19 cách trị nổi mề đay tại nhà giúp hết ngứa nhanh nhất

Có nhiều cách trị nổi mề đay tại nhà đơn giản, lành tính, mang đến hiệu quả tích cực trong việc kiểm soát bệnh lý và giảm triệu chứng. Việc áp dụng có thể giúp giảm nhanh cơn ngứa, sẩn phù và nhiều triệu chứng khác.

19 cách trị nổi mề đay tại nhà hiệu quả nhanh
Bệnh mề đay được đặc trưng bởi sự hình thành của các mảng sẩn phù trên quầng da đỏ, rất ngứa. Bệnh thường giảm nhanh khi dùng những biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà, bao gồm:
1. Cách trị nổi mề đay bằng lá khế
Lá khế được xem là cứu cánh cho nhiều người bị nổi mề đay. Thảo dược này có tác dụng đào thải độc tố tích tụ dưới da, giải nhiệt, kháng khuẩn, làm dịu cơn ngứa. Lá khế cũng giúp chống lại sự hình thành của các mảng mề đay sưng phù trên bề mặt da.
Cách dùng:
Hái một nắm lá khế đem rửa sạch. Đun sôi kỹ với 3 bát nước, để nguội rồi lấy rửa khu vực da bị nổi mề đay mỗi ngày 2 lần.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp lấy lá khế sao cho nóng lên rồi chà sát lên vết mề đay. Hơi nóng sẽ đưa các hoạt chất trong lá khế thấm vào da nhanh hơn và xoa dịu cơn ngứa tức thì.
>> Tham khảo thêm: 4 Cách chữa mề đay bằng lá khế theo kinh nghiệm người xưa
2. Chườm khăn lạnh trị nổi mề đay
Đây cũng là một trong những cách trị nổi mề đay tại nhà cho hiệu quả tích cực được nhiều người áp dụng. Phương pháp này thích hợp cho những người bị nổi mề đay nhẹ, tổn thương trên da chỉ khu trú trong phạm vi nhỏ.

Lấy một cái khăn nhúng vào nước đá lạnh, sau đó đắp lên da liên tục 5 – 10 phút. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp làm dịu kích thích ở mao mạch lớp trung bì, giảm ngứa, làm vết mề đay nhanh lặn xuống.
3. Tắm nước mát
Tắm nước mát giúp làm dịu các triệu chứng khi bị nổi mề đay trên diện rộng. Nước mát giúp làm dịu da, giảm ngứa, các vết mề đay nhanh lặn.
Ngoài ra khi tắm, toàn bộ dầu nhờn, bụi bẩn cùng các yếu tố dị nguyên trên da sẽ được loại bỏ. Từ đó giúp giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, nóng rát ngoài da.
4. Đảm bảo cơ thể luôn mát mẻ
Đảm bảo cơ thể luôn mát mẻ là cách trị nổi mề đay tại nhà đơn giản. Cơ thể quá nóng sẽ thúc đẩy các mảng mề đay tiếp tục nổi nhiều gây ngứa ngáy dữ dội hơn. Chính vì vậy, bạn cần duy trì nhiệt độ ổn định cho cơ thể để mề đay nhanh lặn.
Một số giải pháp đơn giản giúp cơ thể luôn mát mẻ:
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong những ngày thời tiết khô hanh, nóng nực
- Mặc quần áo thoải mái, sáng màu. Sử dụng các trang phục có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt
- Uống nước nhiều, đều đặn
- Tắm rửa thường xuyên
- Mở hết các cửa sổ trong nhà để không khí được lưu thông
5. Cách trị nổi mề đay bằng nha đam
Nha đam chứa 96% là nước. Bên cạnh đó còn có các vitamin A, B, C, E, axit amin và khoáng chất dồi dào. Chúng có tác dụng dưỡng ẩm cho da, tiêu diệt vi khuẩn, xoa dịu cơn ngứa và loại bỏ cảm giác nóng rát bên ngoài tổn thương.
Đặc biệt, nha đam cung cấp nhiều polyphenol – một chất có khả năng chống oxy hóa mạnh. Chất này có khả năng phục hồi các tế bào bị sưng viêm, nâng cao sức đề kháng của làn da nói riêng và của cơ thể nói chung.
Thực hiện cách chữa nổi mề đay tại nhà bằng nha đam như sau:
- Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi
- Đem rửa sạch, nạo bỏ đi lớp vỏ màu xanh bên ngoài
- Phần ruột bên trong xắt lát mỏng và đắp trực tiếp lên trên bề mặt vết mề đay
- Để như vậy 15 phút sau gỡ hết các lát nha đam ra khỏi da và rửa sạch lại bằng nước ấm.
6. Ngưng sử dụng các sản phẩm gây kích ứng
Tránh sử dụng xà bông tắm không phù hợp, chứa nhiều chất tẩy rửa hoặc hóa chất tạo mùi. Trong thời gian bị bệnh, tốt nhất bạn nên lựa chọn các loại xà phòng dịu nhẹ, không chứa hương liệu hoặc dùng sữa tắm dành cho người bị nổi mề đay được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo.
7. Uống nhiều nước
Nước rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là cho người đang bị nổi mề đay. Uống đủ 2 lít mỗi ngày đểđiều hòa thân nhiệt cho cơ thể, giảm cảm giác nóng rát ở vùng tổn thương. Đồng thời đẩy nhanh quá trình hydrat hóa giúp các tế bào da được khỏe mạnh và có tốc độ tái tạo nhanh hơn.

Ngoài ra nước còn góp phần quan trọng trong việc đào thải các yếu tố dị nguyên gây nổi mề đay bên trong cơ thể, chẳng hạn như hóa chất bảo quản, thực phẩm dị ứng… Lưu ý tránh uống nước ngọt có ga hoặc các thức uống có tính kích thích như cà phê, trà đặc.
8. Thoa kem dưỡng ẩm
Dùng kem dưỡng ẩm nếu bị nổi mề đay trong những ngày thời tiết khô hanh. Sản phẩm này có tác dụng cấp ẩm, giảm khô da, giảm ngứa và ngăn những đợt bùng phát của bệnh mề đay mẩn ngứa.
Nên ưu tiên lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm có chứa thành phần kẽm và vitamin B5. Những chất này có tác dụng sát trùng, giảm ngứa và kích thích phục hồi tế bào da bị tổn thương.
Xem ngay: Bị nổi mề đay phải làm sao để hết ngứa? Chuyên gia giải đáp
9. Cách chữa nổi mề đay bằng mật ong
Mật ong được sử dụng như một phương thuốc chữa nổi mề đay tại nhà nhờ chứa nguồn dưỡng chất dồi dào, bao gồm: Vitamin B, E, polyphenol, axit amin và các chất chống oxy hóa. Chúng giúp dưỡng ẩm, giảm khô da, xoa dịu cơn ngứa, đồng thời tăng cường sản sinh collagen cho làn da khỏe mạnh hơn.
Cách sử dụng:
- Rửa sạch và lau khô vùng da bị nổi mề đay
- Lấy lượng mật ong nguyên chất vừa đủ, bôi lên những nơi cần điều trị khoảng 15 phút. Có thể kết hợp sữa chua, nha đam hay dầu dừa với mật ong theo tỷ lệ 1:1.
10. Mẹo trị nổi mề đay bằng nghệ
Nghệ chứa curcumin, có khả năng giảm viêm, chống ngứa, làm tăng tốc độ phục hồi lớp màng lipid bảo vệ cho da. Thảo dược này còn có tác dụng giảm thâm sẹo cho những trường hợp bị chàm và các bệnh ngoài da khác.

Cách dùng:
- Giã nát nghệ tươi, vắt lấy nước cốt và thoa lên trên chỗ bị nổi mề đay vài lần trong ngày.
- Nếu dùng bột nghệ, hãy pha loãng với nước và thêm vào chút mật ong rồi bôi lên da.
Có thể dùng nghệ làm gia vị trong các món ăn hàng ngày để đẩy lùi bệnh mề đay từ bên trong lẫn bên ngoài cơ thể.
11. Tắm nước lá chè xanh
Tắm nước lá chè xanh là một trong những cách chữa bệnh mề đay mẩn ngứa tốt và an toàn. Lá chè xanh tính mát, có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, làm mát da.
Ngoài ra, hoạt chất EGCG có trong lá trà hoạt động như một chất sát trùng, giúp giảm ngứa, ngăn ngừa bội nhiễm. Chất polyphenol sẵn có trong lá trà cũng giúp giảm hiện tượng nóng rát trên da.
Khi dùng, hái lá trà đem nấu với 1 lít nước trong 10 phút. Sau đó pha loãng lá trà với nước sạch để tắm rửa mỗi ngày 1 – 2 lần.
12. Cách trị mề đay bằng gừng
Gừng có đặc tính kháng viêm tự nhiên, giảm ngứa ngáy, giảm đau và chống bội nhiễm. Thảo dược này cũng giúp kích thích tuần hoàn máu, tăng tốc độ lành da.
Thêm gừng vào món ăn, nấu nước gừng xông hơi hoặc thái mỏng gừng chà nhẹ lên khu vực da đều mang đến hiệu quả.
13. Cách chữa nổi mề đay bằng trà thảo dược
Một số loại trà thảo dược, chẳng hạn như trà hoa cúc, trà cam thảo… có tác dụng làm thư giãn thần kinh, giảm các mảng sưng phù trên da. Mỗi ngày bạn có thể uống từ 2 – 3 tách trà ấm. Kết hợp với các mẹo chữa trị khác sẽ giúp trị nổi mề đay hiệu quả hơn.

14. Bài thuốc chữa nổi mề đay từ cây chó đẻ
Cây chó đẻ là một loại thảo dược có khả năng giải độc tốt. Nó cũng giúp ức chế phản ứng dị ứng trong cơ thể gây nên tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa trên da.
Cách sử dụng:
- Dùng 100g cây chó đẻ tươi đem sắc với nước đặc uống vài lần trong ngày. Dùng liên tục vài ngày liền đến khi các nốt mề đay mới không còn nổi nữa.
- Hoặc lấy cây chó đẻ rửa sạch, giã nát, đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị mỗi ngày 2 – 3 lần. Mỗi lần đắp khoảng 10 phút.
15. Chữa mề đay bằng lá kinh giới
Theo y học cổ truyền, lá kinh giới có tính ấm, tác động đến các kinh phế, can; giúp cầm máu, sát trùng, giảm ngứa da. Vị thuốc này được dùng trong điều trị các bệnh lý như đau nhức xương khớp, cảm lạnh, cảm cúm, viêm da cơ địa và cả bệnh nổi mề đay.
Cách dùng:
- Rửa sạch 1 nắm lá kinh giới, cho vào chảo sao nóng cùng với một ít muối hột
- Đổ hỗn hợp này vào trong một cái khăn mỏng, bọc lại và chườm lên những chỗ có vết mề đay sẽ thấy dễ chịu hơn.
Tìm hiểu chi tiết: Cácbài thuốc chữa mề đay bằng lá kinh giới giúp giảm nhanh cơn ngứa
16. Mẹo chữa nổi mề đay bằng lá tía tô
Nghiên cứu đã chỉ ra, trong lá tía tô chứa nhiều hoạt chất quý như limonen hay hydrocumin. Chúng có tác dụng kháng viêm, giảm đau, sát trùng. Qua đó làm dịu cơn ngứa ngáy khó chịu.
Khi dùng, nấu nước tía tô ngâm rửa vùng da bị bệnh, có thể kết hợp sắc lá lấy nước uống. Liều dùng theo đường miệng là 100g mỗi ngày.
17. Cách trị nổi mề đay bằng lá bạc hà
Nhờ chứa nhiều vitamin A và axit salicylic, bạc hà giúp chống nhiễm trùng, làm sạch bã nhờn, bụi bẩn và vi khuẩn bám dính trên bề mặt da.

Cách sử dụng:
- Thêm vài giọt tinh dầu bạc hà vào trong nước tắm nếu bị nổi mề đay ở nhiều vị trí trên cơ thể.
- Hoặc lấy vài lá bạc hà giã nhuyễn rồi trộn chung với một chút mật ong hoặc sữa chua không đường, thoa lên da. Áp dụng cách này 1- 2 lần trong ngày.
18. Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống hàng ngày là yếu tố quan trọng quyết định đến chức năng hoạt động của hệ miễn dịch. Một khi hệ thống phòng ngự của cơ thể hoạt động ổn định và cơ thể có sức đề kháng tốt thì các nốt mề đay cũng ít có cơ hội xuất hiện trên da.
- Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C và probiotic như sữa chua, trái cây có múi, ớt chuông đỏ, rau súp lơ xanh, dâu tây.
- Ăn các thực phẩm có tính mát như rau diếp cá, mồng tơi, bí xanh… để giải nhiệt cơ thể, giảm cảm giác nóng rát khó chịu và khiến các mảng mề đay nhanh lặn.
- Chú ý tránh các thực phẩm có thể kích hoạt cơn ngứa và làm mề đay nổi nhiều hơn như: Tôm, cua, tiêu, ớt, thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhiều dầu mỡ…
19. Sử dụng thuốc không kê đơn
Dùng thuốc trị nổi mề đay cho những trường hợp vừa đến nặng, tái phát nhiều lần và kém đáp ứng với những biện pháp khác. Dựa vào tình trạng, bác sĩ có thể chỉ định:
- Thuốc Calamine
- Thuốc kháng histamin
>> Lưu ý: Tất cả các cách chữa mề đay tại nhà có thể giảm nhẹ tình trạng ngứa, nổi ban. Tuy nhiên việc điều trị không dùng thuốc thường không thể chữa được dứt điểm căn nguyên. Mề đay sẽ lại tái phát khi có điều kiện và thậm chí nặng hơn nếu điều trị không phù hợp.
Theo các chuyên gia da liễu, bạn nên ngưng các cách chữa tại nhà kể trên khi:
- Bị nổi mề đay có biểu hiện nghiêm trọng: Sốc phản vệ, khó thở, tức ngực, sưng lưỡi, sưng miệng, đau cổ họng, chóng mặt.
- Mề đay tái phát liên tục nhiều đợt trong năm
- Bạn đã áp dụng những cách trị nổi mề đay tại nhà nhưng triệu chứng bệnh không cải thiện mà còn có khuynh hướng nặng hơn.
Trên đây là 19 cách trị nổi mề đay tại nhà giúp hết ngứa nhanh nhất, không nên bỏ qua. Người bệnh có thể áp dụng để sớm khắc phục tình trạng.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị nổi mề đay có nên kiêng gió không? Chuyên gia giải đáp
- Cách Chữa mề đay bằng rượu và những lưu ý
