Tê đầu ngón tay là bệnh gì? Cách trị hiện tượng tê đầu ngón tay

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Tê đầu ngón tay có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh hội chứng ống cổ tay, bệnh thần kinh ngoại biên, thiếu máu não cục bộ,… Cho dù là nguyên nhân nào gây nên triệu chứng này, người bệnh cũng cần thăm khám và điều trị sớm, tránh bệnh tiến triển phức tạp và gây biến chứng nguy hiểm.

Tê đầu ngón tay là bệnh gì?

Tê đầu ngón tay có thể là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể khi người bệnh thực hiện các hoạt động thể chất hoặc mang vác nặng. Ngoài ra, hiên tượng này xảy ra cũng có thể là do sinh hoạt sai tư thế hoặc do làm việc không khoa học, thường xuyên mệt mỏi, stress,… 

Tê đầu ngón tay là bệnh gì?
Tê đầu ngón tay gây mất cảm giác, tê bì khiến người bệnh cảm thấy khó chịu

Nếu tê đầu ngón tay xảy ra do các nguyên nhân cơ học này gây nên, người bệnh không cần điều trị, chỉ cần thay đổi thói quen bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu cảm giác này xảy ra thường xuyên, rất có thể người bệnh mắc phải một trong những bệnh lý sau:

1. Bệnh lý thần kinh do chèn ép

Bệnh này xảy ra khi dây thần kinh bị chèn ép gây mất cảm giác ở các cơ của các bộ phận cơ thể. Nguyên nhân dây thần kinh bị chèn ép có thể là do giãn mạch máu, chấn thương hoặc do sự dày lên của cơ hoặc các u nang phát triển gần dây thần kinh.

Thông thường, dây thần kinh bị chèn ép ở khuỷu tay, cổ tay hoặc cẳng tay và cổ có thể gây tê đầu ngón tay dẫn đến mất cảm giác. 

⇒ Trị bệnh lý thần kinh do chèn ép

Để giải quyết tình trạng tê đầu ngón tay do dây thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân trước tiên nên thay đổi lối sống. Tốt nhất nên tạo môi trường làm việc hợp vệ sinh lao động hơn để cải thiện triệu chứng bệnh lý dây thần kinh đã phát triển do các thao tác sai trong công việc gây nên.

Đồng thời, người bệnh nên áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, tập luyện,… để làm giảm các cơ căng cứng gây chèn ép lên dây thần kinh. Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị này còn giúp ngăn ngừa triệu chứng tê đầu ngón tay xuất hiện trong tương lai.

Trong trường hợp chèn ép dây thần kinh là do trọng lượng cơ thể gây nên, bệnh nhân nên có chế độ ăn lành mạnh kết hợp tập luyện đều đặn để giúp giảm cân nặng và cải thiện bệnh. Còn nếu bệnh lý thần kinh do chèn ép nặng, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện phẫu thuật đều điều trị.

Tham khảo thêm: Ngón chân, lòng bàn chân bị tê như kim châm: Nguyên nhân và cách trị

2. Hội chứng ống cổ tay

Theo Hội Phẫu thuật Bàn tay Mỹ (ASSH) cho biết, một trong những nguyên nhân tê đầu ngón tay là do bệnh hội chứng ống cổ tay gây nên. Theo các chuyên gia xương khớp, ống cổ tay là một trong những đường đi qua gốc bàn tay. Nếu dây thần kinh giữa đi qua đó bị chèn ép có thể gây ngứa hoặc tê đau ở các đầu ngón tay, bao gồm ngón tay cái, ngón trỏ, ngón đeo nhẫn và ngón giữa.

Bệnh thường gây tê đầu ngón tay nếu người bệnh ngủ với tư thế đặt tay không phù hợp. Để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay, ngoài việc khai thác tiền sử bệnh và hỏi một vài câu hỏi liên quan, bác sĩ còn yêu cầu người bệnh thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng như chụp x – quang, MRI,…

Hội chứng ống cổ tay
Nguyên nhân gây tê đầu ngón tay là do hội chứng ống cổ tay gây nên

⇒ Điều trị hội chứng ống cổ tay

Người bệnh có thể điều trị hội chứng ống cổ tay bằng cách thay đổi cách sử dụng bàn tay để làm giảm cảm giác đau nhức và tê đầu ngón tay. Chẳng hạn như nếu bệnh nhân mắc phải căn bệnh này do thường xuyên ngồi làm việc tiếp xúc với máy tính và chuột, người bệnh có thể thay đổi ghế, bàn phím hoặc chuột để giải đau và cải thiện bệnh.

Trong một số trường hợp, chuyên viên y tế sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng nẹp để ngăn ngừa bệnh chuyển nặng và giúp làm giảm sưng và đau. Đồng thời, nẹp sẽ giúp hạn chế tình trạng tê đầu ngón tay, nhất là vào ban đêm, giúp người bệnh ngủ ngon và sâu hơn.

Ngoài ra, nếu triệu chứng tê đầu ngón tay của bệnh hội chứng ống cổ tay chuyển nặng và các biện pháp điều trị trước đó không đáp ứng, bệnh nhân cần tiêm corticoid để giảm viêm. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn, phẫu thuật chính là phương án lựa chọn giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Xem thêm: 5cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân an toàn lành mạnh

3. Thiếu máu não cục bộ

Tê đầu ngón tay cũng có thể là dấu hiệu liên quan đến tình trạng thiếu máu não cục bộ. Biểu hiện này thường gặp chủ yếu ở người cao tuổi. Nếu người bệnh cảm thấy tê bì một bên cơ thể hoặc tê đầu ngón tay diễn ra đột ngột và chỉ xảy ra trong thời gian ngắn kèm theo triệu chứng đau nhức đầu, tay chân mệt mỏi và choáng váng. Khi đó, bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra, bởi rất có thể bạn mắc phải hiện tượng thiếu máu não cục bộ.

⇒ Điều trị thiếu máu não cục bộ

Sau khi thăm khám, tùy thuộc tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị thích hợp. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng sinh của Tây y để điều trị bệnh hoặc cũng có thể áp dụng thuốc Đông Y.

Ngoài điều trị bằng thuốc thì để hạn chế tính trạng tê đầu ngón tay, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt khoa học. Đồng thời nên bổ sung sắt mỗi ngày cho cơ thể thông qua thực phẩm chức năng hoặc các bữa ăn hàng ngày.

4. Thần kinh ngoại biên

Hệ thần kinh ngoại biên thực hiện nhiệm vụ truyền tín hiệu đi khắp cơ thể. Tuy nhiên, khi chúng bị tổn thương, tùy thuộc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng mà bệnh có thể gây ra các biểu hiện khác nhau, trong đó có triệu chứng tê đầu ngón tay.

Nguyên nhân gây bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể là do di truyền hoặc cũng có thể là do các yếu tố tác động sau đây:

  • Do bệnh đái tháo đường
  • Sử dụng quá nhiều rượu bia trong thời gian dài
  • Chấn thương
  • Suy giáp
  • Bệnh thân hoặc gan mãn tính
  • Thiếu vitamin B12
Thần kinh ngoại biên
Thiếu vitamin B12 chính là nguyên nhân gây bệnh thần kinh ngoại biên và hình thành triệu chứng tê đầu ngón tay

⇒ Chữa bệnh lý thần kinh ngoại biên

Theo các chuyên gia, để cải thiện triệu chứng tê đầu ngón tay do bệnh lý thần kinh ngoại biên gây nên, tùy thuộc vào nơi xảy ra tổn thương thần kinh cùng với biểu hiện người bệnh đang gặp phải mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp chữa trị thích hợp.

Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc trị bệnh như thuốc tê, thuốc chống động kinh hoặc thuốc chống trầm cảm. Bên cạnh đó, các biện pháp vật lý trị liệu cũng mang lại nhiều lợi ích tích cực trong quá trình chữa trị bệnh. Trong trường hợp bị thần kinh ngoại biên do chấn thương tủy sống, phong bế thần kinh hoặc phẫu thuật là lựa chọn hợp lý.

Ngoài các căn bệnh nêu trên, tê đầu ngón tay cũng có thể là biểu hiện cảnh báo ở những bệnh nhân chuẩn bị có cơn đột quỵ hoặc xuất huyết ở não. Do đó, nếu thấy triệu chứng này kèm theo tình trạng khó thở, chóng mắt, nói líu ríu hoặc cơ bất ngờ bị yếu,… bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện để bác sĩ tiến hành chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp.

Đọc thêm: Uống rượu bia bị tê chân tay nguy hiểm như thế nào?

Hướng dẫn cách trị tê đầu ngón tay tại nhà 

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị tê đầu ngón tay khác nhau. Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng các cách sau đây để hạn chế tình trạng tê đầu ngón tay.

  • Dùng ngải cứu: Sử dụng 500 gram lá ngải cứu đem rửa sạch và giã nát. Sau đó cho vào chảo và thêm một nắm muối hột, rang nóng. Chờ hỗn hợp thuốc nguội đến nhiệt độ thích hợp đem đắp lên vùng tay bị tê khoảng 20 phút. Thực hiện thường xuyên và đều đặn mỗi ngày để nhận được kết quả chữa trị tốt nhất.
  • Sử dụng cỏ xước: Hái 500 gram cỏ xước đem phơi khô và băm nhỏ. Mỗi ngày sử dụng 20 gram cỏ xước sắc thuốc và uống. Uống liên tục trong 1 tuần, triệu chứng tê đầu ngón tay sẽ giảm dần.
  • Xoa bóp tay: Để cải thiện triệu chứng tê đầu ngón tay, trước khi đi ngủ, bệnh nhân nên dùng bàn tay nắm lấy cổ tay rồi tiến hành chà xát nhẹ nhàng. Thực hiện lặp lại động tác này cho đến khi cảm thấy dễ chịu và biểu hiện tê bì giảm dần. Kiên trì áp dụng cách làm này mỗi đêm sẽ giúp điều trị bệnh tê đầu ngón tay hiệu quả.
  • Bài tập nắm tay: Bệnh nhân căng bàn tay hết cỡ cho đến khi chúng giãn ra rồi nắm chặt lại sao cho ngón tay cái đặt lên trước. Giữ nguyên tư thế này khoảng 45 giây và thả lỏng tay. Sau đó lặp lại động tác 3 – 4 lần.

Như đã đề cập ở trên, tê đầu ngón tay có thể là do các yếu tố cơ học gây nên nhưng đây cũng có thể là triệu chứng cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi gặp phải biểu hiện này, người bệnh không nên chủ quan, tốt nhất nên đến bệnh viện để bác sĩ giúp chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

→ Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Tay bị tê khi ngủ do nhiều nguyên nhân Ngủ hay bị tê tay là bệnh gì? Cách khắc phục và điều trị
Ngủ hay bị tê tay có thể nằm đè lên tay, ngủ sai tư thế hoặc du tay chân thiếu chất dinh dưỡng khi ngủ nhưng cũng có thể là…
Vì sao đầu ngón tay bị đau, tê như kim châm? Vì sao đầu ngón tay bị đau, tê như kim châm?

Đầu ngón tay bị đau tê như kim châm là một hiện tượng phổ biến đến từ nhiều nguyên nhân…

Cách trị tê chân tay tại nhà – Đơn giản, hiệu quả cao

Hiện tượng tê chân tay diễn ra lâu ngày có thể gây teo cơ và khiến các chi bị suy…

uống rượu bia bị tê tay chân Uống rượu bia bị tê chân tay có nguy hiểm không?

Uống rượu bia bị tê tay chân là triệu chứng thường gặp. Nó có thể cảnh báo những vấn đề…

Tê tay trái – phải là bị bệnh gì? – Cách trị tại nhà & thuốc

Hiện tượng tê tay trái – phải xảy ra có thể là do người bệnh ngủ sai tư thế hoặc…

Bị tê tay khi mang thai: Đây là điều mẹ bầu cần chú ý

Mẹ bầu bị tê tay khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, nhất là vào thời điểm 3…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua