Bệnh Tổ Đỉa Ở Mông: Dấu Hiệu, Cách Điều Trị, Khắc Phục

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh tổ đỉa ở mông gây ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra các hoạt động sinh hoạt như ngồi thường xuyên khiến mụn nước dễ vỡ và gây bội nhiễm.

Tổ đỉa ở mông là bệnh gì? 

Tổ đỉa ở mông được đặc trưng bởi các mụn nước nhỏ nổi trên bề mặt da mông. So với tay và chân, mụn nước ít hình thành ở mông nhưng dễ vỡ hơn, gây nhiễm trùng và đau đớn do các hoạt động sinh hoạt và quần áo.

Bệnh Tổ Đỉa Ở Mông: Dấu Hiệu, Cách Điều Trị, Khắc Phục
Bệnh tổ đỉa ở mông gây ngứa ngáy, mụn nước dễ vỡ dẫn đến nhiễm trùng

Nguyên nhân gây tổ đỉa ở mông 

Bệnh tổ đỉa có thể bùng phát ở mông do những nguyên nhân và yếu tố dưới đây:

  • Dị nguyên: Tổ đỉa có thể bùng phát khi thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa hoặc các dị nguyên trong môi trường như phấn hoa.
  • Yếu tố di truyền:  Bệnh tổ đỉa di truyền trong gia đình. Trẻ có 41% nguy cơ bị tổ đỉa được sinh ra bởi ba và mẹ mắc bệnh.
  • Dị ứng: Những người có cơ địa quá nhạy cảm hoặc tiền sử dị ứng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Yếu tố khác: Cơ thể mệt mỏi kéo dài, suy giảm sức đề kháng, căng thẳng quá mức, thói quen vệ sinh cá nhân kém, nhiễm trùng…

Dấu hiệu nhận biết 

Bệnh tổ đỉa ở mông thường được thể hiện thông qua những triệu chứng và dấu hiệu dưới đây:

  • Xuất hiện những mụn nước nhỏ có màu trắng đục, mọc thành cụm hoặc rải rác ở mông
  • Lớp sừng trên bề mặt da khá dày
  • Mụn nước chuyển sang màu vàng và teo dần theo thời gian
  • Những trường hợp nặng có thể bị rỉ dịch, gây đau rát và khó chịu
  • Mụn nước khô lại và bong tróc tạo ra lớp vảy trên da
  • Da hồng hoặc đỏ, ngứa ngáy. Trường hợp chà xát, cào gãi khiến tổn thương lan rộng, ngứa ngáy dữ dội, tăng nguy cơ nhiễm trùng, sưng hạch bạch huyết, sốt cao.
Dấu hiệu nhận biết 
Trên da xuất hiện những mụn nước nhỏ có màu trắng đục, thường mọc thành cụm

Tổ đỉa ở mông có nguy hiểm không? 

Bệnh tổ đỉa ở mông không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên các triệu chứng thường kéo dài và vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm trạng và giấc ngủ.

Ngoài ra, không điều trị có thể khiến bệnh tiến triển nặng nề, tổn thương lan rộng gây sưng đỏ da, ngứa ngáy, đau rát và rỉ dịch khó chịu. Mặt khác, gãi ngứa, ma sát hoặc ngồi nhiều có thể khiến mụn nước vỡ, gây nhiễm trùng và để lại sẹo.

Các phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa ở mông 

Mục tiêu của điều trị tổ đỉa ở mông là tập trung kiểm soát các triệu chứng, ức chế sự phát triển và ngăn tái phát bệnh.

1. Điều trị tại chỗ 

Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc điều trị tổ đỉa. Trong đó các thuốc bôi ngoài sẽ được dùng để giảm triệu chứng, sát trùng và kháng viêm ngoài da.

Điều trị tại chỗ 
Chỉ định BSI 1 – 3% bôi da nếu bệnh bùng phát do nấm

Một số thuốc bôi ngoài thường dùng:

  • Dung dịch sát khuẩn
  • Thuốc kháng histamin dạng kem bôi/ thuốc mỡ trị ngứa
  • Kem bôi BSI 1 – 3% hoặc thuốc chống nấm Nizoral
  • Thuốc bôi chứa corticoid
  • Thuốc bôi Eosine, Milian được chỉ định cho người bị tổ đỉa do nhiễm khuẩn

2. Điều trị toàn thân 

Dùng thuốc uống cho những trường hợp nặng. Các loại được chỉ định dựa trên tình trạng, bao gồm:

  • Thuốc chống nấm
  • Thuốc chống dị ứng (thuốc kháng histamin)
  • Thuốc chống nhiễm khuẩn toàn thân (kháng sinh)
  • Tiêm botulinum toxin
Điều trị toàn thân 
Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc chống nấm, chống dị ứng, chống nhiễm khuẩn toàn thân tùy vào nguyên nhân khởi phát

BẬT MÍ: Cách trị bệnh tổ đỉa bằng thuốc Nam an toàn hiệu quả

Một số lưu ý trong điều trị bệnh tổ đỉa ở mông

Những lưu ý dưới đây có thể giúp ích trong quá trình điều trị bệnh tổ đỉa ở mông:

  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về đơn thuốc. Không đột ngột ngừng sử dụng.
  • Giữ tâm lý thoải mái trong quá trình điều trị. Tránh căng thẳng, lo âu quá mức vì có thể khiến bệnh lý tiến triển nặng nề.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng mẹo điều trị tại nhà.
  • Dùng kem dưỡng ẩm mỗi ngày.
  • Thông báo ngay với bác sĩ nếu có bất thường hoặc bệnh không giảm.
  • Ưu tiên các loại sữa tắm, xà phòng có thành phần dịu nhẹ, lành tính để tránh kích ứng, dị ứng da. 
  • Giữ cơ thể mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa lạnh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin C để giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện miễn dịch.

Phòng ngừa tổ đỉa ở mông bằng cách nào? 

Những cách dưới đây có thể ngăn bệnh tổ đỉa ở mông bùng phát:

Phòng ngừa tổ đỉa ở mông bằng cách nào? 
Tắm rửa mỗi ngày, dùng sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ và làm sạch da an toàn
  • Thực tế, các biểu hiện của bệnh tổ đỉa có xu hướng bùng phát mạnh vào mùa xuân – hề. Thời điểm này, bạn cần hạn chế tiếp xúc với những dị nguyên, tác nhân gây bệnh.
  • Tránh xa các hóa chất, chất tẩy rửa mạnh. Nếu do tính chất công việc phải tiếp xúc thường xuyên, cần có các biện pháp bảo vệ da phù hợp hoặc cân nhắc thay đổi công việc nếu bệnh tổ đỉa tái phát nhiều lần.
  • Vệ sinh cơ thể mỗi ngày 2 lần với những sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ để giúp làm sạch cơ thể, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm gây bệnh trên da.
  • Hạn chế vận động, tập luyện quá sức gây đổ nhiều mồ hôi. Bởi da tiết nhiều mồ hôi có thể làm tăng nguy cơ viêm da và các vấn đề ngoài da khác, trong đó có bệnh tổ đỉa.
  • Hạn chế các thức uống chứa cồn, chất kích thích, món ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng,…
  • Người có tiền sử dị ứng cần thận trọng trong việc lựa chọn các loại thực phẩm, sản phẩm chăm sóc da. Đồng thời hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, lông động vật.
  • Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh. Tránh căng thẳng, áp lực quá mức vì có thể kích thích các triệu chứng bệnh lý bùng phát. 

Bệnh tổ đỉa ở mông có thể kiểm soát tốt nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, bệnh có tính chất kéo dài dai dẳng và dễ tái phát. Do đó, sau điều trị bạn cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát thường xuyên.

THAM KHẢO THÊM:

Ngày đăng 11:07 - 21/12/2023 - Cập nhật lúc: 13:08 - 22/05/2024
Chia sẻ:
Chữa tổ đỉa bằng củ ráy có thực sự tốt như lời đồn?

Cách chữa tổ đỉa bằng củ ráy mang đến nhiều lợi ích. Thảo dược có vị cay, tính mát có…

Hướng dẫn cách chữa bệnh tổ đỉa bằng muối

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng muối được nhiều người áp dụng do tính chất an toàn và đơn giản.…

Bệnh tổ đỉa có lây không, làm sao phòng ngừa?

Bệnh tổ đỉa có lây không, có thể phòng ngừa như thế nào là thắc mắc chung của nhiều người.…

chữa tổ đỉa bằng lá bàng Chữa tổ đỉa bằng lá bàng có khỏi không? Điều cần biết

Chữa tổ đỉa bằng lá bàng là mẹo dân gian lành tính và rất dễ áp dụng. Thực tế cho…

Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Có Tốt Không? Có Hiệu Quả Không? Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Có Tốt Không? Có Hiệu Quả Không?

Lá tắm thảo dược Thuốc dân tộc được nghiên cứu, hoàn thiện bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành, mang…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua