Hướng dẫn dùng lá trầu không chữa bệnh mề đay đúng cách

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nhiều người lựa chọn lá trầu không chữa bệnh mề đay vì dược liệu có nguồn gốc tự nhiên, an toàn đối với sức khỏe. Ngoài ra dược liệu còn mang đến nhiều lợi ích trong điều trị.

Lá trầu không chữa bệnh mề đay có thực sự hiệu quả?
Lá trầu không chữa bệnh mề đay giúp kháng viêm, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh

Công dụng chữa bệnh mề đay của lá trầu không

Lá trầu không là một loại cây thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), có tên khoa học là Piper betle L. Theo Y học cổ truyền, loại thảo dược này có vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm, tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, sát trùng và trừ phong.

Khi dùng có thể giúp sát khuẩn vết thương, chữa chứng ngứa, viêm da, mụn nhọt, nổi mề đay mẩn ngứa và dị ứng. Thảo dược đặc biệt thích hợp với người có da nổi mẩn ngứa thành từng mảng, nổi mề đay vật lý, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc…

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, tinh dầu của lá trầu không chứa các nhóm kháng sinh mạnh có khả năng ức chế và tiêu diệt nhiều chủng vi khuẩn như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn…

Thảo dược cũng chứa các hoạt chất kháng viêm và kháng nấm mạnh. Vì vậy thảo dược thường được dùng để làm sạch vùng kín, điều trị nấm da.

2 cách dùng lá trầu không chữa bệnh mề đay

Trong dân gian, tác dụng của lá trầu không không được lý giải và kiểm chứng chặt chẽ như Y học hiện đại. Tuy nhiên, người dân vẫn lưu truyền bài thuốc chữa bệnh mề đay bằng lá trầu không cho đến nay là vì thực tế đã có nhiều người áp dụng và thành công.

Dưới đây là 2 cách chữa bệnh mề đay bằng lá trầu không:

Bài thuốc ngâm rửa trị mề đay bằng lá trầu không

Nguyên liệu cần có:

  • Nước sạch: 3 lít
  • Lá trầu không: 10 – 20 lá
  • Muối trắng: 1 muỗng

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không đem rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng 15 phút rồi vớt để ráo
  • Tiếp đó, cho lá trầu vào nồi và đổ nước vào
  • Nước sôi khoảng 5 – 10 phút, tắt bếp, chờ đến khi nước còn ấm, ngâm vùng da bị nổi mề đay
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi tối.
Có thể dùng lá trầu không chữa mề đay ở tay.
Ngâm rửa với nước lá trầu không giúp giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy khó chịu

Bài thuốc đắp lá trầu không chữa mề đay

Cần chuẩn bị:

  • Lá trầu không: 5 lá
  • Muối trắng: 1 muỗng
  • Cối và chày giã
  • Tấm vải sạch

Cách làm đơn giản sau:

  • Người bệnh rửa sạch lá trầu không và ngâm nước muối pha loãng 15 phút rồi vớt để ráo
  • Sau đó, cho lá trầu cùng với muối vào cối và giã nát
  • Dùng hỗn hợp đắp lên bộ phận hoặc vùng da bị mề đay
  • Tiếp đó, sử dụng vải sạch băng lại
  • Chờ khoảng 20 – 30 phút để các hoạt chất, tinh dầu có trong lá trầu không thấm sâu, bệnh nhân tháo ra và vệ sinh lại bằng nước sạch rồi lau khô
  • Thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày, mỗi tuần thực hiện 3 – 4 lần. 

 

Trị mề đay bằng lá trầu không có hiệu quả không? Cần lưu ý gì?

Cũng như nhiều mẹo dân gian khác, cách trị nổi mề đay mẩn ngứa bằng lá trầu không chỉ giúp xoa dịu triệu chứng ngứa ngoài da tạm thời. Sau khi ngưng sử dụng, mề đay lại tái phát. Nguyên nhân là do:

  • Mẹo dân gian thường được áp dụng theo cảm tính, định lượng có thể không phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Hiệu quả của các bài thuốc này đối với bệnh mề đay vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng
  • Việc sử dụng 1 loại thảo dược cho dược tính thấp không đủ để loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Mề đay có thể tái phát bất cứ lúc nào khi cơ thể không được bảo vệ.
  • Việc sử dụng quá liều lượng, nguyên liệu không sạch, không đảm bảo vệ sinh khi áp dụng có thể gây phồng rộp da, tổn thương, nhiễm trùng…
Cẩn trọng trong sử dụng lá trầu không chữa mề đay
Cẩn trọng khi dùng lá trầu không chữa mề đay, nên dùng đúng liều và đúng cách

Khi áp dụng bài thuốc chữa bệnh mề đay bằng lá trầu không, bệnh nhân nên chú ý những điểm sau:

  • Dùng lá trầu không chữa bệnh mề đay có hiệu quả chậm, cần thời gian dài. Vì vậy, để cải thiện triệu chứng bệnh, người bệnh cần kiên trì và không nóng vội.
  • Bài thuốc này chỉ có tác dụng tạm thời ở một số trường hợp bệnh nhẹ. Đối với triệu chứng nặng hoặc xuất hiện biến chứng, tốt nhất nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Để tăng công dụng chữa bệnh mề đay bằng lá trầu không, bạn cần:
    • Vệ sinh khu vực bệnh sạch sẽ bằng nguồn nước sạch.
    • Có chế độ ăn lành mạnh, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
    • Tránh xa các chất kích thích, nhất là thực phẩm béo.
    • Nên tích cực tập luyện và giữ tinh thần thoải mái.

Trên đây là toàn bộ thông tin về phương pháp dùng lá trầu không chữa bệnh mề đay. Tuy nhiên, bài thuốc có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, người bệnh nên tham khảo và cân nhắc kỹ trước khi áp dụng.

Bài đọc thêm:

Chia sẻ:
Nổi mề đay là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa với triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống, thẩm mỹ và sức…

Bị nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương có phải dấu hiệu nhiễm trùng?

Bị nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương do nhiều nguyên nhân, trong đó có nhiễm trùng. Tình trạng này…

mề đay mãn tính vô căn Bệnh mề đay mãn tính vô căn: Triệu chứng và cách điều trị

Mề đay mãn tính vô căn là tình trạng nổi mẩn ngứa kéo dài, thường xuyên tái phát nhưng không…

Nổi mề đay sau khi uống rượu bia: Triệu chứng và cách khắc phục

Nổi mề đay sau khi uống rượu bia là hiện tượng hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các…

Mề đay khi mang thai Nổi mề đay khi mang thai – cách điều trị an toàn nhất cho mẹ và bé

Nổi mề đay khi mang thai thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba, chủ yếu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua