Rối loạn kinh nguyệt – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ do rối loạn nội tiết tố gây ra. Nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chức năng sinh sản của phụ nữ.
Rối loạn kinh nguyệt và dấu hiệu nhận biết
Khi bị rối loạn kinh nguyệt, chị em có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng:
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 35 ngày hoặc dưới 24 ngày, đôi khi là không có kinh hơn 6 tháng.
- Lượng máu kinh, số ngày kinh hành kinh có sự bất thường trong mỗi chu kỳ
- Cường kinh: lượng máu kinh ít hơn 20ml/kỳ.
- Thiểu kinh: số ngày có kinh ít hơn 2 ngày và lượng kinh ít hơn 20ml/kỳ.
- Rong kinh: số ngày có kinh nhiều hơn 7 ngày.
- Nếu bị rối loạn kinh nguyệt, máu kinh sẽ có sự bất thường như lẫn máu cục, máu có màu đỏ tươi hoặc là hồng nhạt.
- Đau bụng dưới dữ dội trong những ngày hành kinh, cơn đau có thể lan đến nhiều nơi như cột sống, đùi và toàn bụng.
- Đau lưng, căng vú, tức ngực, dễ xúc động,..
Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt thường do những nguyên nhân sau:
1. Mất cân bằng nội tiết tố
Nếu cơ thể phụ nữ bị mất cân bằng nội tiết tố estrogen và progesterone, sẽ dẫn đến kinh nguyệt không đều. Tình trạng này thường gặp ở những đối tượng:
- Trong tuổi dậy thì, cơ thể có sự thay đổi lớn, phải mất vài năm để estrogen và progesterone đạt được sự cân bằng.
- Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng suy giảm, nội tiết tố nữ có sự thay đổi làm chu kỳ và lượng máu kinh thay đổi.
- Trong thời gian mang thai và hầu hết phụ nữ đang cho con bú cũng không có kinh.
2. Hội chứng buồng trứng đa nang
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là khi bị hội chứng buồng trứng đa nang, lượng nội tiết tố estrogen được sản xuất ra quá nhiều gây mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
3. Trạng thái thần kinh không ổn định
Nếu phụ nữ thường xuyên bị căng thẳng hoặc stress kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn kinh nguyệt. Nguyên nhân là khi căng thẳng cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nội tiết tố khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.
4. Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng
Chế độ ăn uống không hợp lý, cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết sẽ khiến cho nội tiết tố estrogen bị suy giảm, gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, nếu phụ nữ sử dụng quá nhiều chất kích thích cũng có nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt rất cao.
5. Rối loạn kinh nguyệt do các nguyên nhân khác
Vận động quá nhiều: Nếu bạn luyện tập quá sức hoặc là những môn thể thao nặng sẽ ảnh hưởng không tốt đến chu kỳ kinh nguyệt.
Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, lạm dụng thuốc tránh thai hoặc là các thuốc điều trị bệnh khác cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
Do bệnh lý: Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể xảy ra ở những trường hợp mắc phải các bệnh phụ khoa như viêm lộ tuyến tử cung, viêm nội mạc tử cung, dính buồng tử cung, u xơ tử cung…
Gợi ý: Kinh Nguyệt Màu Nâu: Nguyên nhân, phương pháp điều trị
Các trường hợp rối loạn kinh nguyệt thường gặp
Có 4 dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp gồm:
- Kinh thưa: Đây là hiện tượng trễ ngày hành kinh, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà số ngày chậm kinh có thể là 1 ngày, 2 ngày hoặc đôi khi là 1 tháng.
- Kinh mau: Đây là tình trạng kinh nguyệt đến sớm và hai kỳ kinh nguyệt cách nhau ít hơn 24 ngày.
- Rong kinh: Rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài liên tục trong nhiều ngày liền thường là hơn 7 ngày, với lượng máu kinh ra nhiều và ồ ạt.
- Kinh nguyệt ra ít và ngắn: Đây là hiện tượng kinh nguyệt chỉ kéo dài 1 – 2 ngày với lượng máu rất ít.
Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chị em như:
- Thiếu máu: Lượng máu kinh ra nhiều và kéo dài cơ thể sẽ bị thiếu máu gây chóng mặt, xanh xao, loạn nhịp tim,….
- Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa cao: Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây ra các bệnh viêm nhiễm.
- Nguy cơ vô sinh: Thời điểm rụng trứng bất thường hoặc là các bệnh viêm nhiễm gây tắc vòi tử cung sẽ khiến cho quá trình thụ thai diễn ra khó khăn hơn.
- Ảnh hưởng đến nhan sắc: Rối loạn nội tiết tố sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc, làn da của chị em.
- Bệnh lý nguy hiểm: Rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như mang thai ngoài tử cung, ung thư niêm mạc tử cung,…
Các phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt
Dùng thuốc tây là phương pháp điều trị chính. Ngoài ra còn có các biện pháp hỗ trợ và bài thuốc đông y lành tính, bạn có thể tham khảo thêm.
1. Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc Tây
Thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng là:
- Estrogen
- Progestatif
- Phối hợp estrogen và progestatif
Khi sử dụng thuốc điều trị, bạn cần tuân thủ theo sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về loại thuốc và liều lượng.
2. Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng các bài thuốc Đông y
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, thầy thuốc sẽ kê đơn điều trị phù hợp với từng trường hợp. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y điều trị rối loạn kinh nguyệt chị em có thể tham khảo:
– Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: 12 gram sinh địa, 12 gram hoàng cầm, 12 gram xích thược, 12 gram bạch môn đông, 10 gram thạch hộc, 2 gram đan bì ,2 gram bạch linh.
- Cách thực hiện: Sắc các vị thuốc trên với lượng nước vừa đủ, chia thành 3 phần để uống trong ngày, mỗi ngày sử dụng một thang, nên sử dụng trước kỳ kinh khoảng 1 tuần.
– Bài thuốc 2:
- Nguyên liệu: 20 gram đẳng sâm, 20 gram hoàng kỳ, 12 gram bạch truật, 12gram thăng ma, 12 gram đương quy, 12 gram sài hồ, 4 gram chích thảo, 8 gram trần bì.
- Cách thực hiện: Sắc các vị thuốc trên với nước để uống trong ngày, mỗi ngày chỉ sử dụng một thang, nên sử dụng thuốc liên tục từ 5 – 10 ngày để mang lại hiệu quả điều trị.
– Bài thuốc 3:
- Nguyên liệu: 12 gram thục địa, 10 gram xuyên khung, 8 gram can khương, 12 gram ngải cứu, 8 gram xương hồ, 12 gram đẳng sâm, 10 gram hà thủ ô.
- Cách thực hiện: Sắc tất cả các vị thuốc ở trên với lượng nước vừa đủ, chia thành 3 phần để uống sau mỗi bữa ăn. