Bị bệnh tổ đỉa nên ăn gì, kiêng gì và làm gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Người bị bệnh tổ đỉa nên kiêng gì, ăn và làm những điều sau đây để ngăn ngừa bệnh không tiến triển theo chiều hướng xấu.

Người bị tổ đỉa nên kiêng gì và ăn gì
Tìm hiểu người bị bệnh tổ đỉa nên kiêng gì và ăn gì để sớm cải thiện tình trạng, ngăn bệnh tái phát

Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì?

Bệnh tổ đỉa là một loại bệnh viêm da, đặc trưng bởi các mụn nước ngứa ở tay và chân. Bên cạnh việc dùng thuốc trị tổ đỉa, các chuyên gia khuyên người bệnh thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, kiêng những loại thực phẩm có thể làm nặng hơn tình trạng.

Vậy người bị bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì? Dưới đây là những thứ cần kiêng:

1. Nhộng tằm

Nhộng tằm chứa lượng khoáng chất và vitamin dồi dào, là nguồn dinh dưỡng có lợi đối với sức khỏe. Cứ 100 gram nhộng tằm giúp bổ sung 79,7 gram nước, 13 gram protid và 6,5 gram lipid, tương đương với 206 calo.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân bị tổ đỉa không nên ăn nhộng tằm. Bởi đây là một loài côn trùng rất dễ gây dị ứng, kích ứng da, đặc biệt là khi tiêu thụ không đúng cách.

2. Thực phẩm có mùi tanh

Những người mắc bệnh tổ đỉa hoặc dị ứng cần tránh ăn các thực phẩm tanh như cua, cá, tôm, trứng,… Nhóm thực phẩm này chứa hàm lượng cao chất đạm và trimelylamin NH(CH3), có thể kích hoạt và tăng phản ứng viêm trong cơ thể.

Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì
Hạn chế ăn thực phẩm có mùi tanh để giảm triệu chứng ngứa ngáy do bệnh tổ đỉa gây ra

3. Da gà

Có thể nói, da gà là món ăn khoái khẩu của khá nhiều người, bởi chúng vừa dai vừa giòn, không tạo cảm giác chán ngấy. Tuy nhiên người bị bệnh tổ đỉa tuyệt đối không nên ăn da gà. Theo các chuyên gia, da gà làm tăng khả năng dị ứng, gây mẩn ngứa và phát ban ở người bệnh.

4. Thịt chó

Thịt chó chứa hàm lượng đạm cao và có tính nóng. Đây đều là yếu tố thúc đẩy quá trình dị ứng, gây ngứa ngáy dữ dội ở bệnh nhân bị tổ đỉa.

5. Gia vị cay nóng

Gia vị giúp món ăn trở nên đậm đà, giúp kích thích vị giác, tạo cảm giác ăn ngon và thèm ăn. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn tốt đối với bệnh nhân bị bệnh tổ đỉa. Một số loại gia vị như ớt, tiêu, gừng,… có tính nóng, dùng nhiều khiến cơ thể bốc hỏa, làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Chàm tổ đỉa kiêng ăn gì?
Thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng không tốt cho bệnh nhân bị bệnh tổ đỉa

6. Thức ăn chứa nhiều gluten

Gluten là một dạng protein thường được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như lúa mạch, ngũ cốc tổng hợp, bánh quy, bia, các loại kẹo… Ở một số bệnh nhân, cơ thể không dung nạp gluten. Điều này kích hoạt hệ thống miễn dịch, gây ra phản ứng mạnh mẽ và tấn công vào các mô da khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, việc không dung nạp Gluten còn khiến thành ruột mất đi chức năng tự bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng… xâm nhập vào cơ thể. Từ đó gây ra phản ứng dị ứng, khiến cho bệnh tổ đỉa bùng phát.

7. Đậu nành và các sản phẩm từ hạt

Nếu bạn đang thắc mắc bị bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì thì đây chính là gợi ý tiếp theo cần ghi nhớ. Trong hạt đậu nành và các chế phẩm như đậu phụ, đậu hũ… đều cung cấp hàm lượng canxi, vitamin và khoáng chất vô cùng phong phú. 

Tuy nhiên nhóm thực phẩm này chứa một số loại protein lạ, có thể gây dị ứng cho nhiều người. Vì vậy cần kiêng ăn thực phẩm từ đậu nành nếu từng bùng phát bệnh tổ đỉa sau ăn.

8. Thịt bò và các loại thịt đỏ khác

Thịt bò có tính nóng, lại có hàm lượng protein cao tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên người bị tổ đỉa hoặc có cơ địa quá nhạy cảm có thể bị dị ứng, tăng viêm và ngứa ngáy sau khi tiêu thụ loại thịt này.

bị bệnh tổ đỉa nên kiêng ăn thịt bò
Người bị bệnh tổ đỉa ăn thịt bò có thể làm tăng nặng cơn ngứa và tình trạng sưng viêm trên da

Ngoài thịt bò, thì thịt ngựa, thịt dê, thịt trâu hay các loại thịt đỏ khác đều có tính chất tương tự. Nếu đang trong quá trình điều trị bệnh tổ đỉa và một số dạng viêm da khác có liên quan đến dị ứng, bạn nên kiêng sử dụng nhóm thực phẩm này.

9. Đồ ăn ngọt

Những người mắc bệnh tổ đỉa nên kiêng ăn bánh kẹo ngọt, nước ngọt… vì chứa nhiều đường tinh chế. Khi ăn quá nhiều, lượng đường trong máu tăng cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, nuôi dưỡng và chữa lành tổn thương ở vùng da bị bệnh chàm tổ đỉa

Hơn nữa, dung nạp nhiều đường tinh chế còn khiến phản ứng viêm trên da bùng phát. Từ đó ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồi phục tổn thương viêm trên da, thời gian điều trị bệnh kéo dài. 

10. Thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh

Bao gồm:

  • Nội tạng động vật
  • Thịt mỡ
  • Các món chiên, rán, xào…

Thường xuyên sử dụng các thực phẩm này không chỉ khiến trọng lượng cơ thể gia tăng mất kiểm soát, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch mà còn gây cản trở đến quá trình phục hồi của da. Tốt nhất, bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất béo nếu không muốn bệnh tình diễn tiến phức tạp hơn.

11. Thực phẩm giàu Niken và Coban

Các thực phẩm giàu Niken và Coban đều không được khuyến cáo sử dụng trong chế độ ăn uống hàng ngày của người bị tổ đỉa. Chúng có thể kích thích hệ miễn dịch hoạt động mạnh gây ra phản ứng dị ứng, từ đó khiến bệnh tổ đỉa tái phát trở lại.

Người đang trong giai đoạn điều trị bệnh nếu sử dụng nhóm thực phẩm này cũng khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Những thực phẩm chứa nhiều Niken và Coban người bị tổ đỉa nên kiêng ăn bao gồm:

  • Yến mạch
  • Ca cao
  • Trái cây sấy khô
  • Lúa mạch đen…

12. Các chất kích thích

Các chất kích thích như bia, rượu hay cà phê… chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc bị bệnh tổ đỉa nên kiêng gì. Chất cồn hay caffein được tìm thấy trong các loại đồ uống này đều có thể gây kích thích, làm tăng cảm giác ngứa rát, khó chịu trên da. 

Thêm vào đó, lạm dụng các thức uống này quá nhiều còn gây mất nước, ảnh hưởng đến quá trình đào thải độc tố và tái tạo tế bào da mới, từ đó khiến cho tổn thương lâu hồi phục.

Người bị bệnh tổ đỉa nên ăn gì tốt?

Một số thực phẩm có thể hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh tổ đỉa một cách tự nhiên. Người bệnh nên cân nhắc bổ sung thêm các thức ăn dưới đây vào trong thực đơn.

1. Thực phẩm chứa nhiều kẽm

  • Các loại đậu
  • Súp lơ xanh
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Thịt lợn
  • Động vật có vỏ
  • Hạt khô
  • Sữa…

Kẽm là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch. Nó giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đồng thời đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào mới, giúp tổn thương trên da nhanh được chữa lành. Từ đó giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo và vết thâm mất thẩm mỹ ở khu vực bị bệnh.

2. Ăn tỏi tốt cho người bị bệnh tổ đỉa

Tỏi vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc trị bệnh tổ đỉa tự nhiên được dân gian tin dùng. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong củ tỏi chứa một lượng lớn Allicin. Đây là hoạt chất kháng sinh có tác dụng ức chế vi khuẩn, vi nấm gây bệnh, ngăn ngừa bội nhiễm, hỗ trợ chữa lành tổn thương viêm trên da, qua đó cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa.

bị bệnh tổ đỉa nên ăn gì
Tỏi là một trong những thực phẩm tốt nhất cho người bị tổ đỉa

Những cách sử dụng tỏi tốt nhất cho người bị tổ đỉa:

  • Dùng tỏi chế biến nước chấm 
  • Ướp vào thực phẩm trước khi chế biến giúp món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn
  • Ăn trực tiếp 2 – 3 tép tỏi sống mỗi ngày
  • Giã nát tỏi, ngâm với rượu trắng khoảng 1 tuần. Sau đó lấy rượu thoa lên vùng da bị chàm giúp sát trùng, giảm ngứa, làm tiêu mụn nước trên da.

THAM KHẢO THÊM: Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi an toàn, hiệu quả

3. Các thực phẩm giàu vitamin A, B, C

Đây chính là một gợi ý hữu ích cho thắc mắc bị bệnh tổ đỉa nên ăn gì. Người bệnh được khuyến cáo nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm A, B, C trong thực đơn. Chúng đều rất cần thiết cho quá trình xây dựng hệ miễn dịch, góp phần rất lớn vào việc chữa lành tổn thương trên vùng da bị bệnh chàm tổ đỉa.

– Vitamin A:

Cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin A sẽ sản sinh ra nhiều kháng thể lympho giúp ức chế tác nhân có hại, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.

Các thực phẩm giàu vitamin A nhất bao gồm:

  • Rau lá xanh thẫm
  • Bí đỏ
  • Đu đủ
  • Cà rốt
  • Khoai lang…

– Vitamin B:

Trong cơ thể, vitamin B đóng vai trò thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tạo điều kiện cho vùng da bị bệnh được nuôi dưỡng tốt, đồng thời rút ngắn chu kì tái tạo tế bào da mới để tổn thương trên da được chữa lành nhanh hơn.

Vitamin B được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm sau:

  • Chuối
  • Bí ngô
  • Cá hồi
  • Trứng
  • Thịt thăn lợn…

– Vitamin C:

Vitamin C không chỉ giúp tăng cường chức năng miễn dịch mà còn có tác dụng tích cực trong việc ức chế hoạt động của histamin, qua đó giảm hiện tượng viêm ngứa trên da.

Thêm vào đó, vitamin C cũng giúp tăng cường sản sinh collagen làm tăng độ săn chắc, đàn hồi của da, giúp tổn thương nhanh kéo da non, giảm nguy cơ hình thành sẹo ở vùng da bị chàm.

Bạn có thể bổ sung vitamin C cho cơ thể bằng cách thường xuyên ăn các thực phẩm dưới đây:

  • Cam
  • Quýt
  • Chanh
  • Bưởi
  • Cà chua
  • Nam việt quất
  • Nho
  • Rau xanh…

4. Bị bệnh tổ đỉa nên ăn sữa chua

Sữa chua là thực phẩm được lên men tự nhiên từ sữa và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhất là các trường hợp đang bị bệnh tổ đỉa. Sản phẩm này cung cấp cho cơ thể một lượng lớn probiotic giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường quá trình trao đổi chất dưới da.

Ăn sữa chua mỗi ngày còn giúp cải thiện khả năng miễn dịch, đồng thời ức chế phản ứng dị ứng, giảm viêm da. Mỗi ngày, người bị chàm tổ đỉa được khuyến cáo nên ăn 1 – 2 hũ sữa chua, tốt nhất là dùng các sản phẩm không đường hoặc đã được tách béo.

Có thể thay thế sữa chua bằng các thực phẩm giàu probiotic khác như kim chi, kefir, súp miso…

5. Lá lốt

Lá lốt là thực phẩm có tính ấm, giúp hoạt huyết, giảm đau, tăng cường lưu thông máu đến nuôi dưỡng vùng da bị bệnh chàm. Ngoài ra, thực phẩm này còn chứa một số hoạt chất có tác dụng sát trùng, kháng viêm, làm giảm cảm giác ngứa rát trên bề mặt da.

Trong dân gian, lá lốt còn được người dân dùng nấu nước ngâm rửa vùng da bị bệnh chàm mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh. Các món ăn từ lá lốt cũng góp phần tích cực trong việc đẩy lùi bệnh tổ đỉa từ bên trong cơ thể.

BẬT MÍ: 4 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt hiệu quả tại nhà

6. Thực phẩm giàu omega 3

Omega 3 là một loại axit béo đã được chứng minh là có khả năng kháng viêm tự nhiên. Tăng cường bổ sung chất này từ nguồn thực phẩm bạn ăn hàng ngày chính là một cách đơn giản để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh tổ đỉa tại nhà. 

người bệnh tổ đỉa nên ăn thực phẩm giàu omega 3
Các thực phẩm giàu omega 3 có khả năng kháng viêm, cải thiện triệu chứng bệnh tổ đỉa

Bên cạnh đó, omega 3 còn lại một loại chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe tim mạch. Nó giúp đảm bảo cho quá trình lưu thông máu dưới da nhằm cung cấp các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng và sửa chữa các mô bị tổn thương do ảnh hưởng bởi bệnh chàm tổ đỉa.

Để bổ sung omega 3 cho cơ thể, bạn nên ăn các thực phẩm sau:

  • Cá béo: Cá hồi, cá thu, cá ngừ
  • Dầu gan cá tuyết
  • Quả óc chó
  • Hạt lanh…

7. Dầu anh thảo hoặc dầu ô liu

Đây là các chất béo lành mạnh có nguồn gốc từ thực vật rất tốt cho sức khỏe. Chúng bổ sung chất chống viêm tự nhiên cho cơ thể, giảm hiện tượng sưng đỏ trên da. Đồng thời giúp tổn thương do bệnh chàm gây ra nhanh chóng được chữa lành mà không để lại sẹo thâm.

8. Củ gừng

Người bị bệnh tổ đỉa cũng nên thường xuyên ăn củ gừng. Đây là một loại củ gia vị khá quen thuộc và thường có mặt trong gian bếp của mọi gia đình Việt.

Theo nghiên cứu, trong củ gừng chứa hàm lượng Zingerone và Gingerol khá phong phú. Chúng giúp giảm cảm giác đau rát ngoài da, làm giãn nở mạch máu để đưa máu đến nuôi dưỡng tổn thương nhiều hơn.

Ngoài ra, các chất này còn giúp ức chế hoạt động sản xuất Prostaglandin, một chất gây ra phản ứng viêm trên da. Tất cả đều góp phần đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh tổ đỉa.

Bên cạnh việc thường xuyên sử dụng gừng trong chế biến thức ăn hàng ngày, bạn có thể nấu nước gừng vệ sinh vùng da bị bệnh, giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu ngoài da do bệnh tổ đỉa gây ra.

Lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày khi bị tổ đỉa

Bên cạnh vấn đề kiêng cử, người bệnh tổ đỉa cũng nên tránh và làm những điều sau đây để giúp bệnh mau lành và ngăn ngừa tái phát.

  • Người bệnh cần tránh tiếp xúc với dầu, mỡ, xăng dầu và hóa chất. Bao gồm cả hóa chất gia dụng như nước rửa chén, xà phòng giặt đồ, nước cọ rửa toilet,…
  • Không được gãi ngứa, tránh tình trạng da bị tổn thương và gây viêm nhiễm nặng. Tốt nhất nên cắt ngắn móng tay và luôn giữ tay chân sạch sẽ và khô.
  • Nên đeo găng tay bảo vệ, đặc biệt là trong trường hợp tiếp xúc với hóa chất gây dị ứng.
  • Thường xuyên ngâm rửa tay bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc thuốc tím, giúp làm giảm viêm nhiễm da.
  • Thăm khám và điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, trong quá trình trị liệu bằng thuốc bôi ngoài da, nếu triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra.

Trên đây là đáp án cho câu hỏi “Bị bệnh tổ đỉa nên ăn gì, kiêng gì và làm gì?”. Ngoài những lưu ý trong sinh hoạt, kiêng cữ trong lựa chọn thực phẩm, người bị tổ đỉa cũng nên duy trì lối sống lành mạnh, tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn bác sĩ. Có như vậy, triệu chứng bệnh mới nhanh chóng được đẩy lùi.

THAM KHẢO THÊM:

Chia sẻ:
Lá đào chữa bệnh tổ đỉa có thực sự hiệu quả không?

Lá đào chữa bệnh tổ đỉa là cách trị theo dân gian, thường dùng để đắp trực tiếp, ngâm rửa…

Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Tỏi Và Lưu Khi Dùng

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi là một trong những mẹo dân gian đã được lưu truyền từ lâu…

10 loại thuốc trị tổ đỉa tốt nhất (dạng bôi + uống)

Có nhiều loại thuốc trị tổ đĩa trên thị trường hiện nay, chúng có cả dạng bôi và dạng uống,…

Hiệu quả trị tổ đỉa của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang dưới góc nhìn chuyên gia và người bệnh

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc thảo dược trị bệnh tổ đỉa nổi tiếng được VTV2 giới thiệu…

Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc điều trị tổ đỉa nổi tiếng đệ nhất nhiều người tìm kiếm

Tổ đỉa là bệnh viêm da mãn tính, tái phát và khó điều trị. Vì vậy, tìm được liệu pháp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua