Bệnh tê chân tay ở người cao tuổi cần làm gì?
Tê bì chân tay là tình trạng rất phổ biến ở những người cao tuổi. Có thể là do các tác nhân cơ học gây ra nhưng đa phần liên quan đến các vấn đề bệnh lý. Cần xác định rõ nguyên nhân để có giải pháp điều trị thích hợp tránh ảnh hưởng tới chức năng vận động.
Tê chân tay ở người cao tuổi là dấu hiệu bệnh gì?
Tê bì tay chân là thuật ngữ đề cập đến tình trạng rối loạn cảm giác thần kinh xảy ra ở các vị trí như đầu ngón tay, ngón chân, cánh tay, bàn chân. Tình trạng này thường kích hoạt khi vùng dây thần kinh vận động gặp phải tổn thương.
Dấu hiệu đặc trưng là người bệnh sẽ có cảm giác châm chích, khó chịu ngay dưới da. Đôi khi còn có thể gặp phải những cơn chuột rút rất khó chịu. Theo thời gian, mức độ của triệu chứng sẽ nặng dần lên gây ra nhiều phiền toái, cản trở cuộc sống thường ngày.
Thống kê ghi nhận rằng, người cao tuổi chính là nhóm đối tượng có nguy cơ cao gặp phải. Có thể là do một số nguyên nhân sinh lý sau đây:
- Người cao tuổi thường xuyên ngồi cố định một chỗ làm cản trở lưu thông máu. Từ đó khiến mạch máu cùng rễ dây thần kinh bị chèn ép và làm cho chân tay bị tê bì.
- Thời tiết đột ngột chuyển lạnh trong khi người cao tuổi lại có cơ địa yếu và thích nghi rất chậm. Sự thay đổi này khiến khí huyết bị ứ đọng và gây ra tình trạng rối loạn cảm giác.
- Người già thường sống chung với nhiều vấn đề sức khỏe bất thường nên hay phải dùng thuốc. Tê bì chân tay lúc này có thể là tác dụng phụ khi dùng một số thuốc điều trị kéo dài.
- Thừa cân – béo phì là vấn đề rất thường gặp ở người cao tuổi. Trọng lượng cơ thể nặng cũng sẽ gây chèn ép và tạo áp lực cho xương khớp. Từ đó dễ khiến chân tay bị tê bì.
Ngoài ra, các chuyên gia xương khớp còn cho biết, tình trạng tê chân tay cũng có thể là hệ quả của các bệnh lý cơ xương khớp hay các vấn đề sức khỏe bất thường ở người cao tuổi. Phải kể đến một số bệnh lý thường gặp sau đây:
1. Tê chân tay ở người cao tuổi do thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là một trong những bệnh lý xương khớp mãn tính phổ biến ở người cao tuổi. Và nó có liên quan mật thiết với quá trình lão hóa. Bệnh xảy khi quá trình hủy hoại đầu xương và các mô sụn diễn ra nhanh chóng hơn so với hoạt động tái tạo và phục hồi.
Bệnh thoái hóa khớp đặc trưng bởi tình trạng đau mỏi khớp, giảm khả năng vận động và đi lại. Kèm theo đó là tình trạng cứng khớp, tê bì chân tay, nhất là vào buổi sáng khi vừa thức dậy.
Gợi ý: Uống rượu bia bị tê chân tay nguy hiểm như thế nào?
2. Viêm đa khớp dạng thấp
Bệnh lý này thường gây ảnh hưởng đến các vị trí như cổ tay, ngón tay, đầu gối, ngón chân và cổ chân. Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh của cơ thể.
Bên cạnh tình trạng gây đau nhức, tê bì, sưng viêm chân tay và các khớp ảnh hưởng thì bệnh còn gây ra nhiều triệu chứng toàn thân kèm theo khác. Phải kể đến như sốt nhẹ, người mệt mỏi và ăn uống kém.
3. Tiểu đường gây tê chân tay ở người cao tuổi
Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt sẽ rất dễ gây ra các biến chứng. Thường gặp là biến chứng gây thần kinh vận động và trực tiếp ảnh hưởng tới xương khớp. Hơn nữa, đây lại là bệnh lý rất phổ biến ở những người cao tuổi.
Biến chứng dây thần kinh vận động sẽ khiến người bệnh bị tê bì chân tay, có cảm giác giống như kiến bò. Trong nhiều trường hợp còn xuất hiện tình trạng rối loạn cảm giác. Tê bì chân tay được nhận định chính là một trong những dấu hiệu sớm của biến chứng ngoại biên bệnh tiểu đường cần phát hiện và can thiệp kịp thời.
4. Rối loạn chuyển hóa
Bên cạnh bệnh tiểu đường thì mỡ máu cao cũng là một bệnh rối loạn chuyển hóa gây ra triệu chứng tê chân tay. Đặc biệt, đây lại là bệnh lý rất thường gặp ở những người cao tuổi.
Bệnh mỡ máu cao sẽ gây tổn thương vi mạch. Nếu lấp khoảng 50% lòng mạch trở lên thì có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng các dây thần kinh.
Biểu hiện ban đầu chỉ là sự rối loạn co thắt mạch máu. Và khi co thắt có thể dẫn tới tiểu máu gây tê bì chân tay. Tuy nhiên nếu có biện pháp can thiệp đúng đắn thì tình trạng này sẽ được khắc phục nhanh chóng.
Nhưng trong trường hợp mạch máu bị chít hẹp dẫn tới tắc mạch thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn. Ví dụ như teo cơ, trợt loét… không chỉ khó khắc phục mà còn làm phát sinh nhiều vấn đề rất nguy hiểm.
5. Hội chứng ống cổ tay và chân
Hội chứng ống cổ tay và chân thường ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh tại 2 vị trí này. Dây thần kinh ở cổ tay và chân đóng 1 vai trò rất quan trọng. Bởi đây chính là nơi tiếp thu cảm giác cũng như điều khiến cử động của ngón tay và ngón chân.
Hội chứng này có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào. Trong đó có những người cao tuổi. Tổn thương ở vùng cổ tay và chân sẽ gây chèn ép lên hệ thống dây thần kinh. Từ đó làm xuất hiện cơn đau tại cổ tay và chân. Kèm theo đó là dấu hiệu tê bì hay rối loạn cảm giác.
Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay và chân. Thường gặp nhất là cân nặng dưa thừa, suy nhược tuyến giáp, biến chứng tiểu đường hay vận động khớp tay/ chân quá nhiều.
6. Thoát vị đĩa đệm đa tầng
Người cao tuổi rất dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình nhất là do hệ thống xương khớp xuống cấp cùng với quá trình lão hóa.
Phần nhân nhầy từ đĩa đệm thoát vị có thể gây chèn ép lên hệ thống rễ dây thần kinh. Trong khi đó các dây thần kinh này lại có mối liên hệ mật thiết với cánh tay, bàn tay, bàn chân và cẳng chân… Và đây cũng được cho là nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng tê chân tay ở những người cao tuổi.
Tham khảo thêm: Ngủ hay bị tê tay là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Cách khắc phục tình trạng tê chân tay ở người cao tuổi
Nhiều người cao tuổi vẫn còn rất chủ quan khi bị tê bì chân tay. Bởi trong nhiều trường hợp, triệu chứng này có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị.
Nhưng bên cạnh nhóm nguyên nhân sinh lý thì tình trạng này có liên quan mật thiết với các vấn đề bệnh lý. Vì vậy cần có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng đắn để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
1. Thăm khám và điều trị y tế
Như đã đề cập, tình trạng tê bì chân tay ở người cao tuổi đa phần liên quan đến các vấn đề bệnh lý. Chính vì vậy việc thăm khám bác sĩ được cho là rất cần thiết để có thể kiểm soát vấn đề một cách nhanh chóng.
Bác sĩ thường căn cứ vào triệu chứng lâm sàng cùng với tiền sử bệnh mà bạn cung cấp để chẩn đoán sơ bộ nguyên nhân. Một số xét nghiệm cận lâm sàng cũng sẽ được cân nhắc để có thể cho chẩn đoán xác định.
Tùy thuộc vào từng bệnh lý liên quan mà sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Vấn đề của người bệnh là cần tuân thủ phác đồ mà bác sĩ chỉ định. Nếu phác đồ đáp ứng không tốt hay phát sinh những vấn đề bất thường thì hãy chủ động tìm đến bác sĩ để có sự điều chỉnh kịp thời.
2. Tác dụng nhiệt trị tê chân tay ở người cao tuổi
Tác dụng nhiệt là giải pháp dễ thực hiện nhưng có thể mang đến hiệu quả tức thì. Nó giúp làm giảm tê bì tay chân nhờ cơ chế làm tăng tuần hoàn máu, giải phóng hệ thống mạch máu cùng các rễ dây thần kinh bị chèn ép.
Tình trạng tê bì chân tay ở người cao tuổi thường dễ xuất hiện hơn khi thời tiết chuyển lạnh. Chính vì vậy mà việc tác dụng nhiệt nóng được nhận định là phù hợp hơn.
Người bệnh chỉ cần cho 1 ít nước nóng tầm 60 – 70 độ vào túi chườm. Sau đó chườm trực tiếp lên vùng tay chân bị tê bì. Với cách này thì chỉ cần duy trì khoảng 15 – 20 phút/ lần và 2 lần/ ngày là sẽ mang đến kết quả rất khả quan.
Ngoài ra thì người bệnh còn có thể áp dụng cách ngâm tay chân trong nước muối ấm hay nước sắc thảo dược. Với cách này, vùng chân tay bị tê bì cũng sẽ được thư giãn rất tốt.
Ngâm tay chân trong nước ấm còn giúp cho tinh thần được thoải mái và thư giãn tốt hơn. Có thể vừa ngâm vừa massage xoa bóp để nâng cao hiệu quả điều trị.
3. Xoa bóp massage chữa tê chân tay ở người cao tuổi
Đây là liệu pháp rất đơn giản nhưng lại có thể đáp ứng rất tốt với tình trạng tê bì chân tay ở người cao tuổi. Xoa bóp, massage sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu. Đồng thời thúc đẩy hoạt động của những tế bào hạch bạch huyết. Nhờ đó mà có thể cải thiện tình trạng tê bì và nhức mỏi một cách nhanh chóng.
Chỉ cần sử dụng lực của bàn tay cùng các ngón tay để tác động xoa bóp, massage chân tay theo chuyển động tròn. Nên kết hợp với các động tác day, ấn, lăn, miết để giúp thư giãn tốt hơn.
Với giải pháp này, muốn nâng cao tính hiệu quả thì bạn có thể thoa lên vùng tay chân bị tê bì một chút tinh dầu rồi mới thực hiện xoa bóp. Các loại tinh dầu như sả, oải hương, tràm trà, bạc hà… đều cho kết quả tốt.
Massage có thể áp dụng mỗi ngày 2 lần vào buổi tối trước khi ngủ và buổi sáng khi vừa thức dậy để cho hiệu quả tốt nhất.
4. Điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt
Tê bì chân tay là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi. Đa phần liên quan đến các bệnh cơ xương khớp mãn tính khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu xây dựng lối sống lành mạnh thì sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc khắc phục.
Hơn nữa, thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học còn giúp người cao tuổi kiểm soát và phòng ngừa một số bệnh lý khác. Điển hình như tiểu đường, huyết áp cao, viêm gan. Cần chú ý thực hiện tốt một số khuyến nghị sau đây:
- Hạn chế lao động quá sức, mang vác nặng hay đi lại quá nhiều. Đồng thời cần tránh một số thói quen gây chèn ép lên ổ khớp khiến chân tay bị tê bì như tư thế sai lệch, ngồi xổm…
- Nếu bị thừa cân, béo phì thì nên nhanh chóng lập kế hoạch điều chỉnh. Bởi vấn đề cân nặng không chỉ là tác nhân ảnh hưởng sức khỏe xương khớp mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Ví dụ như huyết áp, tim mạch, tiểu đường, gan thận…
- Chú ý bổ sung các nhóm thực phẩm hữu ích cho cơ thể nói chung và xương khớp nói riêng. Sữa, cá hồi, rau xanh, trái cây, phô mai, ngũ cốc hay các loại hạt đều là những lựa chọn tốt. Đồng thời cần tránh tiêu thụ thức ăn nhanh, uống rượu bia, hút thuốc lá và hạn chế cả việc sử dụng thức uống chứa caffeine.
