Bệnh mề đay mãn tính vô căn: Triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Mề đay mãn tính vô căn là tình trạng nổi mẩn ngứa kéo dài, thường xuyên tái phát nhưng không rõ nguyên nhân. Tình trạng này có thể được kiểm soát tốt khi dùng thuốc và chăm sóc da.

mề đay mãn tính vô căn
Mề đay mãn tính vô căn là một dạng nổi mề đay kéo dài không rõ nguyên nhân

Bệnh mề đay mãn tính vô căn là gì?

Mề đay mãn tính vô căn là thuật ngữ chỉ tình trạng nổi mề đay kéo dài (trên 6 tuần) và tái phát thường xuyên mà không rõ nguyên nhân. Bệnh gây nổi mẩn đỏ ngứa khắp người hoặc chỉ ảnh hưởng đến vài khu vực, có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào.

Nổi mề đay mẩn ngứa không phải là bệnh lây nhiễm.Tuy nhiên, người bệnh có thể bị ngứa toàn thân nếu gãi hoặc chà xát nhiều. Mặt khác, bệnh liên quan đến yếu tố di truyền. Điều này có nghĩa cha mẹ bị nổi mề đay mãn tính vô căn có thể di truyền cho con cái. 

ĐỌC NGAY: Mề đay mẩn ngứa do HIV – Dấu hiệu nhận biết

Nguyên nhân gây mề đay mãn tính vô căn

Không rõ vì sao chứng mề đay mãn tính vô căn xảy ra. Tuy nhiên, bệnh có thể liên quan đến nhiều yếu tố như:

  • Tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên: Sâu bướm, lông thú, phấn hoa, mạt bụi…
  • Dung nạp thực phẩm dễ gây dị ứng: cá, hải sản, hành tây, trứng…
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị: thuốc kháng viêm không steroid, aspirin, morphin, codein, thuốc tránh thai…
  • Bị viêm cơ xơ hóa hay viêm da thần kinh.
  • Các nhiễm trùng: bệnh amip, sán lá gan, virus viêm gan B, giardia…
  • Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi.
  • Bị ung thư hay các bệnh lý về tuyến giáp.

Triệu chứng mề đay mãn tính vô căn

Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và kéo dài, cụ thể:

  • Xuất hiện các mẩn đỏ, phù nề trên da
  • Ngứa ngáy rất khó chịu
  • Nổi mụn nước hoặc xuất huyết dưới da

Triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn khi căng thẳng, gãi hoặc chà xát, thời tiết nóng ẩm làm đổ nhiều mồ hôi.

Triệu chứng toàn thân:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Sốt
  • Khó thở
  • Nhức đầu
bệnh mề đay mãn tính vô căn
Ngoài các triệu chứng trên da, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu khác, điển hình là sốt

Chẩn đoán mề đay mãn tính vô căn

Bác sĩ sẽ kiểm tra triệu chứng và bệnh sử để chẩn đoán. Ngoài ra các xét nghiệm bổ sung sẽ được thực hiện gồm:

  • Xét nghiệm giải phóng histamin basophil
  • Xét nghiệm kháng thể antithyroglobulin
  • Xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp
  • Xét nghiệm da huyết thanh tự động

Mề đay mãn tính vô căn được điều trị như thế nào?

Mặc dù không thể chữa dứt điểm nhưng việc điều trị sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng.

Chữa mề đay mãn tính tại nhà

Dùng các thảo dược như lá khế, sai đất, lá trà xanh để giúp giảm tạm thời các triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa.

  • Lá khế chua: Dùng 1 nắm lá khế chua đun sôi rồi pha nước tắm. Đồng thời, lấy một nắm lá khác giã nát, bôi lên vùng da bị mề đay.
  • Cây sài đất: Dùng 1 nắm to sài đất rửa sạch, đun nước tắm.
  • Lá trà xanh: Dùng lá trà xanh đun nước tắm, đồng thời hãm lấy nước trà uống hàng ngày.

Dùng thuốc Tây

Để khắc phục các triệu chứng của bệnh mề đay mãn tính vô căn, một số loại thuốc Tây có thể được bác sĩ chỉ định như: 

  • Thuốc kháng Histamine: Đây là thuốc trị mề đay được dùng phổ biến. Loại thường dùng gồm Loratadine, Fexofenadine, Cetirizine, Doxepin, Desloratadine…
  • Corticosteroid: thường được sử dụng trong thời gian ngắn.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Tacrolimus, Cyclosporine…
  • Zonalon: sử dụng tại chỗ ở dạng kem bôi ngoài da.
  • Omalizumab: là thuốc tiêm, thường được dùng với liều 1 lần/tháng.
điều trị mề đay mãn tính vô căn
Dùng thuốc Tây là phương pháp điều trị mề đay mãn tính vô căn thông dụng nhất

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên chủ động báo với bác sĩ khi:

  • Đang mang thai hay cho bé bú
  • Dùng thuốc cho trẻ em
  • Đang dùng bất cứ loại thuốc điều trị nào
  • Bị các bệnh lý mãn tính khác

Chăm sóc và dự phòng mề đay mãn tính

Ngoài việc tuân thủ theo toa thuốc điều trị từ bác sĩ, để nhanh chóng cải thiện tình hình và ngăn ngừa bệnh tái phát, bạn nên:

  • Hạn chế gãi hay chà xát lên vùng da bị tổn thương
  • Thay vì mặc quần áo bó sát, bạn nên mặc đồ thông thoáng, thấm mồ hôi tốt
  • Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm, xà phòng hay chất tẩy rửa mạnh
  • Sử dụng kem dưỡng dịu nhẹ để giữ ẩm cho da
  • Cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể
  • Không tắm quá lâu, chỉ tắm nước ấm, tránh nước nóng
  • Tránh tiếp xúc với chất dị nguyên
  • Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng

Bệnh mề đay mãn tính kiêng gì, nên ăn gì để nhanh khỏi?

Bệnh mề đay mãn tính vô căn là một dạng dị ứng ngoài da, do đó chế độ ăn uống, sinh hoạt có tác động rất lớn đến kết quả điều trị bệnh.

Về chế độ sinh hoạt cần lưu ý:

  • Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  • Hạn chế gãi để không làm tổn thương da gây nhiễm trùng.
  • Không tắm bể bơi, hoặc ao hồ có nguồn nước không đảm bảo trong thời gian phát bệnh.

Về ăn uống, cần hạn chế các thực phẩm sau:

  • Các món ăn có vị tanh dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá, hải sản…
  • Các món ăn nhiều gia vị cay nóng.
  • Các món ăn quá nhiều dầu mỡ như thức ăn nhiều, thực phẩm chiên xào…
  • Hạn chế rượu bia, chất kích thích…

Nên bổ sung các nhóm thực phẩm gồm:

  • Các loại trái cây giàu vitamin C giúp thanh nhiệt  cơ thể.
  • Các loại rau giàu chất xơ.
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin A tốt cho da.
  • Các món ăn cung cấp protein cần thiết cho hoạt động của cơ thể.

Để nhận tư vấn chính xác về tình trạng mề đay mãn tính và phác đồ điều trị thích hợp nhất, bệnh nhân nên thăm khám trực tiếp tại các chi nhánh của Trung tâm Thuốc dân tộc.

THAM KHẢO THÊM:

Chia sẻ:
Bị nổi mề đay phải làm sao để hết ngứa?
Có nhiều cách giúp bạn giải đáp nhanh vấn đề bị nổi mề đay phải làm sao để hết ngứa. Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của bệnh, thường…
Cách chữa mề đay bằng lá hẹ giúp giảm triệu chứng nhanh chóng

Cách chữa mề đay bằng lá hẹ không chỉ đơn giản mà còn mang đến nhiều lợi ích. Nhờ khả…

Mề đay vẽ nổi trên da Bệnh mề đay vật lý là gì? Phân biệt với các loại mề đay khác

Mề đay vật lý là tình trạng phát ban trên cơ thể bởi những yếu tố liên quan đến vật…

Có nên dùng vảy tê tê chữa mề đay?

Cách dùng vảy tê tê chữa mề đay hiện đang được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên có nên sử…

Trị mề đay bằng ngải cứu 3 Cách Trị Mề Đay Bằng Ngải Cứu Hiệu Quả Được Áp Dụng

Cách trị mề đay bằng ngải cứu là phương pháp dân gian được áp dụng phổ biến. Ngải cứu có…

Nguồn gốc bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang điều trị mề đay nổi danh

Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc thảo dược Đông y đặc trị mề đay thuộc sở hữu độc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua