Bệnh á sừng ở tay – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Bệnh á sừng ở tay có thể khiến da khô, rất dễ bị bong tróc, chảy máu ở đầu ngón tay, rìa bàn tay. Tình trạng này không lây nhiễm nhưng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị đúng cách.
Bệnh á sừng là gì? Bệnh á sừng ở tay có lây không?
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Trưởng khoa Da liễu – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc) cho biết, bệnh á sừng ở bàn tay có thể hiểu là bệnh chàm khô hay còn gọi là bệnh Eczema. Tuy nhiên, bệnh á sừng là tình trạng da bị nứt nẻ, các lớp sừng bị bong tróc, gây chảy máu ở một số vị trí như đầu ngón tay, lòng hoặc rìa bàn tay.
Á sừng ở tay có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động của bàn tay, chẳng hạn như cầm, nắm đồ vật cũng như gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, đây là bệnh mãn tính, khó điều trị dứt điểm và có thể tái phát nếu gặp điều kiện thích hợp.
Nếu có dấu hiệu á sừng, người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân và có kế hoạch điều trị phù hợp để tránh các rủi ro phát sinh.
Tìm hiểu thêm: Biến chứng của á sừng và cách điều trị hiệu quả từ thảo dược
Dâu hiệu nhận biết bệnh á sừng ở tay
Á sừng ở tay có các biểu hiện rõ rệt chẳng hạn như:
- Da tay khô ráp, bong tróc, đặc biệt là ở lòng bàn tay, kẽ tay, các ngón tay.
- Da tay bị nứt nẻ, có thể chảy máu.
- Da tay sần sùi, dày lên.
- Da tay ngứa ngáy, đặc biệt là vào ban đêm.
- Móng tay bị dày lên, có các đường rãnh hoặc lỗ nhỏ.
- Có thể xuất hiện các mụn nước sâu bên dưới da.
Các dấu hiệu á sừng rất dễ nhầm lẫn với các tình trạng da liễu khác, chẳng hạn như vẩy nến và tổ đỉa. Do đó, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị hiệu quả.
Bên cạnh đó, người bệnh cần đến bệnh viện ngay khi:
- Xuất hiện hiện tượng da bóng tróc, nứt nẻ trên diện rộng
- Có mủ xuất hiện ở các lớp vảy
- Sốt
Nguyên nhân gây bệnh á sừng ở tay
Bệnh á sừng ở đầu ngón tay, bàn tay xảy ra có thể là do người bệnh tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại như xà phòng, nước rửa chén, thuốc nhuộm tóc hoặc nhuộm vải.
Ngoài ra, bệnh á sừng ở bàn tay hình thành cũng có thể do các tác nhân dưới đây.
- Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nguyên nhân gây á sừng bàn tay một phần là do yếu tố di truyền. Nếu gia đình nếu cả bố và mẹ có tiền sử bị á sừng thì khả năng con mắc bệnh khá cao. Tuy nhiên, tỷ lệ di truyền này có thể giảm xuống ở mức thấp nếu chỉ có bố hoặc mẹ bị bệnh.
- Thời tiết: Thời tiết lạnh sẽ khiến da mất độ ẩm cân bằng, nhất là vùng da ít được chăm sóc như da tay. Khi đó, da trở nên khô ráp và rất dễ bong tróc, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh á sừng hình thành.
- Cơ địa mẫn cảm: Hệ thống miễn dịch suy yếu cộng với làn da quá nhạy cảm khi tiếp xúc với môi trường gây dị ứng như nguồn nước bẩn, lông chó mèo,… chính là tác nhân gây bệnh á sừng ở tay.
- Thiếu hụt dinh dưỡng: Trên thực tế cho thấy, đa phần người bệnh có chế độ ăn uống thiếu hụt dưỡng chất, nhất là vitamin A, C, D và E thường có nguy cơ mắc bệnh á sừng khá cao, trong đó có bệnh á sừng ở tay. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do chất lượng lớp sừng bị ảnh hưởng.
Biện pháp điều trị bệnh á sừng ở bàn tay
1. Điều trị á sừng ở tay bằng thuốc Tây
Thông thường, để điều trị bệnh á sừng ở ngón tay và bàn tay, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc Tây dưới dạng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống.
Thuốc bôi ngoài da:
- Thuốc làm bạt sừng: Thuốc này giúp làm mềm và bong tróc các lớp sừng, giúp da trở nên mềm mịn hơn. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây kích ứng da, bong tróc da quá mức, thậm chí là hoại tử da nếu sử dụng không đúng cách.
- Thuốc chống nấm: Thuốc này giúp tiêu diệt các vi nấm gây bệnh, giúp giảm ngứa và viêm.
- Thuốc mỡ vitamin A dạng axit: Thuốc này giúp làm chậm quá trình sừng hóa da, kích thích các tế bào da khỏe mạnh nhanh chóng được tái tạo, giúp tổn thương mau lành.
Thuốc uống:
- Thuốc kháng sinh: Thuốc này giúp điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra.
- Thuốc corticoid: Thuốc này có tác dụng kháng viêm mạnh, giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa, bong da do á sừng gây ra. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như teo da, rậm lông, tăng huyết áp,… Do đó, thuốc chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn và theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc điều hòa miễn dịch: Thuốc này giúp ức chế quá trình miễn dịch quá mức, giúp giảm viêm và ngứa.
Có thể bạn quan tâm: TOP 11 Thuốc Trị Á Sừng Tốt Nhất Hiện Nay Và Cách Dùng
2. Chữa bệnh á sừng ở tay bằng thuốc dân gian
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh, người bị á sừng ở tay cũng có thể áp dụng các biện pháp dân gian sau để kiểm soát triệu chứng bệnh tại nhà như:
- Dùng trà xanh: Dùng 50 gram lá trà xanh, rửa sạch và vò nát. Cho vào ấm, thêm nước và đun sôi khoảng 5 phút. Sau đó, tắt bếp, pha thêm ít muối hạt rồi chờ nước nguội và tiến hành ngâm tay.
- Nha đam: Dùng gel nha đam bôi lên vùng da tay bị bong tróc sau mỗi lần tắm xong. Bên cạnh đó, người bệnh nên nấu nước nha đam với đường phèn và uống.
- Sử dụng cây đinh lăng và huyết dụ: Dùng 1 nắm lá cây đinh lăng với 1/2 nắm lá huyết dụ, rửa sạch và sắc thuốc uống.
- Chữa á sừng bằng lá lốt: Dùng khoảng 10 – 15 chiếc lá lốt đem rửa sạch, rồi đun sôi cùng nước và một chút muối biển. Sau đó dùng nước này để ngâm rửa vùng da tay bị á sừng.
Đây là cách chữa bệnh á sừng khá an toàn và có chi phí thấp. Tuy nhiên phương pháp này chỉ giúp giảm bớt phần nào triệu chứng khó chịu do á sừng gây ra. Muốn điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh nên thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Á sừng ở tay nên kiêng gì để phòng bệnh tái phát?
Bệnh á sừng ở tay là bệnh mãn tính. Vì vậy, khả năng bệnh tái phát thường rất cao. Do đó, để phòng tránh bệnh quay trở lại, bệnh nhân nên lưu ý những điều sau:
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất gây bệnh như nước rửa chén, thuốc nhuộm, xà phòng,… Nếu nghề nghiệp mang tính chất bắt buộc, bệnh nhân nên dùng bao tay bảo hộ
- Vệ sinh tay sạch sẽ và tránh tiếp xúc với nguồn nước bẩn
- Hạn chế tình trạng gãi ngứa hoặc dùng tay bóc vảy da bị bong tróc
- Luôn giữ tay, đặc biệt là các kẽ tay khô ráo
- Vào mùa đông, nên đeo găng tay mỗi khi đi ra ngoài
- Tăng cường bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là ăn những loại rau quả chứa nhiều vitamin A, C, E và D. Đồng thời, nên tránh xa các thực phẩm gây dị ứng như thịt bò, cua, rượu, cà phê,…
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể
- Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm cho da, hạn chế tình trạng da bị khô ráp và bong tróc
Để cải thiện bệnh á sừng ở tay, người bệnh nên thăm khám để bác sĩ xác định căn nguyên và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Hoặc chụp lại vùng tổn thương và gửi về Bác sĩ Tuyết Lan – Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để được tư vấn điều trị bước đầu.
Tham khảo thêm:
- Bệnh á sừng ở chân – Cách nhận biết triệu chứng và điều trị hiệu quả nhất
- 7 cách chữa bệnh á sừng bằng phương pháp dân gian tại nhà
Bình luận (48)
Một liệu trình hết bao nhiêu tiền vậy ạ?
Em sinh bé được 6 tháng rồi, e khám bệnh chẩn đoán là á sừng và bị 9 năm rồi, tay e bị bong tróc hết vân tay, khô, có lúc bị nứt và chảy máu nếu trời lạnh,. rất mong muốn bệnh giảm bớt.
Em có thể dùng thuốc khi cho con bú được ko ạ.
Em cám ơn nhiều