Tổ Đỉa Bội Nhiễm: Dấu Hiệu, Cách Điều Trị và Phòng Ngừa

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tổ đỉa bội nhiễm là một biến chứng của bệnh tổ đỉa, có tổn thương da ở dạng mãn tính. Bệnh phát triển khi không được điều trị kịp thời và đúng cách. 

Tổ đỉa bội nhiễm là gì?

Tổ đỉa bội nhiễm là căn bệnh da liễu phát triển từ bệnh tổ đỉa thông thường (tên khoa học là Dyshidrosis Eczema) – một dạng bệnh lý viêm da cơ địa thuộc thể chàm Eczema. Lúc này bệnh không còn là những tổn thương đơn giản mà có xu hướng nặng hơn do có sự tấn công, xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus, nấm… thông qua các vết thương hở trên da.

Tổ đỉa bội nhiễm
Tổ đỉa bội nhiễm là một dạng tổn thương da mãn tính, có thể tái phát nhiều lần

Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị tổ đỉa bội nhiễm, từ trẻ nhỏ cho đến người lớn. Bệnh gây ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti.  Những trường hợp nặng hơn còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh vì các biến chứng khó lường. 

Dấu hiệu nhận biết tổ đỉa bội nhiễm

Tổ đỉa bội nhiễm đặc trưng bởi các triệu chứng sau:

  • Đau rát
  • Ngứa ngáy khó chịu ở các kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân…
  • Toàn bộ vùng da bị tổn thương bắt đầu xuất hiện các đốm mụn nước sần sùi, dày đặc và căng cứng.
Tổ đỉa bội nhiễm
Tổ đỉa bội nhiễm đặc trưng bởi những đốm mụn nước dày đặc trên da, kèm theo ngứa ngáy, khó chịu

Những triệu chứng tổ đỉa thường diễn tiến theo từng giai đoạn, trong đó có giai đoạn tổ đỉa bội nhiễm.

  • Giai đoạn 1: Làn da hơi nóng rát, có cảm giác đau rát nhẹ tại vùng da dưới lòng bàn chân, bàn tay và các kẽ ngón. Đặc biệt tăng tiết mồ hôi nhiều hơn. Khi quan sát kỹ sẽ thấy có lấm tấm các đốm nhỏ li ti như hạt gạo trồi lên. Đây là dấu hiệu cho thấy tổ đỉa đang bắt đầu phát triển dần. Một số trường hợp bị ngứa ngáy dữ dội, càng gãi nhiều càng ngứa nhiều. Thường thì khi bội nhiễm sẽ ít ngứa hơn giai đoạn này. 
  • Giai đoạn 2: Bắt đầu nổi nhiều mụn nước sau những lần gãi ngứa. Người bệnh càng gãi nhiều thì mụn nước càng mọc dày, nhiều và lan rộng. Chúng thường có kích thước từ 1 – 3mm và gây ngứa ngáy dữ dội hơn ban đầu. Đây là giai đoạn tiệm cận nhất với tổ đỉa bội nhiễm. 
  • Giai đoạn 3: Nếu người bệnh không chăm sóc kỹ lưỡng và điều trị tích cực, tổ đỉa sẽ nhanh chóng chuyển sang bội nhiễm. Thường là do vệ sinh kém hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học, cào gãi mạnh… tạo điều kiện cho vi trùng tấn công xâm nhập vào sâu trong vết thương hở. Các triệu chứng tổ đỉa bội nhiễm đặc trưng nhất trong giai đoạn này là sưng đau, nóng đỏ, rát buốt, tiết dịch, dịch mủ có mùi tanh hôi… 
  • Giai đoạn 4: Những trường hợp tổ đỉa không bội nhiễm thì các mụn nước sau khi vỡ ra sẽ tạo thành cùi dày trên làn da, kết vảy và bong ra sau vài ngày. Tùy theo cách chăm sóc mà tốc độ hồi phục ở từng người sẽ khác nhau. Còn với những trường hợp tổ đỉa bội nhiễm cần phải thăm khám, chẩn đoán và can thiệp điều trị y tế càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng rủi ro nguy hiểm. 

