Chữa bệnh tổ đỉa bằng cây thuốc nam

Chữa bệnh tổ đỉa bằng cây thuốc Nam gồm những bài thuốc từ thảo dược tự nhiên như lá trầu không, lá đào tươi, lá mò trắng,… Khi dùng có thể giúp giảm các triệu chứng, không gây tác dụng phụ.

5 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng cây thuốc Nam
Bệnh tổ đỉa là thuật ngữ chỉ tình trạng da mọc mụn nước và gây ngứa ngáy, thường tập trung ở lòng bàn tay, ngón tay, bàn chân. Mặc dù không nguy hiểm nhưng bệnh gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý và giấc ngủ do ngứa.
Ngoài dùng thuốc chữa tổ đỉa theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể dùng các bài thuốc nam từ thảo dược lành tính. Điều này có thể giảm triệu chứng và hạn chế việc lệ thuộc thuốc.
Dưới đây là 5 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam:
1. Cây tán mạt hoa (lá móng tay)
Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, cây tán mạt hoa chứa hoạt chất kháng sinh mạnh (Lavvsone). Với hàm lượng cao, hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng trên da.
Cây tán mạt hoa còn có đặc tính chống viêm, chứa các chất giúp làm lành vết loét như tanin, tinh dầu, chất béo và nhựa. Đối với bệnh tổ đỉa, khi dùng có thể giúp làm dịu ngứa, làm lành và khô mụn nước.
+ Cách làm:
- Sử dụng 100 gram cây lá móng tay, rửa sạch
- Đem đun sôi với 1 lít nước
- Chờ nước nguội dần và ngâm vùng da bị bệnh tổ đỉa trong vòng 15 – 20 phút
Lưu ý: Không áp dụng cách này cho người già, phụ nữ mang thai, trẻ em hoặc bệnh nhân không có chứng ứ huyết.
2. Dùng lá đào tươi
Theo Y học cổ truyền, lá đào tươi có vị đắng và tính bình, có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt rất tốt. Chính vì vậy, chúng thường được sử dụng với mục đích điều trị bệnh rôm sảy, nổi mề đay, đau đầu,… trong đó, có bệnh tổ đỉa.
Cách dùng lá đào chữa bệnh tổ đỉa giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa, làm dịu da và các nốt mụn nước bị vỡ lành lại mau.

+ Cách 1:
- Hái một nắm lá đào tươi, loại bỏ lá sâu, vàng úa và đem rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng 5 phút
- Sau đó, vớt để ráo và giã nát
- Vắt lấy nước cốt và uống
+ Cách 2:
- Sử dụng lá đào tươi, rử sạch
- Giã nát và thêm một ít muối hạt trắng
- Dùng lá đắp trực tiếp lên vùng tay, chân bị bệnh tổ đỉa
- Sau khoảng 30 phút đắp nên vệ sinh lại da bằng nước sạch
Nếu dùng bài thuốc đắp chữa tổ đỉa từ lá đào, người bệnh chỉ cần đắp 1 lần/ngày, giúp cải thiện tình trạng bệnh đáng kể.
Xem thêm: Chữa Tổ Đỉa Bằng Giấm Có Hiệu Quả Không? Cách Dùng Đúng
3. Dây đau xương (Khoan Cân Đằng)
Dây đau xương chứa lượng lớn hoạt chất alkaloid có tác dụng chống viêm, sát trùng. Thảo dược này còn chứa Dinorditerpen Glucosid là Tinosinensid A, B có công dụng giảm viêm mạnh. Khi dùng có thể giảm đau nhức xương khớp, giảm nhẹ triệu chứng của bệnh tổ đỉa.
+ Cách thực hiện:
- Sử dụng phần thân dây đau xương, rửa sạch, phơi khô rồi sao vàng
- Cho vào nồi đun sôi kỹ để các hoạt chất chứa trong cây hòa tan hết vào nước
- Chờ nước nguội và uống
Ngoài cách làm này, người bệnh cũng có thể dùng thân dây đau xương ngâm rượu và bôi lên vùng da bị tổ đỉa để điều trị bệnh.
4. Lá trầu không
Theo Y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, đi vào 3 kinh Tỳ, Phế và Vị. Thảo dược này có tác dụng sát khuẩn, chỉ khái, tiêu viêm và hạ khí. Khi dùng có thể giảm viêm và chống nhiễm trùng trên da, hạn chế nổi mụn nước ngứa.
Nghiên cứu Tây y cũng chỉ rõ, các hoạt chất chứa trong lá trầu không như alkaloid, carvacrol, chavicol, eugenol,… giúp tiêu diệt, ức chế nhiều loại vi khuẩn. Vì thế, loại thảo dược tự nhiên này thường được dân gian tin dùng để điều trị bệnh tổ đỉa.

+ Cách làm đơn giản sau:
- Sử dụng 1 nắm lá trầu không, rửa sạch và vò nát
- Cho vào ấm, thêm một ít đường phèn và 1 lít nước, đun sôi
- Sau đó, lọc lấy nước thuốc và chờ nước nguội rồi tiến hành ngâm vùng tay chân bị bệnh tổ đỉa
- Sau khi ngâm xong nên lau lại da bằng khăn bông mềm, sạch
- Thực hiện ít nhất 2 – 3 lần/ tuần.
THAM KHẢO THÊM: Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không an toàn, hiệu quả theo công thức bí truyền
5. Lá mò trắng (bạch đồng nữ)
Thông thường, lá mò trắng thường được Đông y sử dụng làm thuốc điều trị các bệnh ở phụ nữ như khí hư hay bạch đới. Tuy nhiên, nhờ thành phần ankaloid và lượng lớn tinh dầu chứa trong lá, vị thuốc tự nhiên này còn được dùng để chữa mụn nhọt, ghẻ lở và bệnh tổ đỉa.
Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng lá mò trắng giúp các nốt mụn nước mau xẹp, giảm ngứa ngáy và tổn thương da lành lại nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Sử dụng một nắm lá mò trắng, rửa sạch và đun sôi với nước
- Sau khi thuốc sắc cạn đặc lại, dùng nước thuốc ngâm tay chân bị tổ đỉa.
Một số lưu ý khi dùng thuốc Nam trị tổ đỉa
Nhìn chung, các cách chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc Nam nêu trên có tác dụng làm dịu và đẩy lùi triệu chứng ngứa, đồng thời giúp làm khô mụn nước. Tuy nhiên, hiệu quả mà thuốc mang lại ở từng bệnh nhân không giống nhau.
Mặt khác, việc sử dụng đơn phương một hoặc vài vị thuốc Nam sẽ cho dược lực thấp, hiệu quả trị bệnh không cao. Điều này có thể khiến bệnh nhân bỏ qua giai đoạn vàng điều trị, làm mụn nước thêm dày đặc, ngứa ngáy nặng nề, khiến các can thiệp sau này khó khăn hơn.
Như vậy bài viết đã gợi ý cách chữa bệnh tổ đỉa bằng cây thuốc Nam và đưa ra một số hướng dẫn để bạn đọc tham khảo. Tin rằng sau nội dung trên, bạn đọc đã có được phương pháp điều trị hiệu quả, nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh tổ đỉa.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh tổ đỉa nên kiêng ăn gì? Ăn gì giúp mau khỏi bệnh?
- Ghẻ nước và tổ đỉa: Cách nhận biết, phân biệt, điều trị
- 4 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt đơn giản tại nhà
