Tê bì chân tay là bệnh gì? Biểu hiện và thuốc điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Tê bì chân tay là tình trạng rất nhiều đối tượng mắc phải, nếu xảy ra thường xuyên gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và công việc hàng ngày của mỗi người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra tê bì chân tay và các biện pháp điều trị hiệu quả.

Tê bì chân tay là bệnh gì, biểu hiện của bệnh như thế nào?

Tê bì chân tay là sự rối loạn cảm giác thần kinh xảy ra ở các đầy ngón tay, cánh tay, bàn chân và ngón chân. Tình trạng này xuất hiện khi vùng dây thần kinh vạn động bị tổn thương. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác như kim chích hay kiến bò bên dưới da.

Tê bì chân tay là bệnh gì, biểu hiện của bệnh như thế nào?
Tê bì chân tay là bệnh gì?

Khi bị mắc chứng tê bì chân tay, cơ thể bạn sẽ xuất hiện các biểu hiện dưới đây:

  • Biểu hiện ban đầu của triệu chứng tê bì chân tay là các ngón tay, ngón chân bị tê và có cảm giác như kim châm, buồn, tê và có khi kèm theo chuột rút khá khó chịu.
  • Theo thời gian, mức độ đau ngày càng tăng, gây ra đau buốt cả cánh tay, khiến cho việc cầm nắm đồ vật không chắc, khó khăn cho việc đi lại. Nếu bệnh chuyến sang tình trạng nặng, bạn nên hết sức cẩn thận.
  • Tình trạng tê bì thường sẽ xảy ra ở các ngón chân, bàn chân, cổ tay có khi lan rộng lên cẳng chân, mông, đùi và eo.
  • Nếu trường hợp người bệnh bị mắc các bệnh lý khác như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hay đau thần kinh tọa,… có thể xảy ra tình trạng đau vai gáy, đau thắt lưng, đau dọc theo dây thân kinh,…

Nếu tình trạng tê bì chân tay xảy ra nhiều lần mà không được xác định rõ nguyên nhân để điều trị, có thể xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như liệt cơ, nặng hơn là gây mất kiểm soát khả năng vận động.

Gợi ý: Tê nhức chân tay sau sinh– Cần chú ý điều trị sớm

Nguyên nhân gây ra tê bì chân tay

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, tê bì chân tay xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, đây có thể là một hiện tượng sinh lý bình thường và cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý. Khi tình trạng này xảy ra nhiều lần, người bệnh không nên chủ quan, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân, nhanh chóng khắc phục.

Nguyên nhân gây ra tê bì chân tay
Lưu thông máu kém là nguyên nhân chính gây ra tê bì chân tay

Tê bì tay chân sinh lý

Tê bì chân tay do sinh lý là trường hợp rất dễ gặp và thường do các nguyên nhân dưới đây:

  • Những người ngồi cố định một chỗ nhiều, ngồi xe nhiều giờ rung lắc thường xuyên,… gây cản trở máu lưu thông, các mạch máu và rễ thần kinh bị chèn ép gây ra tê bì chân tay.
  • Thời tiết chuyển lạnh, khí huyết bị ứ đọng gây rối loạn cảm giác dẫn đến tình trạng tê bì chân tay sinh lý, đặc biệt là những người có cơ địa yếu, sức đề kháng kém khi trời lạnh.
  • Một số trường hợp tê bì chân tay có thể xảy ra là do tác dụng phụ của thuốc.

Tê bì chân tay do thiếu chất

Các vitamin B1, B6, B12, vitamin E hoặc các chất axit folic, canxi, kali đều rất cần thiết đối với của hệ thần kinh. Nếu cơ thể bạn thiếu hụt các chất này sẽ dẫn đến tình trạng viêm dây thần kinh ngoại, phù nề gây ra tê bì chân tay.

Trường hợp này thường xảy ra ở những người có thể trạng gầy gò, ốm yếu. Lúc này, người bệnh nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ dinh dưỡng, giúp bổ sung đầy đủ các chất cho cơ thể, cải thiện tình trạng tê bì chân tay.

Tê bì chân tay do bệnh lý 

Các bệnh lý liên quan đến thần kinh, mạch máu, xương khớp là nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay bệnh lý. Dưới đây là một số bệnh có thể gây ra tê bì chân tay:

  • Thoái hóa đốt sống: Ở các khe khớp cột sống có rất nhiều dây thần kinh đi qua giúp chi phối vận động, cảm giác từ vai gáy đến tay chân. Khi bị thoái hóa cột sống, các dây thần kinh bị chèn ép, gây ra cơn đau tê bì dọc xuống cánh tay, bàn tay và đầu ngón tay. Các cơn đau cơ cũng xuất hiện, lan xuống vùng hông, dọc đùi sau, bắp chân sau, bàn chân, gây tê bì từ bắp chân xuống dưới bàn chân.
  • Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp khiến cho các xương ở tay chân yếu dần, cơ cũng dần teo đi, khả năng chịu lực kém, sẽ dễ bị đau mỏi tê chân tay.
  • Hội chứng ống cổ tay: Đây là hội chứng gây chèn ép làm co thắt mạch máu ngoại vi, dây thần kinh giữa bị chèn ép, làm tăng dịch tiết ở cổ tay, dẫn đến tình trạng tê bì chân tay, yếu ở các ngón tay.
  • Rối loạn chuyển hóa: Bệnh đái tháo đường gây viêm dây thần kinh ngoại biên cũng là nguyên nhân gây ra tê bì chân tay ngoại biên. Đây là dấu hiệu sớm của bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu, bệnh béo phì, rối loạn các cơ quan mô liên kết làm mất cân bằng hormore.
  • Xơ vữa động mạch: Tê bì chân tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh xơ vữa động mạch. Các ngón tay, ngón chân bị tê ran, khó chịu, những trường hợp nặng tình trạng này sẽ xảy ra ở cả cánh tay.
  • Nhiễm độc: Tê bì chân tay xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm các độc tố như chì, thủy ngân, các chất thải công nghiệp,… Bên cạnh đó, ngộ độc rượu làm suy giảm khả năng của não, ảnh hưởng đến hệ thần kinh có thể gây ra tê bì chân tay.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm phong, lao, thương hàn, một số virus,… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay.

Tê bì chân tay bệnh lý rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại những hậu quả không mong muốn. Khi gặp phải những vấn đề trên, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có các biện pháp chữa trị phù hợp.

Tham khảo thêm: Cách trị tê chân tay tại nhà đơn giản, an toàn, hiệu quả

Cách điều trị chứng tê bì chân tay

Tê bì chân tay sinh lý là một triệu chứng bình thường, bạn có thể tiến hành khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, ở các trường hợp tê bì chân tay do bệnh lý thì không đơn giản như thế, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.

Cách điều trị tê bì chân tay do sinh lý

Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng tê bì chân tay sinh lý rất hiệu quả, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà:

  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: Các bài tập yoga, dưỡng sinh hay đi bộ 30 phút mỗi ngày giúp tăng cường máu lưu thông đi đến các chi, hạn chế tình trạng tê bì chân tay.
  • Hạn chế đứng ngồi một chỗ: Những người làm việc văn phòng, sau 1 – 2 tiếng ngồi làm nên đứng dậy vận động nhẹ, giúp thư giãn các cơ và các khớp. Không nên ngồi xổm hoặc nhấc vật nặng sai tư thế, không đi giày dép chật, giữ ấm chân tay khi thời tiết lạnh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: Nên ăn đầy đủ các bữa, đặc biệt là bữa sáng, ngủ đúng giờ giấc. Không nên sử dụng các loại thức ăn chứa quá nhiều cholesterol, các loại chất kích thích như rượu bia thuốc lá vì nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ăn nhiều các loại rau củ quả giúp bổ sung đầy đủ các loại vitamin có lợi cho máu, tăng cường lưu thông máu, giúp khôi phục những tổn thương hệ thần kinh, giảm các biến chứng gây tê bì chân tay.

Cách điều trị tê bì chân tay do bệnh lý

Sử dụng thuốc Tây y

Nếu tê bì chân tay do các bệnh lý gây ra, người bệnh nên sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc đặc trị thường có tác dụng chống viêm, giảm đau phù hợp với từng loại bệnh để tăng hiệu quả điều trị bệnh dứt điểm.

Những người thiếu vitamin có thể tăng cường bổ sung các loại vitamin, thuốc giãn mạch ngoại vi để làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Cách điều trị tê bì chân tay do bệnh lý
Sử dụng thuốc Tây làm giảm tình trạng viêm, đau nhức do các bệnh lý gây ra, hỗ trợ điều trị dứt điểm

Các bài tập hỗ trợ điều trị

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh có thể thực hiện các bài tập giúp hỗ trợ làm giảm tê bì chân tay. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện thường xuyên, đều đặn các triệu chứng tê bì chân tay cấp tính sẽ giảm thiểu đáng kể.

Bài tập giãn cơ tay chân:

  • Xòe rộng các ngón tay, ngón chân hết cỡ
  • Sau đó nắm lại giúp vận động các khớp ngón chân hiệu quả
  • Thực hiện đều đặn 5 phút mỗi ngày

Bài tập lưu thông khí huyết:

  • Thực hiện xoa 2 bàn tay lại với nhau đến khi nóng ấm
  • Dùng tay xoa dọc từ cẳng chân xuống bàn chân và mu bàn tay
  • Thực hiện lặp lại 2 – 3 lần

Phẫu thuật

Một số trường hợp tê bì chân tay ở mức độ nặng, sử dụng thuốc điều trị nhưng không mang lại hiệu quả thì phải áp dụng đến phương thức phẫu thuật. 

Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để giải phóng các dây thần kinh trong ống cổ tay, làm giảm tình trạng đau cơ và tê nhức. Đây là phương thức khá đơn giản, khi thực hiện chỉ cần gây tê tại chỗ, sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ khỏi hẳn mà không cần phải nằm viện điều dưỡng.

Sử dụng thuốc Đông y

Sử dụng thuốc Đông y để điều trị chứng tê bì chân tay là phương thức được rất nhiều người ưa chuộng. Theo Đông y, tê bì chân tay xảy ra do suy nhược cơ thể, sức đề kháng yếu, khi gặp phong hàn, nhiệt độ thấp sẽ làm ảnh hưởng đến dây thần kinh, xuất hiện tình trạng đau buốt, tê bì ở các chi.

Cách điều trị tê bì chân tay do bệnh lý
Điều trị tê bì tay chân bằng thuốc Đông y là phương pháp được nhiều người tin dùng

Khi sử dụng Đông y để điều trị, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc để quá trình điều trị có thể mang lại hiệu quả cao. Các bài thuốc Đông y thường được sử dụng để điều trị chứng tê bì chân tay là: 

Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu: Quế chi 4g, Can khương 4g , Cam thảo 6g,  Phòng phong 8g, Biển đậu 8g, Cát cánh 9g, Bạch linh 10g, Sài Hồ 10g, Thần Khúc 10g, Qui đầu 10g, Mạch môn 10g, Bạch Chỉ 10g, Bạch Thược 10g, Hoài sơn 12g, Táo 12g , Bạch truật 12g, Đẳng sâm 16g.
  • Cách sử dụng: Đem tất cả sắc lên uống trong ngày.

Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu: Trích thảo 6g, Xuyên khung 8g, Mạch môn 10g, Tang kí sinh 12g, Kỉ tử 12g, Qui đầu 12g, Tục đoạn 12g, Mộc qua 12g, ngưu tất 12g, Bạch thược 16g, Táo nhân 16g, Kê huyết đằng 16g, Thục địa 20g.
  • Cách sử dụng: Mỗi ngày sắc lên uống 1 thang.

Đọc thêm: Thông tin cần biết về tê tay chân ở người tiểu đường

Những lưu ý khi bị tê bì chân tay

Để quá trình điều trị các triệu chứng tê bì tay chân mang lại hiệu quả nhanh chóng, bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau:

  • Có chế độ nghĩ ngơi, làm việc phù hợp, vận động hợp lý, không nên đứng ngồi một tư thế quá lâu.
  • Không được tùy tiện sử dụng thuốc khi không có sự đồng ý và chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Ăn uống hợp lý, bổ sung các loại thực phẩm mang tính kiềm, thực phẩm giàu vitamin D, vitamin K và canxi rất tốt cho quá trình điều trị chứng tê bì chân tay. Không nên sử dụng các loại thực phẩm có tính axit cao, khi chúng kết hợp với các chất như clo, lưu huỳnh, axit hữu cơ khiến cho quá trình biến đổi chất bị dừng lại. 

Trên đây là những thông tin về hội chứng tê bì chân tay mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Hy vọng, với những thông tin chúng tôi chia sẽ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tình trạng này. Từ đó, có các biện pháp điều trị và phòng tránh hiệu quả, giúp bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như các thành viên trong gia đình.

==> Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Tê đầu ngón tay là bệnh gì? Cách trị hiện tượng tê đầu ngón tay
Tê đầu ngón tay có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh hội chứng ống cổ tay, bệnh thần kinh ngoại biên, thiếu máu não…
Bị tê tay khi mang thai: Đây là điều mẹ bầu cần chú ý

Mẹ bầu bị tê tay khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, nhất là vào thời điểm 3…

Tay bị tê khi ngủ do nhiều nguyên nhân Ngủ hay bị tê tay là bệnh gì? Cách khắc phục và điều trị

Ngủ hay bị tê tay có thể nằm đè lên tay, ngủ sai tư thế hoặc du tay chân thiếu…

Bị tê chân là bệnh gì? Triệu chứng nhận biết và điều trị

Tê chân đôi khi là biểu hiện sinh lý bình thường và không cần điều trị. Tuy nhiên, đây cũng…

chi phí phẫu thuật hội chứng ống cổ tay Chi phí phẫu thuật mổ hội chứng ống cổ tay hết bao nhiêu tiền?

Mức chi phí phẫu thuật hội chứng ống cổ tay chênh lệch từ 3 – 5 triệu đồng giữa các…

Tê tay trái – phải là bị bệnh gì? – Cách trị tại nhà & thuốc

Hiện tượng tê tay trái – phải xảy ra có thể là do người bệnh ngủ sai tư thế hoặc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua