Bệnh á sừng ở da đầu – Nguyên nhân và cách điều trị đúng

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh á sừng da đầu là một dạng viêm da có tính chất dai dẳng, gây ngứa ngáy khó chịu và dễ lan rộng xuống toàn thân. Tuy nhiên, tình trạng có thể được chữa khỏi nếu được điều trị đúng cách và kịp lúc.

Bệnh á sừng da đầu là gì? Có lây không?

Bệnh á sừng da đầu là tình trạng viêm, ngứa, bong tróc vảy và tạo sừng trên da đầu. Bệnh lý này thường phát triển mạnh vào mùa đông và rất dễ tái phát.

Mặc dù bệnh thường ảnh hưởng đến những người làm việc trong môi trường chứa nhiều hóa chất độc hại, tuy nhiên, bất cứ ai cũng có thể bị á sừng, đặc biệt là người có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc chăm sóc da đầu không đúng cách.

Bệnh á sừng da đầu
Bệnh á sừng da đầu thường ảnh hưởng đến khu vực sau gáy, gây ngứa ngáy và mất thẩm mỹ

Á sừng là bệnh lý ngoài da phổ biến và có biểu hiện rõ rệt, điều này khiến nhiều người lo lắng á sừng có lây không. Các chuyên gia cho biết, á sừng da đầu đã được chứng minh không hề gây lây nhiễm dù tiếp xúc trực tiếp. Vì thế trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày người bệnh không cần dùng biện pháp ngăn chặn lây nhiễm.

Mặc dù không lây nhiễm và không đe dọa đến tính mạng nhưng những tổn thương do bệnh á sừng gây ra khó chịu và mất thẩm mỹ. Trong một số trường hợp, á sừng có thể gây mất tự tin, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. 

Bên cạnh đó, nếu không được chẩn đoán và chữa trị sớm, á sừng ở da đầu có thể phát triển nhanh chóng xuống khu vực trán, mặt, ra sau gáy hoặc thậm chí là lây lan ra toàn thân. Lúc này việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn. Do đó, nếu có triệu chứng á sừng, người bệnh cần đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị phù hợp.

Triệu chứng của bệnh á sừng da đầu

Ngay từ khi mới hình thành, bệnh á sừng ở da đầu đã có những biểu hiện rất rõ ràng ra bên ngoài. Bạn có thể nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Da đầu đóng vảy trắng
  • Khô và ngứa da đầu
  • Xuất hiện nhiều lớp sừng đỏ trên bề mặt da
  • Rụng tóc

Nguyên nhân gây bệnh á sừng ở da đầu

Nguyên nhân chính xác gây bệnh á sừng da đầu vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên có một số yếu tố có liên quan đến sự khởi phát của căn bệnh này, chẳng hạn như:

  • Di truyền
  • Sử dụng dầu gội đầu không phù hợp
  • Thiếu hụt dưỡng chất
  • Da đầu tiếp xúc nhiều với hóa chất
  • Thường xuyên tạo kiểu tóc

Tìm hiểu: Biến chứng của á sừng và cách điều trị hiệu quả từ thảo dược

Biện pháp điều trị bệnh á sừng da đầu hiệu quả

Hiện nay, sử dụng thuốc là phương pháp điều trị chính cho người bị á sừng da đầu. Song song đó, bạn có thể kết hợp dùng mẹo tự nhiên và điều chỉnh chế độ ăn uống, cách chăm sóc da để có thể loại bỏ được bệnh tận gốc.

1. Cách chữa bệnh á sừng da đầu bằng mẹo dân gian

Những mẹo chữa bệnh á sừng tại nhà từ lá trầu, chanh, hay lá bạch đàn thường được nhân dân ta áp dụng khi bệnh mới khỏi phát. Cách thực hiện như sau:

  • Lá trầu không: Dùng một nắm lá trầu không đem đun sôi kỹ. Khi nước nguội thì thêm vào 1 thìa muối, quậy tan. Dùng nước này để làm sạch vùng da bị á sừng hoặc gội đầu có tác dụng kháng khuẩn, kích thích tái tạo da.
  • Chanh: Axit nitric trong chanh có thể kích thích các mảng á sừng bong tróc ra khỏi da đầu. Chanh cũng hoạt động như một chất sát khuẩn nhờ chứa nhiều vitamin C. Bạn lấy nước cốt chanh pha loãng với nước đun sôi để nguội theo tỷ lệ 1:1 rồi chấm lên da khoảng 20 phút.
  • Lá bạch đàn: Hái một nắm lá bạch đàn già đem nấu với 2 lít nước để gội đầu.

⚠️ Lưu ý: Những cách chữa bệnh á sừng theo kinh nghiệm dân gian ở trên chỉ giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu và không thay thế được cho thuốc chữa bệnh. Bạn cũng cần được sự đồng ý của bác sĩ trước khi áp dụng.

Tìm hiểu: 7 cách chữa bệnh á sừng bằng phương pháp dân gian tại nhà

Dùng thuốc trị bệnh á sừng da đầu

Tùy theo triệu chứng, mức độ và phạm vi da bị ảnh hưởng mà bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng các thuốc sau để điều trị bệnh á sừng da đầu.

thuốc trị bệnh á sừng da đầu Differin
Differin thường được chỉ định trong đơn thuốc điều trị bệnh á sừng da đầu

Thuốc điều trị á sừng da đầu:

  • Thuốc bôi ngoài da:
    • Thuốc làm bạt sừng: Acid Salicylic, thuốc chống nấm, thuốc mỡ vitamin A dạng axit.
    • Thuốc kháng viêm: Thuốc chứa steroid, dẫn xuất vitamin D3.
  • Thuốc uống:
    • Thuốc kháng sinh: Nếu có nhiễm khuẩn.
    • Thuốc corticoid: Nếu bệnh nặng.

Lưu ý khi điều trị á sừng da đầu:

  • Sử dụng dầu gội đầu dịu nhẹ, không chứa chất tẩy rửa mạnh
  • Không gãi da đầu quá mạnh
  • Bổ sung đầy đủ rau xanh, trái cây, vitamin và khoáng chất
  • Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh á sừng tái phát

Á sừng da đầu là bệnh da liễu mạn tính, khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh bằng cách:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da: hóa chất, bụi bẩn, thời tiết hanh khô,…
  • Chăm sóc da đầu đúng cách: sử dụng dầu gội đầu dịu nhẹ, không gãi da đầu quá mạnh
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt,…
  • Giữ tinh thần thoải mái: tránh căng thẳng, stress

Lưu ý:

  • Gội đầu bằng nước ấm, không quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Dùng dầu gội đầu dành riêng cho da đầu bị á sừng
  • Gội đầu nhẹ nhàng, không gãi da đầu quá mạnh
  • Sấy tóc ở nhiệt độ thấp hoặc để tóc khô tự nhiên
  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm cho da đầu

Một số thực phẩm nên ăn:

  • Các loại rau xanh, trái cây: giàu vitamin và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng
  • Các loại hạt: giàu omega-3, làm dịu da, giảm viêm
  • Các loại dầu thực vật: dưỡng ẩm, làm mềm da
  • Các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E: tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể sửa chữa tổn thương trên da nhanh hơn

Một số thực phẩm nên tránh:

  • Các loại thực phẩm gây dị ứng: làm trầm trọng thêm các triệu chứng của á sừng
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng: kích ứng, ngứa ngáy
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều đường: khiến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn

Á sừng da đầu là bệnh da liễu mạn tính, khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, với sự phối hợp của thuốc và chăm sóc da đầu đúng cách, bệnh có thể được kiểm soát và giảm thiểu triệu chứng.

Tham khảo:

Chia sẻ:

Bình luận (51)

  1. lê doãn hưng
    lê doãn hưng says: Trả lời

    xin cho hỏi phòng khám có ở khu vực miền nam hay biên hòa đông nai ko ạ. xin địa chi ah.thanks

  2. Hiep truong
    Hiep truong says: Trả lời

    Cho e hỏi sau 15/4 tr tâm mới làm việc lại đko ạ

  3. Hoàng Tuấn Lợi
    Hoàng Tuấn Lợi says: Trả lời

    Dạ con bị bệnh viêm da hay á sừng con thấy có dấu hiệu như cô ạ. Con rất mong sau khi nhận được con mong cô hoặc anh chị gọi qua số 0918221747 tư vấn và con muốn đặt thuốc luôn ạ

  4. Kim Anh Trần
    Kim Anh Trần says: Trả lời

    Cho em hỏi, chồng em bị á sừng da đầu, con em 3 tháng tháng cũng có hiện tượng có mảng cứng trên da đầu, màu nâu đen, liệu bệnh này có lây từ chồng em sang con em không ạ

    1. Thuốc dân tộc
      Thuốc dân tộc says:

      Chào em, bệnh á sừng da đầu là bệnh không lây từ người này sang người khác em nhé, tuy nhiên có yếu tố di truyền, có thể truyền từ đời này sang đời khác. Bé nhà em mới 3 tháng thì chưa thể khẳng định là á sừng da đầu, em theo dõi tình trạng của bé trong 2-3 tháng tới, thường sau 6 tháng trẻ sẽ hết các vảy trên da đầu em nhé, em có thể phản hồi với bác sỹ qua số 0979.509.155 nhé

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bệnh á sừng ở chân – Cách nhận biết triệu chứng và điều trị hiệu quả nhất

Á sừng ở chân thường xuất hiện vào mùa đông, gây khô da, nứt nẻ, bong tróc, chảy máu khiến…

Đầu ngón tay bị lột da là bệnh gì? Có chữa khỏi được không

Đầu ngón tay bị lột da gây bong tróc, khiến làn da trở nên sần sùi khô ráp gây mất…

Ngón tay bị sưng và ngứa – Cơ thể đang mắc bệnh gì?

Tình trạng ngón tay bị sưng và ngứa là một vấn đề sức khỏe thường gặp, gây khó chịu và…

Thoát bệnh á sừng dai dẳng nhiều năm nhờ bài thuốc quý của Trung tâm Thuốc dân tộc

Chỉ những ai đã từng trải qua nỗi “khốn khổ” của bệnh á sừng mới hiểu hết những triệu chứng…

Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy

Viêm da, mề đay hay rôm sảy ở trẻ em thường kéo dài dai dẳng, tái phát thường xuyên với…

Chia sẻ
Bỏ qua