Sau sinh kinh nguyệt không đều làm sao điều hòa trở lại?
Sau sinh kinh nguyệt không đều là một trong những triệu chứng thường gặp. Triệu chứng này thường bắt nguồn từ những thay đổi trong cấu trúc tử cung và nồng độ hormone chưa ổn định.
Vì sao sau khi sinh kinh nguyệt thường không đều?
Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh có kinh nguyệt thường không đều, bao gồm:
1. Hormone chưa ổn định
Nồng độ hormone của nữ giới thường có dấu hiệu giảm và ổn định trở lại sau khi em bé chào đời. Chính vì vậy sau khi sinh, phụ nữ có thể xuất hiện các triệu chứng như kinh nguyệt không đều, lượng máu kinh nhiều hơn bình thường và có màu nâu đỏ hoặc đen.
Xem thêm: Kinh Nguyệt Không Ra Được – Cách Xử Lý Như Thế Nào?
2. Sự thay đổi của tử cung sau quá trình sinh nở
Sau khi sinh, tử cung cần thời gian co lại như bình thường. Những sự thay đổi ở tử cung là yếu tố khiến hoạt động của buồng trứng bị ảnh hưởng, dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều.
3. Nuôi con bằng sữa mẹ
Quá trình sản xuất sữa mẹ cần sự tham gia của hormone prolactin. Tuy nhiên hormone này lại vô tình gây gián đoạn quá trình rụng trứng, khiến chu kỳ kinh nguyệt bất thường.
Tham khảo thêm: Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông – Chị em cần lưu ý
Kinh nguyệt không đều sau sinh có nguy hiểm không?
Trong một số trường hợp, kinh nguyệt không đều có thể dấu hiệu của tình trạng sót rau, u xơ niêm mạc tử cung, nhiễm trùng tử cung, rối loạn tuyến giáp hoặc adenomyosis (quá trình dày lên của tử cung sau khi sinh nở).
Nếu triệu chứng này đi kèm với các dấu hiệu sau, bạn cần tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và khắc phục.
- Kinh nguyệt ra rất nhiều và cần thay băng vệ sinh 1 lần/ giờ.
- Máu kinh đóng thành từng tảng lớn, có màu nâu đen hoặc đen và kèm theo mùi hôi.
- Vùng kín đau rát và khó chịu.
- Vùng bụng dưới đau dữ dội và kéo dài trong nhiều giờ.
- Khó khăn và thiếu hứng thú khi quan hệ tình dục.
Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh
Dưới đây là một số lời khuyên giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh:
1. Ổn định giờ giấc sinh hoạt
Để điều hòa vòng kinh và hỗ trợ cải thiện những triệu chứng khác, bạn cần tập cho trẻ ngủ đúng giờ giấc, tránh tình trạng ngủ quá nhiều vào ban ngày và quấy khóc giữa đêm. Bên cạnh đó, bạn có thể san sẻ việc chăm sóc con nhỏ với chồng và người thân trong gia đình để dành thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe.
2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Một số thành phần trong các loại thực phẩm có khả năng tăng sản sinh hormone và cải thiện hoạt động của buồng trứng – tuyến yên – vùng dưới đồi. Vì vậy để khắc phục hiện tượng kinh nguyệt không đều, bạn cần chú ý đến chế độ ăn hằng ngày.
Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học:
- Tập trung vào nhóm thực phẩm lành mạnh như sữa chua, đậu nành, thịt, cá, trứng, rau xanh và hoa quả. Đồng thời cần uống nhiều nước để thúc đẩy trao đổi chất và bài tiết.
- Hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và gia vị. Tránh các đồ uống chứa cồn và caffeine.
- Có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.
Gợi ý: Kinh nguyệt ra từng mảng có phải bệnh lý không?
3. Giải phóng cảm xúc tiêu cực
Trầm cảm sau sinh là một trong những nguyên nhân gây các triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt.
Do đó trong thời gian này, bạn cần duy trì tinh thần lạc quan và giải phóng các cảm xúc tiêu cực bằng cách san sẻ việc nhà và chăm sóc con với bạn đời, tâm sự, trò chuyện cùng người thân, dành thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân,…
4. Luyện tập thường xuyên và đều đặn
Các chuyên gia cho biết, tác động từ hoạt động thể chất có vai trò ổn định lại khung xương, giảm mệt mỏi và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ mang thai.
Vì vậy, phụ nữ sau sinh nên dành khoảng 30 phút/ ngày để ngồi thiền, tập yoga hoặc bơi lội để ổn định vòng kinh và cân bằng lại nội tiết tố.
5. Thăm khám phụ khoa trong trường hợp cần thiết
Nếu triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp nói trên hoặc đi kèm với các biểu hiện nghiêm trọng, bạn cần liên lạc với bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn và hỗ trợ.
Thông tin về vấn đề kinh nguyệt không đều sau khi sinh trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể.
Có thể bạn quan tâm:
- Tắc Kinh Nguyệt: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
- Kinh nguyệt không đều có thai không? Giải đáp thắc mắc
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!