- Người già nên dành mỗi ngày ít nhất 15 – 20 phút cho hoạt động thể dục thể thao có cường độ nhẹ. Một số bộ môn như yoga, thể dục dưỡng sinh, thái cực quyền, đi bộ chậm… đều rất phù hợp. Tập luyện chăm chỉ sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, kiểm soát cân nặng, làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường sức khỏe xương khớp.
- Thận trọng khi đi lại, chơi thể thao hay tham gia giao thông để giảm thiểu nguy cơ gặp phải chấn thương.
- Nên dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, tránh thức khuya, ngủ thiếu giấc. Người cao tuổi cần đảm bảo đi ngủ trước 23 giờ và mỗi ngày ngủ đủ 8 tiếng đồng hồ.
Xem thêm: Hay bị chuột rút và tê chân: Nguyên nhân, cách điều trị
5. Tận dụng giải pháp từ thảo dược
Trong một số trường hợp, tình trạng tê bì chân tay còn đi kèm với đau nhức hay cứng khớp. Các vấn đề này thường liên quan trực tiếp tới bệnh cơ xương khớp. Vì vậy sử dụng thảo dược tự nhiên có thể hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị.
Một số loại thảo dược như lá lốt, ngải cứu, lá ớt đều rất hữu dụng trong trường hợp này. Chúng chứa nhiều thành phần hoạt chất có dược tính cao. Từ đó phát huy công dụng làm giảm đau, giảm tê bì và giúp hỗ trợ chữa lành tổn thương nếu có ở hệ thống xương khớp.
– Sử dụng lá ngải cứu:
- Cần chuẩn bị 300g lá ngải cứu và 1 thìa cà phê muối hạt.
- Ngải cứu đem rửa sạch, để ráo rồi cho lên bếp sao nóng cùng với muối hạt.
- Chờ cho thuốc bớt nóng rồi dùng miếng vải mỏng bọc lại và chườm lên vị trí bị tê bì.
- Cần thực hiện trong khoảng 15 – 20 phút.
– Áp dụng bài thuốc từ lá ớt:
- Chuẩn bị 1 nắm lá ớt tươi cùng với 1 ít rượu trắng.
- Đem lá ớt đi rửa sạch rồi cho vào cối giã sơ qua.
- Sau đó cho lên chảo sao nóng cùng với rượu trắng đến khi nước ráo hết.
- Dùng túi vải bọc thuốc rồi chườm đắp lên tay chân bị tê bì.
- Khi thuốc nguội có thể gỡ ra và đem đi sao nóng lại rồi chườm đắp thêm 1 lần nữa.
– Sử dụng lá lốt:
- Chuẩn bị khoảng 30g lá lốt.
- Đem đi rửa sạch rồi cho vào ấm.
- Thêm 1 thăng nước đun trên lửa nhỏ để thu lấy 300ml.
- Loại bỏ phần bã đi và chia đều nước thuốc thành 3 lần uống/ ngày.
- Với bài thuốc này, chỉ nên dùng 1 thang/ ngày.
Cần cẩn trọng với tình trạng tê bì chân tay ở người cao tuổi. Bởi đây thường là hệ quả do các vấn đề bệnh lý gây ra, nhất là các bệnh cơ xương khớp. Nếu triệu chứng đi kèm với nhiều biểu hiện khác như đau nhức, sưng nóng khớp xương thì hãy đi khám bác sĩ ngay.
Có thể bạn quan tâm:
- Hay bị tê tay chân là thiếu chất gì? Bổ sung như thế nào?
- 5 cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân an toàn lành tính
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!