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa bội nhiễm

Nguyên nhân gây tổ đỉa bội nhiễm được chia làm 2 nhóm chính gồm nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp. Chi tiết như sau:

Nguyên nhân trực tiếp gây ra tổ đỉa bội nhiễm

Qua nhiều nghiên cứu chuyên sâu, các chuyên gia khẳng định rằng tổ đỉa bội nhiễm là do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… Chúng tấn công vào những vết thương hở trên da, phát sinh phản ứng viêm và gây nhiễm trùng.

Cụ thể một số loại vi trùng gây tổ đỉa bội nhiễm như:

  • Vi khuẩn: Phổ biến nhất là liên cầu khuẩn (Streptococcus nhóm A) và tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus). Với điều kiện bình thường, chúng tồn tại trên làn da và không gây hại, sử dụng các chất tiết trên da để làm thức ăn. Tuy nhiên, nếu trên da xuất hiện vết thương hở, chúng sẽ theo đó mà xâm nhập vào trong da, phát sinh bội nhiễm. 
  • Virus: Thường là chủng loại virus Herpes Simplex. Nguyên nhân nhiễm chủng virus này thường là do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ra từ mụn nước của người đang hoặc đã bị nhiễm virus trước đó. 
  • Nấm: Một vài loại nấm thường gặp như Candida, Epidermophyton, Trichophyton… sẽ tồn tại bình thường trên lớp thượng bì của làn da. Tuy nhiên, khi làn da bị tổn thương, chúng sẽ tấn công và xâm nhập vào sâu trong làn da gây ra tổ đỉa. 

Nguyên nhân gián tiếp gây tổ đỉa bội nhiễm

Nguyên nhân hàng đầu gây tổ đỉa bội nhiễm là do việc điều trị không được thực hiện kịp thời và đúng cách. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho những nhóm vi trùng vừa kể trên có cơ hội tấn công vào da và gây bệnh. Có thể kể đến một số sai lầm trong điều trị như:

Tổ đỉa bội nhiễm
Các triệu chứng tổ đỉa ban đầu không được điều trị tích cực và chăm sóc kỹ lưỡng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến giai đoạn bội nhiễm
  • Chủ quan, lơ là: Điều này khiến các tổn thương tổ đỉa ngày càng tăng nặng và gây ra viêm nhiễm nặng nề, từ đó phát sinh bội nhiễm. 
  • Cào gãi mạnh thường xuyên: Gãi mạnh vô tình gây trầy xước da, làm vỡ mụn nước và hình thành các vết thương hở, hậu quả là bội nhiễm nhanh chóng. 
  • Vệ sinh kém: Khiến da trở nên yếu ớt và càng dễ bị tấn công bởi các chủng vi khuẩn, virus,… 
  • Lạm dụng thuốc Tây: Một số loại thuốc bôi có tác dụng giảm ngứa, chống viêm khi làm dụng liều cao trong thời gian dài có thể làm ức chế hệ miễn dịch, làm da yếu đi, nguy cơ nhiễm trùng cao và phát sinh tổ đỉa bội nhiễm. 

Bị tổ đỉa bội nhiễm có nguy hiểm đến sức khỏe không? 

Tổ đỉa bội nhiễm là căn bệnh da liễu khiến người bệnh mắc phải rất mệt mỏi và khổ sở vì các triệu chứng khó chịu. Tình trạng ngứa ngáy ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ. Ngoài ra trên bề mặt da còn nổi dày đặc các đốm mụn nước sần sùi làm mất thẩm mỹ, khiến người bệnh vô cùng tự ti.

Việc chủ quan và lơ là điều trị trong giai đoạn tổ đỉa đã bội nhiễm sẽ khiến người bệnh dễ phải đối mặt với những nguy cơ sau:

Tổ đỉa bội nhiễm
Tổ đỉa bội nhiễm không điều trị kịp thời và đúng cách khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Viêm hạch bạch huyết và biến dạng móng
  • Hình thành sẹo vĩnh viễn khó phục hồi. Một vài trường hợp hiếm vết sẹo sâu xuất hiện ở các vùng khớp gây tổn thương hệ thống thần kinh có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động.
  • Viêm mô tế bào gây nhiễm khuẩn huyết. 
  • Nhiễm trùng máu. Lúc này các ổ viêm đã ăn sâu vào trong hệ thống mạch máu. Hàng loạt các vi khuẩn, virus, nấm… cũng theo đó mà phân tán vào trong máu, đi khắp cơ thể. Hậu quả là gây ra hàng loạt các biến chứng như suy hô hấp, suy tim, viêm màng não… có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. 

Tổ đỉa bội nhiễm là căn bệnh khá nguy hiểm. Tốt nhất người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị sớm ngay khi phát hiện triệu chứng tổ đỉa.

Biện pháp chẩn đoán tổ đỉa bội nhiễm

Trước tiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm hỏi, kiểm tra trực quan các tổn thương trên da và điều tra tiền sử bệnh lý của bệnh nhân cùng các thành viên có quan hệ huyết thống. Sau đó, để có cơ sở dữ liệu nhằm chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh hiện tại… bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng như:

  • Sinh thiết lấy mẫu bệnh phẩm mang đi xét nghiệm hoặc tiến hành phân tích PCR. Cách này nhằm tìm kiếm sự xuất hiện của các yếu tố gây bội nhiễm. 
  • Test áp dị ứng kháng nguyên nhằm kiểm tra phản ứng dị ứng. 
  • Một số xét nghiệm khác như xét nghiệm vi sinh, sinh hóa máu, …

Phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa bội nhiễm hiệu quả

Điều trị tổ đỉa bội nhiễm là một quá trình kéo dài và có sự phối hợp của nhiều phương pháp như tuân thủ dùng thuốc và chăm sóc, vệ sinh kỹ lưỡng các tổn thương ngoài da. Đồng thời, phòng ngừa tái phát dài lâu cũng là mục đích chính của việc điều trị.

1. Sử dụng thuốc Tây 

Theo các chuyên gia, hiện nay y học vẫn chưa tìm ra loại thuốc nào có khả năng đặc trị tổ đỉa nói chung và tổ đỉa bội nhiễm nói riêng. Tuy nhiên, dùng thuốc trị tổ đỉa vẫn là cách được ưu tiên hàng đầu, vì có khả năng kiểm soát triệu chứng, cải thiện mức độ bệnh và phục hồi tổn thương trên da. 

Có thể kể đến một số loại thuốc như:

Nhóm thuốc dạng bôi ngoài da

Tổ đỉa bội nhiễm
Thuốc bôi trị tổ đỉa bội nhiễm giúp kiểm soát triệu chứng, giảm ngứa, giảm viêm do bội nhiễm tại chỗ
  • Dung dịch sát khuẩn: Điển hình là dung dịch bạc nitrat 0.5% hoặc dung dịch tím methyl 1%, milan… Những loại thuốc bôi này có tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa nhẹ, giảm viêm nhiễm bằng cách tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng sang những vùng da lân cận. 
  • Thuốc mỡ corticoid: Công dụng chính là giảm viêm, giảm ngứa do các đốm mụn nước bội nhiễm gây ra. Một vài loại thuốc mỡ thường dùng như Dermovate, Flucinar, Tempovate… Lưu ý nhóm thuốc này chỉ dùng điều trị ngắn hạn để tránh biến chứng teo da, mỏng da, giảm sức đề kháng, giãn tĩnh mạch… 
  • Thuốc kháng virus: Loại thuốc này được chỉ định phổ biến trong điều trị tổ đỉa bội nhiễm do vi khuẩn Herpes Simplex. 
  • Thuốc kháng nấm: Thuốc bôi chống nấm được chỉ định cho người bệnh tổ đỉa bội nhiễm do nhiễm nấm. Thuốc có khả năng ức chế sự phát triển của vi nấm, giảm thiểu các tổn thương trên da.
  • Thuốc Tacrolimus: Những trường hợp bị tổ đỉa bội nhiễm sử dụng thuốc corticoid bị tác dụng phụ, bác sĩ sẽ chỉ định chuyển sang dùng Tacrolimus. Loại thuốc này có khả năng ức chế miễn dịch tại chỗ, giảm viêm, giảm ngứa và cải thiện mức độ tổn thương trên da. 

Nhóm thuốc dạng uống

Tổ đỉa bội nhiễm
Nhóm thuốc uống trị tổ đỉa bội nhiễm có hoạt tính mạnh, trị bệnh nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro tác dụng phụ
  • Thuốc kháng histamine H1 dạng uống: Một số loại thường dùng như Cetirizin, Clorpheniramin, Loratadin… giúp giảm ngứa ngáy, nóng rát, khó chịu và cải thiện các triệu chứng tổn thương.
  • Thuốc corticoid dạng uống: Loại thuốc này đem lại hiệu quả chữa trị tổ đỉa bội nhiễm rất tốt tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. Vì vậy, bác sĩ thường chỉ định dùng nhanh từ 5 – 10 ngày. Liều dùng khuyến cáo là liều 0.5mg/ kg/ ngày.
  • Thuốc kháng sinh toàn thân: Hầu hết các trường hợp bị tổ đỉa bội nhiễm đều được chỉ định dùng thuốc kháng sinh toàn thân tối đa 10 ngày. Một vài loại kháng sinh thường dùng như Penicillin (Carbenicillin hoặc Ticarcillin) hoặc nếu dị ứng có thể thay thế bằng nhóm Cephalosporin (như Ceftriaxon, Cefixim, Cefuroxim). 
  • Thuốc kháng nấm đường uống: Những trường hợp tổ đỉa bội nhiễm được khởi phát từ nấm kẽ hoặc nấm da sẽ được chỉ định dùng thuốc Griseofulvin, Itraconazole hoặc Ketoconazole. 
  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Nếu tổ đỉa bội nhiễm nặng kèm theo tình trạng đau nhức cơ thể, sốt… sẽ được chỉ định dùng kết hợp với thuốc giảm đau, hạ sốt. Tùy theo độ tuổi sẽ được chỉ định liều dùng phù hợp. Loại thường dùng nhất là paracetamol. 

Lưu ý: Bất kỳ loại thuốc Tây điều trị tổ đỉa bội nhiễm nào cũng đều có nguy cơ tiềm ẩn và phát sinh những rủi ro, tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Do đó, bệnh nhân khi được chỉ định dùng thuốc cần tuân thủ toa thuốc cố định, tuyệt đối không tự ý đổi thuốc hay tăng giảm liều lượng trong quá trình sử dụng. 

2. Kết hợp chế độ ăn uống khoa học 

Tổ đỉa bội nhiễm đặc trưng với phản ứng viêm, nhiễm trùng và dị ứng gây ngứa ngáy khó chịu. Do đó, để cải thiện những triệu chứng này bạn nên điều chỉnh lại thực đơn dinh dưỡng, tránh các loại thực phẩm dễ làm tăng phản ứng dị ứng, viêm nhiễm và giảm miễn dịch. Thay vào đó là bổ sung các loại thực phẩm tốt cho việc ức chế viêm và phục hồi tổn thương. 

Tổ đỉa bội nhiễm
Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có khả năng chống viêm, giảm ngứa và phục hồi tổn thương tổ đỉa

Thực phẩm nên tránh

Bệnh tổ đỉa nên kiêng gì? Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

  • Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, trứng, sữa bò, nhộng tằm… Theo nghiên cứu, trong hầu hết các loại thực phẩm này có thể chứa một số protein lạ hoặc hoạt chất trimelylamin NH(CH3) tăng nặng phản ứng miễn dịch khiến các triệu chứng tổ đỉa bội nhiễm nghiêm trọng hơn. 
  • Một số loại thực phẩm chứa Gluten như lúa mạch, lúa mì… có khả năng làm giảm chức năng bảo vệ thành ruột, tạo điều kiện cho các chất dị ứng dễ dàng đi sâu vào máu.
  • Thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ rất khó tiêu hóa, đặc biệt kích thích sản sinh các gốc tự do, tăng nặng phản ứng viêm và dị ứng.
  • Các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê… chứa nhiều hoạt chất dễ dàng làm phá vỡ các tế bào mast, kích hoạt quá trình giải phóng những chất trung gian gây dị ứng, từ đó khiến cơn ngứa ngáy do tổ đỉa ngày càng nghiêm trọng. 
  • Thực phẩm chứa nhiều đường, thức ăn cay nóng, thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp chứa chất bảo quản…

Thực phẩm nên ăn

  • Các loại rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu chất xơ; 
  • Thực phẩm chứa nhiều kẽm như hạnh nhân, hạt bí ngô, thịt bò, cacao…;
  • Thực phẩm giàu acid béo tốt có khả năng chống viêm như cá hồi, hạt lanh, dầu oliu…;
  • Thực phẩm giàu vitamin A, B, C, D, E… trong cà chua, cà rốt, cam, quýt, ổi, cải bó xôi, gấc, rau bina…;
  • Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm và chế phẩm có chứa men vi sinh; 
  • Uống nhiều nước mỗi ngày;

3. Chú ý chăm sóc phòng ngừa tái phát

Một số điều lưu ý phòng tránh tổ đỉa bội nhiễm tái phát:

Tổ đỉa bội nhiễm
Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên để tránh khô da và tăng cường hàng rào bảo vệ, phòng ngừa tái phát tổ đỉa bội nhiễm
  • Tuyệt đối không được chà xát, cào gãi mạnh.
  • Những người có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng tổn thương hoặc đang bị tổ đĩa không nên tiếp xúc với các loại hóa chất, nước tẩy rửa mạnh.
  • Giữ vệ sinh làn da mỗi ngày, đặc biệt là vùng da bị tổ đỉa. Chú ý vệ sinh bằng nước sạch và ưu tiên sử dụng các sản phẩm làm sạch có nguồn gốc tự nhiên, organic. 
  • Bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày để bảo duy trì độ ẩm cho làn da, tăng cường chức năng của hàng rào bảo vệ da, hạn chế tổn thương và tái phát tổ đỉa bội nhiễm. 
  • Tuân thủ liều dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không lạm dụng lâu ngày vì sẽ gây nhờn thuốc hoặc kích hoạt yếu tố bùng phát bội nhiễm. 
  • Chủ động và tích cực trong điều trị, không lơ là chủ quan.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm lành tính, có tác dụng phục hồi và tái tạo làn da. 
  • Xây dựng thời khóa biểu sinh hoạt khoa học, tập thể dục thể thao mỗi ngày tăng cường sức đề kháng, duy trì tâm lý ổn định và nghỉ ngơi nhiều. 

Tổ đỉa bội nhiễm không điều trị dứt điểm sẽ để lại nhiều di chứng vĩnh viễn không thể khắc phục được. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn được tình trạng bội nhiễm này bằng nhiều cách chủ động điều trị sớm. Do đó, không nên lơ là chủ quan, thay vào đó hãy thăm khám để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp, phòng ngừa tái phát. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy

Viêm da, mề đay hay rôm sảy ở trẻ em thường kéo dài dai dẳng, tái phát thường xuyên với…

chữa tổ đỉa bằng lá bàng Chữa tổ đỉa bằng lá bàng có khỏi không? Điều cần biết

Chữa tổ đỉa bằng lá bàng là mẹo dân gian lành tính và rất dễ áp dụng. Thực tế cho…

5 Thuốc trị tổ đỉa của Nhật tốt nhất, được tin dùng hiện nay

Các loại thuốc trị tổ đĩa của Nhật từ lâu đã được biết đến với hiệu quả vượt trội trong…

Kem bôi da Thuần Mộc: Công dụng và giá bán cụ thể

Kem bôi da Thuần Mộc là sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ thiên nhiên, chuyên trị các bệnh…

Nổi mụn nước ở tay gây ngứa – nguyên nhân và cách trị dứt điểm

Tình trạng nổi mụn nước ở tay có triệu chứng gần giống như bệnh tổ đỉa, thường kéo dài trong…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua