần ngâm rửa sạch các dược liệu với nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn, hóa chất, nấm mốc,… ngăn nhiễm trùng.
- Chỉ nên sử dụng gừng với lượng vừa đủ, không lạm dụng do gừng có tính nóng, có thể gây tác dụng phụ.
- Mề đay mẩn ngứa xảy ra do nhiều tác nhân khác nhau, nếu không xác định được dị nguyên sẽ khiến bệnh tái phát thường xuyên. Vì vậy, bên cạnh áp dụng các mẹo chữa từ gừng, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây nổi mề đay và cách ly chúng
- Thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc da, vệ sinh cá nhân để bảo vệ, tăng cường hàng rào bảo vệ da trước những tác nhân gây dị ứng, kích ứng.
Trên đây là 7 cách chữa mề đay bằng gừng cũng như một số lưu ý trong quá trình thực hiện. Các mẹo chữa từ thảo dược nói chung chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ. Bên cạnh đó, hiệu quả cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào cơ địa, do đó bạn nên cân nhắc khi áp dụng mẹo chữa này.
Có thể bạn quan tâm:
- 5 cách chữa mề đay bằng lá tía tô đơn giản mà hay
- Chữa Mề Đay Bằng Lá Đinh Lăng qua 3 Cách hay dân gian
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!