Bệnh á sừng ở trẻ em – Biểu hiện và cách điều trị hiệu quả, an toàn

Bệnh á sừng ở trẻ em khiến da tay và chân của bé bị khô, nứt nẻ, bong tróc và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Nắm rõ các triệu chứng và xác định nguyên nhân gây bệnh là cách tốt nhất để điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Dấu hiệu và biến của bệnh á sừng ở trẻ em
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Trưởng khoa Da liễu – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, á sừng ở trẻ là tình trạng da liễu phổ biến, đặc trưng khi da tay, chân có biểu hiện bị khô, nứt nẻ, bong tróc. Tình trạng này gây ra những thương tổn ngoài da khiến trẻ đau đớn, khó chịu, quấy khóc.

Trẻ bị á sừng thường có làn da căng bóng, đỏ và khô đặc biệt là ở những nơi chịu áp lực của cơ thể như lòng bàn chân, gót chân.
Ngoài ra, á sừng ở trẻ em còn có các biểu hiện như sau:
- Da khô và bong tróc.
- Bé bị nứt đầu ngón chân cái, ngón chân khác, các ngón tay, nứt gót chân gây đau và khó chịu.
- Các vết nứt ở da ngày càng nghiêm trọng gây đau đớn, đóng vảy hoặc có thể rò rỉ máu và dịch.
- Xuất hiện một số mụn nước gây ngứa. Sau một thời gian da có thể bị khô và bong tróc ra khiến da xù xì, sần sùi.
- Vào mùa đông, da dễ bị căng và nứt toác, chảy máu khiến bé đau đớn.
Nguyên nhân gây bệnh á sừng ở trẻ em cha mẹ nên biết
Bệnh á sừng phổ biến ở trẻ từ 3 đến 14 tuổi, tuy nhiên cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ tuổi hơn. Ngoài ra, á sừng cũng có xu hướng ảnh hưởng đến bé trai nhiều hơn các bé gái.
Có hái nhóm nguyên nhân gây á sừng ở trẻ em.
Các yếu tố bên ngoài:
- Việc chuyển động ma sát lặp đi lặp lại đặc biệt là ở bàn chân khi di chuyển bên trong giày
- Đi giày kín thường xuyên
- Đi chân trần trên thảm len hoặc thảm làm bằng chất liệu polyester
- Sử dụng giày, bao tay, quần áo bằng chất liệu tổng hợp ví dụ như nylon hoặc nhựa vinyl
- Đổ mồ hôi quá nhiều sau đó lại làm khô nhanh bằng việc ngồi trước máy quạt, điều hòa, máy sấy
- Thay đổi khí hậu, thời tiết
- Tiếp xúc với các yếu tố kích ứng da như xà phòng, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh
Các yếu tố bên trong:
- Di truyền sự nhạy cảm của da từ cha mẹ
- Vệ sinh kém và không đúng cách
Các yếu tố bên ngoài có thể gây tổn thương da, làm cho da khô, nứt nẻ, bong tróc, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố bên trong gây bệnh á sừng.
Tham khảo thêm: Trẻ em bị tróc da đầu ngón tay – Nguyên nhân và cách chữa an toàn
Biện pháp chữa bệnh sừng ở trẻ em hiệu quả – an toàn
1. Chữa á sừng cho trẻ tại nhà
Để giảm nhẹ các triệu chứng khô da, nứt nẻ, bong tróc, ngứa ngáy cho các bé, rất nhiều cha mẹ thường lựa chọn 1 số cách chữa trị tại nhà như:

- Chữa á sừng ở trẻ em bằng lá trầu không: Lấy 1 nắm lá trầu không, rửa sạch đun sôi để nguội rồi vệ sinh vùng da bị á sừng của bé.
- Lá lốt chữa bệnh tróc da ở trẻ em: Dùng 1 nắm lá lốt tươi, rửa sạch nhiều lần, vò nát và đun sôi với nước. Chờ đến khi nước ấm thì ngâm da tay, chân bị nứt nẻ, bong tróc do á sừng cho trẻ.
- Lá trà xanh giảm triệu chứng á sừng: Lấy 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch và nấu sôi kỹ với nước. Cho thêm chút muối và dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị á sừng cho bé khi nước còn ấm.
2. Dưỡng ẩm chữa á sừng ở trẻ em
Dưỡng ẩm là một trong những biện pháp quan trọng nhất trong điều trị bệnh á sừng ở trẻ em. Da của trẻ em rất nhạy cảm và dễ bị khô, bong tróc, vì vậy việc dưỡng ẩm thường xuyên sẽ giúp giữ cho da mềm mại, giảm ngứa và viêm.

Khi chọn kem dưỡng ẩm cho trẻ em, phụ huynh nên lưu ý những điều sau:
- Chọn sản phẩm dành riêng cho trẻ em, không chứa chất bảo quản, hương liệu hoặc màu nhân tạo
- Chọn sản phẩm có chứa thành phần dưỡng ẩm như glycerin, urea, petrolatum, dimethicone,…
- Thử độ dị ứng trên một diện tích da nhỏ trước khi sử dụng
Trong trường hợp các dấu hiệu bệnh á sừng nghiêm trọng phụ huynh có thể chọn các loại thuốc mỡ thoa ngoài da theo chỉ định của bác sĩ nhi khoa. Các loại thuốc mỡ phổ biến bao gồm:
- Tacrolimus
- Steroid tại chỗ
- Hydrocortison 1%
- Desonide
- Clobetasone butyrate
Lưu ý khi sử dụng thuốc:
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
- Không sử dụng thuốc quá lâu, đặc biệt là với thuốc steroid
- Theo dõi các tác dụng phụ của thuốc
Nếu bệnh á sừng ở trẻ em không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn, phụ huynh nên ngưng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm: TOP 11 Thuốc Trị Á Sừng Tốt Nhất Hiện Nay Và Cách Dùng
Lưu ý khi điều trị á sừng ở trẻ em
Để nâng cao hiệu quả điều trị á sừng, cha mẹ cần lưu ý các vấn đề bao gồm:
- Chế độ dinh dưỡng: Tăng cường rau xanh, trái cây, vitamin và khoáng chất, hạn chế thực phẩm dễ gây dị ứng
- Vệ sinh da: Tắm nước ấm, không quá lâu, không tắm nước muối, không bóc da khô hoặc chọc mủ viêm
- Mặc quần áo, giày dép: Cho trẻ mặc quần áo bằng vải cotton, mang giày vừa vặn, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh
- Giảm căng thẳng, stress: Giúp trẻ giảm căng thẳng, stress bằng cách cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh
Á sừng ở trẻ em có thể dẫn đến biến chứng gây nhiễm trùng. Cha mẹ hãy liên hệ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị hiệu quả.
Tham khảo thêm:
- Cách chữa á sừng bằng cây vòi voi làm bệnh giảm hẳn sau 7 ngày
- Cách chữa á sừng bằng lá trầu không giúp cải thiện triệu chứng
