Chữa tổ đỉa bằng củ ráy có thực sự tốt như lời đồn?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Cách chữa tổ đỉa bằng củ ráy mang đến nhiều lợi ích. Thảo dược có vị cay, tính mát có tác dụng giải độc, thanh lọc cơ thể, tán ứ và lợi niệu,… Chính vì vậy, chúng thường được dân gian sử dụng như vị thuốc quý giúp hỗ trợ chữa bệnh tổ đỉa. 

Chữa tổ đỉa bằng củ ráy
Cây ráy có tính mát, vị cay, đại độc được dân gian sử dụng chữa bệnh tổ đỉa

Tác dụng chữa tổ đỉa bằng củ ráy

Dựa vào tài liệu ghi chép trong cuốn “những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của giáo sư, tiến sĩ Đỗ Tất Lợi vào năm 2006 cho biết, cây ráy với tên khoa học là Alocasia odora (Roxb) C.Koch (Colocasia macrorhiza Schott) thuộc họ ráy aracea. Là loại cây thường mọc thành bụi với tên gọi dân gian là ráy dại, dã vu.

Theo Đông y, cây ráy được xem là vị thuốc quý giúp điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó, củ ráy có vị cay, tính mát, đại độc có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, lợi niệu. Nó thường dùng chủ trị và phòng ngừa triệu chứng sưng đau chân hoặc dùng làm thuốc giảm đau, phong đờm, điều trị sốt rét.

Bên cạnh những tác dụng nêu trên, vị thuốc tự nhiên này còn được nhiều người biết đến với công dụng chữa bệnh ngoài da như nấm kẽ chân, mụn nhọt, ghẻ lở. Trong đó, có bài thuốc chữa tổ đỉa bằng củ ráy.

Chữa tổ đỉa bằng củ ráy có thật sự hiệu quả?

Theo bác sĩ Trần Ngọc Ánh (công tác tại bệnh viện Da liễu TP HCM) cho biết, không chỉ riêng Đông y, một vài nghiên cứu Tây y cũng chỉ ra, trong củ ráy chứa hàm lượng lớn hoạt chất flavonoid. Đây đều là hoạt chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn, giúp ngăn chặn gốc tự do hình thành, hỗ trợ làm giảm quá trình lão hóa da và giảm viêm nhiễm.

Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn chưa giải thích được củ ráy thực sự có tác dụng tốt đối với người mắc bệnh tổ đỉa. Có chăng, bài thuốc chữa tổ đỉa bằng củ ráy ghi trong một số tài liệu cổ chỉ là phương pháp được dân gian truyền miệng lại. Tác dụng của thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của mỗi người. 

Do đó, để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe và dự phòng những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng củ ráy chữa bệnh. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn trước khi dùng.

Hướng dẫn cách chữa tổ đỉa bằng củ ráy 

Các hoạt chất hóa học chứa trong củ ráy giúp các nốt mụn nước khô nhanh chóng. Bên cạnh đó, chúng còn hỗ trợ tái tạo làn da mới, làm lành vết thương và giảm triệu chứng ngứa ngáy trên bề mặt da.

Tuy nhiên, để bài thuốc chữa tổ đỉa bằng củ ráy đạt được kết quả như mong đợi, bệnh nhân cần kiên trì sử dụng trong khoảng thời gian nhất định.

Cách chữa tổ đỉa bằng củ ráy
Củ ráy có chứa độc tố sapotoxin gây ngứa. Do đó, người bệnh nên dùng bao tay khi tiếp xúc trực tiếp với củ

Để thực hiện cách chữa tổ đỉa bằng củ ráy, người bệnh cần chuẩn bị 2 củ ráy tươi và tiến hành thực hiện như sau:

  • Củ ráy được rửa sạch, bỏ phần vỏ bên ngoài
  • Sau đó, rửa lại bằng nước sạch và ngâm với nước muối pha loãng để giảm bớt phần dịch ngứa và diệt khuẩn
  • Thái củ ráy thành từng lát mỏng và cho vào cối giã nát
  • Tiếp đó, cho củ ráy vào nồi, thêm nước và đun sôi
  • Lọc lấy nước thuốc, chờ nguội bớt rồi dùng ngâm vùng da bị bệnh tổ đỉa

Thực hiện bài thuốc chữa tổ đỉa bằng củ ráy mỗi ngày sẽ giúp giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy trên da. 

Một vài lưu ý khi chữa tổ đỉa bằng củ ráy

Để điều trị và phòng ngừa tổ đỉa tái phát, khi sử dụng củ ráy chữa bệnh, người bệnh nên lưu ý những điều sau:

  • Hàm lượng lớn hoạt chất sapotoxin chứa trong cây ráy chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa, cứng hàm và tê môi. Loại độc tố này chỉ có thể giảm khi được nấu ở nhiệt độ cao. Chính vì vậy, trong quá trình nhổ hoặc sơ chế củ ráy, tốt nhất bệnh nhân nên mang bao tay, đặc biệt không để nhựa củ dính vào da. Và điều quan trọng nhất là người bệnh không nên ăn sống hoặc dùng củ ráy xay nước uống.
  • Bệnh nhân cũng nên chú ý, thành phần saponin trong củ ráy khi hòa tan với nước có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch tạo nhiều bọt. Đồng thời, hoạt chất này còn tạo mùi hắc làm hắt hơi mạnh. Vì thế, khi nấu nước củ ráy chữa bệnh tổ đỉa, người bệnh nên đeo khẩu trang.

Tính hiệu quả của bài thuốc chữa tổ đỉa bằng củ ráy đến nay vẫn chưa được khoa học chứng minh rõ ràng. Chính vì vậy, người bệnh nên thận trọng khi sử dụng, tránh trường hợp bệnh không khỏi mà ngày càng thêm nặng. Cách điều trị tổ đỉa tốt nhất là nên thăm khám và chữa trị theo lời khuyên của chuyên gia da liễu.

→ Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Lá đào chữa bệnh tổ đỉa có thực sự hiệu quả không?

Lá đào chữa bệnh tổ đỉa là cách trị theo dân gian, thường dùng để đắp trực tiếp, ngâm rửa…

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không hiệu quả theo công thức bí truyền

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không là cách được nhiều người bệnh lựa chọn vì dễ áp dụng…

Bệnh tổ đỉa ở chân: Hình ảnh nhận biết và cách điều trị dứt điểm

Bệnh tổ đỉa ở chân gây ngứa ngáy khó chịu, có thể để lại sẹo sau khi mụn nước vỡ…

Chữa tổ đỉa bằng giấm Chữa Tổ Đỉa Bằng Giấm: Tác Dụng và Cách Dùng Hiệu Quả

Chữa tổ đỉa bằng giấm là một phương pháp tự nhiên, được áp dụng phổ biến trong dân gian. Biện…

Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Có Tốt Không? Có Hiệu Quả Không? Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Có Tốt Không? Có Hiệu Quả Không?

Lá tắm thảo dược Thuốc dân tộc được nghiên cứu, hoàn thiện bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành, mang…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua