Bệnh Á Sừng Nên Ăn Gì và Kiêng Gì Nhanh Khỏi Nhất?
Bên cạnh dùng thuốc và thực hiện các biện pháp bảo vệ da thì chế độ ăn uống cũng là một trong những giải pháp hiệu quả giúp hỗ trợ điều trị bệnh á sừng. Các chuyên gia cho biết một số loại thực phẩm bạn nạp vào cơ thể có tác dụng làm giảm bớt hoặc tăng nặng các triệu chứng. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho người bệnh á sừng nên ăn gì và kiêng gì để khỏi bệnh nhanh chóng.
Người bệnh á sừng thường xuyên bị nhầm lẫn với nhiều căn bệnh về da khác như viêm da cơ địa, vảy nến, tổ đỉa… Bệnh đặc trưng với một số triệu chứng như da khô, nứt nẻ, bong tróc, sần sùi, đặc biệt ở phần vùng da tay, da chân kèm theo sưng đỏ, đau nhức khó chịu. Những triệu chứng này đặc biệt nặng hơn khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, gây đau rát, đau nhức gây ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt và đi lại của người bệnh.
Những triệu chứng bệnh á sừng có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần, dần dần càng có xu hướng nặng hơn gây suy nhược cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng bất thường vừa kể trên người bệnh cần nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán và kê toa thuốc trị á sừng phù hợp.
Bên cạnh đó, người bệnh á sừng cần điều chỉnh thực đơn ăn uống phù hợp với các loại thực phẩm lành mạnh để hỗ trợ nhanh khỏi bệnh. Cụ thể như sau:
Người bệnh á sừng nên kiêng ăn gì?
Một số loại thực phẩm mà người bệnh á sừng nên kiêng tuyệt đối hoặc hạn chế sử dụng để giảm nguy cơ bùng phát bệnh. Chẳng hạn như:
1. Các loại thực phẩm dễ gây kích ứng
Nhóm thực phẩm dị ứng luôn nằm trong top đầu danh sách các loại thực phẩm kiêng cữ ở người bệnh á sừng nói riêng và người bệnh da liễu nói chung. Một số loại dễ gây dị ứng như hải sản, sữa, trứng, đậu phộng, nhộng tằm… mà người bệnh cần tránh sử dụng. Bởi khi sử dụng nhóm thực phẩm này, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ giải phóng histamine dẫn đến các phản ứng dị ứng như nổi mề đay, ngứa ngáy, nặng hơn có thể gây tức ngực, khó thở…
Vì vậy, người bệnh á sừng nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm này nếu không muốn phải đối mặt với cơn ngứa ngáy, khô da, nứt nẻ, bong tróc… khó chịu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị á sừng nhưng không dị ứng với các loại thực phẩm này thì vẫn có thể sử dụng bình thường.
2. Thức ăn chế biến cay nóng, nhiều dầu mỡ
Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ là một trong những loại thực phẩm người bệnh á sừng cần tránh xa. Những món ăn cay nóng, sử dụng nhiều gia vị như ớt, tiêu, tỏi, hành… hoặc chiên xào nhiều dầu mỡ sẽ gây nóng trong người, khiến các tổn thương do á sừng càng trầm trọng và phải mất nhiều thời gian để phục hồi hơn.
Việc cố tình sử dụng nhiều loại thực phẩm này còn làm tăng nguy cơ bội nhiễm, mưng mủ, chảy dịch… càng khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn, gây các biến chứng á sừng khó lường cho sức khỏe người bệnh.
3. Các loại thịt đỏ
Theo Trung tâm Y tế Hoa Kỳ, rất nhiều trường hợp mắc bệnh á sừng có liên quan đến thói quen ăn thịt đỏ quá mức. Một số loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt gia cầm… vốn chứa nhiều đạm, tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng viêm nhiễm bùng phát dữ dội hơn. Không những vậy, các hoạt chất thành phần có trong thịt đỏ còn gây tác động đến sắc tố da dẫn đến biến đổi màu, làm cho vết thâm sẹo tối màu khó phục hồi.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc người bệnh phải kiêng hoàn toàn các loại thịt đỏ. Thay vào đó chỉ cần điều chỉnh lượng thịt đỏ phù hợp, bổ sung đủ lượng dưỡng chất cần thiết để duy trì sức khỏe sẽ không tác động đến tình trạng bệnh á sừng.
4. Thực phẩm muối chua, lên men
Hầu hết các loại thực phẩm muối chua, lên men thường chứa hàm lượng muối và axit cao. Các chất này hoàn toàn không tốt cho chức năng gan thận, cản trở quá trình đào thải độc tố và làm chậm quá trình phục hồi, tái tạo vùng da tổn thương do á sừng. Tuyu nhiên, người bệnh không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn, chỉ cần hạn chế sử dụng, tối đa 1 lần/ tuần cũng sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả.
5. Thức ăn quá mặn hoặc quá ngọt
Những loại món ăn, thực phẩm được chế biến quá ngọt (như bánh, kẹo, kem…) hoặc quá mặn (dùng nhiều muối) sẽ gây tác động đến chức năng gan thận, tăng nhanh các phản ứng viêm trong cơ thể, dẫn đến việc hàng rào bảo vệ trên da bị suy yếu và các tổn thương lâu lành hơn.
6. Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn
Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, từ đó bùng phát các triệu chứng á sừng.
7. Rượu bia, chất kích thích
Rượu, bia, cà phê, nước trà đặc… là những loại thức uống chứa các hoạt chất kích thích không tốt cho các cơ quan trong cơ thể, trong đó có làn da. Sử dụng quá mức có thể gây mất nước, kích thích phản ứng viêm và cản trở quá trình phục hồi tổn thương á sừng trên da. Không những vậy, sử dụng những loại thức uống này quá mức còn làm giảm tác dụng của thuốc trị bệnh á sừng.
Người bệnh á sừng nên ăn gì?
Người bệnh á sừng nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ tốt cho hệ miễn dịch và cho sức khỏe làn da như omega-3, vitamin C, E kẽm,… Cụ thể như:
1. Các loại cá biển giàu omega-3
Người bệnh á sừng thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giàu omega-3 từ các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá ngừ, cá mòi, cá bơn… giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao miễn dịch và thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào mới giúp làn da luôn khỏe mạnh.
Thực đơn ăn uống chứa các loại cá này giúp tăng cường lượng chất chống viêm tự nhiên, chống oxy hóa mạnh trong cơ thể. Nhờ đó giúp làm thuyên giảm nhanh chóng các triệu chứng viêm da, ngăn chặn viêm nhiễm lây lan, làm mềm vùng da bị á sừng và phục hồi tổn thương nhanh hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng cao các khoáng chất như canxi, kẽm, sắt… cũng rất tốt cho sức khỏe tổng thể của người bệnh.
2. Ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt
Các loại ngũ cốc nguyên cám chứa hàm lượng chất xơ, omega-3 và protein rất tốt trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh á sừng. Đồng thời, những dưỡng chất này có khả năng tái tạo da, phục hồi những tổn thương á sừng nhanh chóng và cải thiện hệ miễn dịch. Một số loại ngũ cốc nguyên cám tốt như yến mạch, lúa mạch, kiều mạch, bánh mì… rất phù hợp với người bệnh á sừng.
Bên cạnh ngũ cốc, một số loại hạt như hạt đậu xanh, hạnh nhân, óc chó, mè đen… cũng rất giàu omega-3, thậm chí lượng omega-3 trong các loại hạt còn cao tương đương với cá biển. Vì vậy, nếu bạn là người không thích ăn cá hãy thay thế bằng các loại hạt này trong bữa ăn hằng ngày nhé.
3. Rau củ, trái cây tươi
Một chế độ ăn uống khoa học phù hợp với người bệnh á sừng không thể nào thiếu các loại rau củ quả và trái cây tươi. Đây là nhóm thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, đặc biệt là chất xơ có tác dụng ổn định hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình đào thải các độc tố trong cơ thể, cải thiện sức đề kháng toàn diện.
Bên cạnh đó, rau củ quả, trái cây tươi còn hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy qua trình trao đổi chất và cải thiện rõ rệt các triệu chứng viêm da, phục hồi các tổn thương bên ngoài. Không những vậy, người bệnh á sừng ăn nhiều rau xanh và trái cây còn giúp làn da khỏe mạnh từ bên trong, duy trì độ ẩm và mềm mịn hơn, từ đó hạn chế tái phát các triệu chứng bệnh.
4. Mật ong
Mật ong là một trong những loại thực phẩm tốt mà người bệnh á sừng nên sử dụng thường xuyên. Trong mật ong chứa nhiều vitamin B, E, C, K… cùng nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe làn da, có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên. Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích người bệnh á sừng dùng mật ong thay thế cho các loại đường trong chế biến thức ăn.
Bên cạnh ăn uống, bạn cũng có thể dùng mật ong để pha với nước uống hằng ngày hoặc dùng để bôi ngoài da. Mật ong nguyên chất khi bôi lên vùng da bị á sừng sẽ giúp cấp ẩm, làm mềm da, cải thiện tình trạng nhiễm trùng, phục hồi các tổn thương. Tuy nhiên, người bệnh cần hết sức chú ý liều mật ong phù hợp, tránh lạm dụng quá mức, không dùng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc những người mắc bệnh tiểu đường, có vấn đề về tiêu hóa. Còn đối với liều bôi cần đảm bảo vệ sinh kỹ vùng da bị á sừng trước khi bôi.
Một số loại rau xanh, trái cây tốt cho người bệnh á sừng như rau bina, súp lơ xanh, cà chua, bắp cải, cà rốt, bí đỏ, rau ngót, dâu tây, kiwi, ổi, xoài…
5. Thực phẩm giàu kẽm
Nhu cầu kẽm của cơ thể rất ít tuy nhiên nó lại là một trong những nguyên tố vi lượng không thể thiếu, đặc biệt đối với người bệnh á sừng. Theo các nghiên cứu, kẽm có đặc tính chống viêm, tăng khả năng tổng hợp các hợp chất chống viêm, làm dịu lớp sừng trên da, thúc đẩy khả năng tái tạo biểu mô, làm chậm sự lão hóa và giảm ngứa ngáy hiệu quả.
Một số loại thực phẩm giàu kẽm như bơ, mơ, mận, quả mâm xôi, rau chân vịt, măng tây, khoai tây, đậu Hà Lan, ngũ cốc, mầm lúa mì…
6. Chanh tươi
Chanh tươi là một trong những loại quả tốt cho người bệnh á sừng. Trong loại quả này có chứa hàm lượng vitamin A, B, C, axit nitric và kẽm dồi dào. Uống nước chanh tươi thường xuyên hoặc chế biến chanh tươi cùng với các món ăn hằng ngày không chỉ cải thiện sức đề kháng mà còn giúp tăng cường khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm các triệu chứng á sừng.
Không những vậy, người bệnh á sừng mỗi ngày uống một ly nước chanh vào buổi sáng sau khi ăn sáng còn giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, cải thiện sắc tố da trở nên tươi sáng hơn… Tuy nhiên, người mắc các vấn đề về dạ dày cần hết sức cẩn trọng khi dùng chanh tươi.
Ngoài ăn hoặc uống nước chanh, người bệnh có thể dùng chanh tươi bôi trực tiếp lên vùng da bị á sừng. Chanh có tính axit sẽ giúp làm bong tróc các mảng da bị sừng hóa. Tuy nhiên, cần thận trọng làm nhanh và với tần suất vừa phải, tránh lạm dụng quá mức để tránh gây tổn thương nặng nề hơn, rát xót vết thương, tuyệt đối không dùng chanh tươi cho các vết thương hở.
7. Uống nhiều nước lọc
Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh á sừng tuyệt đối không được để thiếu nước. Vì nước sẽ giúp duy trì độ ẩm, tăng độ đàn hồi, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khô, bong tróc, ngứa ngáy… Không những vậy, tác dụng uống nhiều nước còn giúp thúc đẩy quá trình đào thải độc tố có hại ra khỏi cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh.
Trung bình mỗi ngày người bệnh á sừng nên bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước tùy theo nhu cầu. Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể xen kẽ bằng nước ép trái cây, nước trà xanh, các loại nước mát thảo dược… để tăng cường chống oxy hóa, phục hồi khả năng tái tạo, trẻ hóa cho làn da.
Một số lưu ý về chế độ ăn uống ở người mắc bệnh á sừng
Một chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh á sừng không chỉ dừng lại ở việc bổ sung các nhóm thực phẩm tốt và tránh dùng các thực phẩm có hại. Để rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh còn phải tuân thủ thực hiện một số nguyên tắc ăn uống nhất định và thói quen sinh hoạt phù hợp như sau:
- Kết hợp các loại thực phẩm với nhau đảm bảo bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết, không thừa không thiếu để đạt hiệu quả trị bệnh cao mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường ăn uống.
- Kỹ lưỡng trong việc chọn lựa thực phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh.
- Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng góp phần giúp điều trị á sừng nhanh khỏi nhưng không thể thay thế hoàn toàn các biện pháp điều trị chuyên môn như dùng thuốc hay các phương pháp khác.
- Người bệnh nên kết hợp ăn uống với nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ. Hạn chế tối đa tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa trong công nghiệp hay sinh hoạt để giảm nguy cơ phát sinh bệnh.
- Đồng thời, duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ, hạn chế căng thẳng, stress và dưỡng ẩm đều đặn, nhất là vào những ngày thời tiết chuyển lạnh, hanh khô.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc giải đáp được thắc mắc về vấn đề “Người bệnh á sừng nên ăn gì và kiêng ăn gì?”. Hãy tự điều chỉnh thực đơn ăn uống của bản thân hoặc nhờ sự tư vấn hỗ trợ của chuyên gia để nhanh chóng đạt được những thay đổi tích cực trong quá trình điều trị bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Bình luận (2)
t có xem chương trình sống khỏe mỗi ngày thấy nói đến bài thuốc thanh bì dưỡng can thang thành phần 100% là thảo dược có vẻ an toàn. nhưng trc đây t đã điều trị thuốc tây nhiều lần mà ko khỏi bệnh vẫn tái phát nhiều lần nên ko biết thuốc toàn thảo dược thì có ăn thua gì ko. Có ai đã từng dùng bài thuốc này mà hiệu quả ko cho t xin thông tin với.
mình chữa bằng thuốc này ròi hiệu quả đấy b nhé. trc mình cũng bị á sừng mấy năm liền, công nhận khổ thật, mất hết cả vân tay rồi nứt nẻ cháy máu đau ko làm đc gì. Sau mình đến đây chữa đc kê thuôc uống, bôi cả ngâm rửa nữa, chữa 3 tháng thì hết. Giờ đc gần 1 năm chưa bị lại rồi. b cứ đến bác sĩ khám thử rồi kê thuốc cho. Với lại có hiệu quả thật thì VTV2 ng ta mới đưa lên mà.