Bế kinh là gì và các thông tin cần biết về tình trạng bế kinh

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Rất nhiều chị em mắc phải tình trạng bế kinh nhưng không biết vì thiếu kiến thức. Hiểu rõ bệnh lý này có thể giúp chị em chủ động phòng tránh cũng như hạn chế tác các tác hại của nó.

Bế kinh là gì?

Bế kinh hay còn gọi là mất kinh hoặc tắc kinh. Nó là tên gọi trường hợp cụ thể của rối loạn kinh nguyệt. Khái niệm này chỉ những người có kinh được một thời gian rồi lại biến mất.

Bế kinh có thể dẫn đến vô sinh
Bế kinh có thể dẫn đến vô sinh

Tình trạng này khác nhau ở mỗi người. Nguyên nhân chính yếu là do cơ địa. Có người bị mất kinh trong 3 tháng. Có người mất trong 6 tháng. Cũng có người mất kinh đến 1 năm hoặc hơn. 

Bế kinh được chia thành 2 dạng: 

Bế kinh nguyên phát

Tuổi dậy thì trung bình ở nữ giới là 14-16 tuổi. Nếu qua độ tuổi này mà chị em vẫn chưa có kinh nguyệt thì thường mắc phải tình trạng tắc kinh nguyên phát.

Thường đến tuổi 17 hoặc 18, những người bị mất kinh nguyên phát mới có kinh nguyệt lần đầu.

Bế kinh nguyên phát
Tắt kinh nguyên phát xuất hiện ở bạn gái qua tuổi dậy thì nhưng chưa có kinh nguyệt

Bế kinh thứ phát

Tình trạng này dùng để chỉ các chị em đang có kinh nguyệt bình thường đột nhiên mất kinh. Nó có thể thỉnh thoảng lặp lại với mức độ nặng hơn. Thậm chí xảy ra đến khi mãn kinh.

Tham khảo thêm: Rong kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách trị

Nguyên nhân gây bế kinh

Dưới đây là những nguyên nhân gây bế kinh thường gặp:

Đối với tắc kinh nguyên phát:

Nguyên nhân thường do các dị tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục.

Các dị tật này gồm: tử cung nhi hóa hoặc không có tử cung; thiểu năng hoạt động nội tiết của buồng trứng, tuyến giáp và tuyến yên. 

Đối với tắc kinh thứ phát:

Chủ yếu là do các bệnh lý ở cơ quan sinh dục nữ. Các bệnh lý này có thể là: nhiễm khuẩn đường sinh dục (cấp và mãn tính); khối u tuyến yên; suy giảm chức năng nội tiết buồng trứng; rối loạn chức năng tuyến yên và tuyến giáp; suy giảm tính cảm thụ của niêm mạc tử cung…

Thêm vào đó, tình trạng tắc kinh thứ phát cũng có nguyên nhân từ cấu trúc cơ quan sinh sản bất thường. 

Nguyên nhân gây bế kinh
Tắc kinh thứ phát có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Ngoài ra, vấn đề rối loạn dinh dưỡng và tinh thần cũng là nguyên nhân dẫn đến mất kinh thứ phát. Cụ thể, đó là:

  • Chế độ ăn uống không điều độ, thiếu máu và vitamin.
  • Chế độ làm việc và nghỉ ngơi không khoa học.
  • Hay căng thẳng, lo âu, tâm trạng không ổn định và tinh thần mệt mỏi.
  • Tác dụng phụ như: thuốc an thần, tránh thai khẩn cấp, chống trầm cảm, chống dị ứng, thuốc hạ huyết áp hay trị ung thư.

Gợi ý: Kinh nguyệt ra nhiều không bình thường – Nguyên nhân và cách trị

Triệu chứng và tác hại của bế kinh

Tác động biểu hiện ra bên ngoài:

  • Da bị nám và khô
  • Tăng cân
  • Rụng lông
  • Vú teo
Triệu chứng và tác hại của bế kinh
Vú teo là một trong những biểu hiện thường thấy của rối loạn kinh nguyệt, trong đó có tắc kinh

Những bất ổn bên trong:

  • Giảm ham muốn: Tình trạng tắc kinh thường đi kèm với các tác động khác (mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, kém trí nhớ…). 
  • Tâm trạng thay đổi thất thường: Kinh nguyệt bị rối loạn, cụ thể là bị tắc kinh có thể khiến chị em luôn cảm thấy bực bội. 
  • Tác hại phổ biến nhất của bế kinh là gây vô sinh. 
  • Tình trạng tắc kinh còn khiến phụ nữ dễ đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp, chóng mặt, nhức đầu và hơi thở bị đứt quãng.
Những bất ổn bên trong
Phụ nữ bị tắc kinh thường giảm ham muốn

Xem thêm: Ra Khí Hư Màu Nâu Trước Kỳ Kinh Nguyệt Có Nguy Hiểm Không?

Điều trị tình trạng bế kinh

Dưới đây là những hướng xử lý khi bị bế kinh, mang đến hiệu quả cao và an toàn cho phụ nữ:

Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Trong dân gian có nhiều phương pháp điều trị tắc kinh hiệu quả được nhiều chị em truyền tai nhau. Trong đó, có những vị thuốc như: ích mẫu, gừng, cam thảo… Các vị thuốc này có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, qua đó chữa chứng tắc kinh.

Sử dụng thảo dược thiên nhiên
Ích mẫu là một trong những vị thuốc chữa tắc kinh hiệu quả trong dân gian

Đến cơ sở y tế

Các can thiệp y khoa có thể là phẫu thuật hoặc dùng kháng sinh. Những biện pháp này thường áp dụng cho các trường hợp bế kinh có nguyên nhân từ bệnh lý hoặc dị tật cơ quan sinh dục. 

Đến cơ sở y tế
Xác định đúng nguyên nhân bao giờ cũng mang lại hiệu quả điều trị cao

Lời khuyên của các bác sĩ

Lối sống tác động không nhỏ đến tâm sinh lý và chứng bế kinh ở nữ giới. Vì thế để điều trị bệnh bạn nên chú ý những điều dưới đây:

  • Luyện tập thể dục điều độ. Hãy dành từ 30-60 phút mỗi ngày để tập thể dục. 
  • Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi. 
  • Dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung nhiều rau củ quả, thực phẩm chứa nhiều hoặc hỗ trợ cho hormone estrogen. Ngoài ra, chị nên cũng nên hạn chế ăn đồ cay nóng.
  • Hạn chế các chất kích thích. Hạn chế các loại nước có gas và nhiều cafein.
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ và khô thoáng.
  • Khám phụ khoa định kỳ ít nhất một năm 2 lần.
  • Không tự ý mua thuốc trị các bệnh phụ khoa mà không có đơn của bác sĩ.

Bế kinh là một trường hợp của rối loạn kinh nguyệt, có rất nhiều nguyên nhân gay ra tình trạng này. Có nhiều cách để điều trị vấn đề bế kinh, nhưng nếu kéo dài và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, chị em nên đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị nhanh chóng. 

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 13:46 - 23/02/2024 - Cập nhật lúc: 11:33 - 23/05/2024
Chia sẻ:
Mất kinh nguyệt – Nguyên nhân và cách khắc phục

Không hành kinh trong giai đoạn trước khi dậy thì, mang thai và tiền mãn kinh là tình trạng bình…

Cường kinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị cường kinh

Cường kinh là một dạng của rối loạn kinh nguyệt, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của…

chu kỳ kinh nguyệt Chu kỳ kinh nguyệt là gì? kéo dài bao lâu và cách tính

Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để bảo vệ tốt hơn cho…

Chậm kinh (trễ kinh) – Nguyên nhân và cách điều trị

Chậm kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất thường trong cơ thể nữ giới, thường là do…

kinh nguyệt không đều ở tuổi 20 Kinh nguyệt không đều ở tuổi 20 có đáng lo?

Kinh nguyệt không đều ở tuổi 20 là vấn đề mà rất nhiều bạn nữ đang gặp phải. Mặc dù…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua