Tê tay trái – phải là bị bệnh gì? – Cách trị tại nhà & thuốc
Hiện tượng tê tay trái – phải xảy ra có thể là do người bệnh ngủ sai tư thế hoặc đây cũng có thể là triệu chứng cơ thể muốn cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nào đó. Vì vậy, khi thấy dấu hiệu tê thay thường xuyên xuất hiện, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị, tránh để lâu gây biến chứng nguy hiểm.
Tê tay trái – phải là bị bệnh gì?
Theo các chuyên gia, hiện tượng tê tay chân khi mới ngủ dậy vào buổi sáng hoặc trưa có thể là do bệnh nhân nằm sai tư thế khiến máu lưu thông kém dẫn đến hiện tượng tê bì và mất cảm giác. Đối với tình trạng này, người bệnh chỉ cần thay đổi tư thế ngủ, triệu chứng bệnh sẽ chấm dứt.
Tuy nhiên, trong ở một số trường hợp bị tê tay diễn ra thường xuyên kèm theo triệu chứng đau nhức, khó chịu, bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra, bởi nguyên nhân tê tay có thể là do các bệnh lý sau đây gây nên.
1. Bệnh lý đốt sống cổ
Bệnh lý đốt sống cổ là bệnh xương khớp thường gặp ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, với cuộc sống công nghệ hiện đại như ngày nay, nhiều người trẻ tuổi cũng sớm mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt, bệnh thường gặp chủ yếu ở những đối tượng ít vận động, nhân viên văn phòng, người ngồi với tư thế không đúng hoặc thường xuyên cúi đầu xem điện thoại, máy tính.
Nguyên nhân gây bệnh lý cột sống cổ có thể là do người bệnh ngồi hoặc làm việc sai tư thế trong thời gian dài dẫn đến cột sống cổ bị tổn thương. Nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ, viêm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm,… Khi đó, các đốt sống cổ sẽ bị biến dạng và gây chèn ép lên dây thần kinh ngoại biên ở vùng cổ và gáy dẫn đến tình trạng tê tay.
Bệnh lý đốt sống cổ thường xuất hiện với các triệu chứng như ngón tay bị tê cứng, khó cử động vào sáng sớm sau khi thức đậy. Ngoài dấu hiệu này ra, bệnh còn kèm theo biểu hiện đau nhức ở vùng cơ cổ, hai cánh tay tê và có sức vận động kém, đau nhức vai gáy. Do đó, khi thấy các triệu chứng này, người bệnh nên đến cơ sở y tế để kiểm tra.
⇒ Cách khắc phục
Để kiểm soát hiện tượng tê tay trái – phải do bệnh lý xương khớp gây nên, người bệnh nên đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Đồng thời, bệnh nhân nên tránh ngồi lì một chỗ.
Tốt nhất nên thường xuyên đứng dậy và đi lại sau 30 – 45 phút ngồi làm việc. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tham gia các bộ môn thể thao như bơi lội, yoga, thiền định,… hoặc tập các bài tập vật lý trị liệu tốt cho đốt sống cổ.
Xem thêm: 5cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân an toàn lành mạnh
2. Tiểu đường
Tê tay là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường. Nếu bệnh chuyển sang mức độ nặng sẽ làm tổn thương dây thần kinh ngoại biên và gây tê bì tay chân. Bệnh nếu không được phát hiện và tiến hành chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân.
⇒ Cách khắc phục
Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh nên thăm khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh nên chú ý ổn định lượng đường ở mức quy định.
Bên cạnh đó nên bổ sung thêm vitamin cho cơ thể và kết hợp sử dụng các dược phẩm chức năng cải thiện tuần hoàn máu não để cải thiện triệu chứng tê tay. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày.
3. Thiếu máu não cục bộ
Nếu bị tê tay phải hoặc tê bàn tay xảy ra với tần suất liên tục, bệnh nhân nên chủ động thăm khám sớm, vì rất có thể người bệnh đang mắc phải bệnh thiếu máu não cục bộ. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do lưu lượng máu lên não giảm hoặc do động mạch bị hẹp hay do tắc nghẽn một cục máu đông từ tim.
Thiếu máu não cục bộ thường gặp với các biểu hiện như nhức đầu, tê tay chân, giảm khả năng tập trung, sa sút trí nhớ, choáng váng, hoa mắt,… Ngoài các dấu hiệu này ra, bệnh còn gây nhiều triệu chứng khác. Do đó, nếu thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường, người bệnh cần thăm khám sớm.
⇒ Cách khắc phục
Trong trường hợp thiếu máu não cục bộ thoáng qua, bệnh nhân cần nghỉ ngơi nhiều và tránh các hoạt động mạnh để giảm thiểu tình trạng tê tay và phòng ngừa biến chứng tai biến mạch máu não rồi sau đó đưa đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và có biện pháp điều trị thích hợp.
Tham khảo thêm: Uống rượu bia bị tê chân tay nguy hiểm như thế nào?
4. Hội chứng ống cổ tay
Hiện tượng tê tay nếu thường xuyên tiếp diễn có thể cảnh báo nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay khá cao. Căn bệnh này thường xảy ra chủ yếu ở nhân viên văn phòng, người thường xuyên tiếp xúc với máy tính nhiều giờ trong ngày.
Nguyên nhân gây bệnh có thể là do bệnh nhân sử dụng các ngón tay lặp đi lặp lại động tác gõ phím máy tính hoặc điện thoại khiến các khớp xương và cơ dây chằng tại vùng này bị tổn thường. Lâu dần chúng trở nên viêm đau và gây chèn ép dây thần kinh giữa trong ống cổ tay dẫn đến tình trạng tê bì, mất cảm giác.
⇒ Cách khắc phục
Người bệnh nên duỗi nghỉ các khớp tay 15 – 30 phút một lần nếu thường xuyên làm việc với bàn phím máy tính. Ngoài ra, căn cứ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp.
5. Viêm dây thần kinh ngoại biên
Nguyên nhân tê tay rất có thể là do bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên gây ra. Căn bệnh này xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau nên biểu hiện lâm sàng do bệnh gây nên cũng khá đa dạng.
Chẳng hạn, nếu viêm dây thần kinh ngoại biên do trúng độc, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức. Còn nếu bệnh do thiếu hụt dưỡng chất, người bệnh sẽ có cảm giác tê bì và khó cử động ở tay chân.
⇒ Cách khắc phục
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, để cải thiện triệu chứng tê tay, bệnh nhân nên kiêng rượu và bổ sung thêm vitamin B12 nếu bệnh xảy ra là do thiếu loại vitamin này. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm hoặc chống động kinh theo yêu cầu từ bác sĩ.
Điều trị bệnh tê tay như thế nào?
Có rất nhiều yếu tố gây nên hiện tượng tê tay phải – trái và tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị khác nhau ở mỗi người.
Thông thường, để kiểm soát và khắc phục triệu chứng tê tay, nhân viên y tế thường kê thuốc Tây cho người bệnh sử dụng. Dưới đây là một số loại thuốc chữa tê tay, bệnh nhân có thể tham khảo như:
- Thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm: Bao gồm Mobic, Paracetamol, Diclofenac, Bonlutin, Arcoxia, Profenid, Bonlutin, Voltaren, Ibuprofen,… Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa viêm phát triển xấu
- Thuốc giãn cơ: Có tác dụng làm giãn cơ bắp, hạn chế tình trạng đau nhức tái phát và ngăn ngừa tê tay chân. Một số loại thuốc giãn cơ thường được sử dụng như cyclobenzaprine, Baclofen, carisoprodol và eperisone,…
- Thuốc chống trầm cảm: Với các loại thuốc như Citalopram, doxepin, fluoxetine,… giúp làm giảm đau và tê bì tay
- Thuốc đường tiêu hóa: Bao gồm thuốc salazopyrin và Borini-K. Đây là các loại thuốc có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của thuốc tây lên hệ tiêu hóa, hỗ trợ trị tê tay
- Thuốc bôi ngoài da: Giúp làm giảm đau và tê tay bằng cách thúc đẩy máu lưu thông đến các khớp xương tốt hơn. Các loại thuốc bôi ngoài da thường được dùng như Voltaren và Emulgel
- Nhóm vitamin: Một trong những nguyên nhân tê tay chân là do cơ thể thiếu hụt vitamin, đặc biệt là nhóm vitamin B. Vì vậy, để cải thiện triệu chứng bệnh, người bệnh nên bổ sung vitamin B1, B6 và B2 vào cơ thể thông qua thực phẩm hoặc viên uống bổ sung
⇒ Lưu ý: Trong quá trình chữa bệnh tê tay bằng thuốc Tây, bệnh nhân nên chú ý liều lượng và thời gian dùng. Đồng thời không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Bởi thuốc tân dược thường giúp giảm đau và tê tay nhanh chóng nhưng chúng cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Gợi ý: Bệnh tê chân tay ở người cao tuổi: Khắc phục như thế nào?
Hướng dẫn cách trị tê tay tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tân dược, xoa bóp và massage khớp cũng là cách chữa tê tay hiệu quả, giúp cải thiện tình trạng đau và co cứng khớp. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể trị tê tay tại nhà bằng các loại thảo dược sau đây.
- Cây ngải cứu: Là vị thuốc có tính ấm, ngải cứu có tác dụng giảm đau mỏi xương khớp, đồng thời giúp cải thiện tình trạng tê tay an toàn. Cách làm rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần sử dụng một nắm lá ngải cứu đem rửa sạch, giã nát. Sau đó đem sao nóng với muối và cho vào miếng vải sạch và đắp lên vị trí tê bì. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi tuần giúp giảm nhanh triệu chứng tê tay.
- Cây trinh nữ: Được biết đến như loại thảo dược tự nhiên có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, cây trinh nữ còn được dùng để chữa bệnh tê tay. Bệnh nhân dùng rễ cây trinh nữ đem rửa sạch, thái mỏng và tẩm rượu rồi sao thơm. Mỗi ngày dùng 20 – 30 gram sắc với 400ml nước. Sau khi nước thuốc cạn còn 1/4 lượng nước ban đầu, tắt bếp và lọc lấy thuốc. Chia nước thuốc ra làm hai và uống trong ngày.
Tê tay xảy ra có thể là do yếu tố bệnh lý gây nên. Vì vậy, khi gặp phải triệu chứng này kèm theo tình trạng đau nhức, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để thăm khám và chữa trị. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để bệnh mau khỏi.
⇒ Có thể bạn quan tâm:
- Bà bầu lưu ý gì nếu bị tê tay khi mang thai?
- 10địa chỉ thăm khám chứng tê tay chân chất lượng và uy tín
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!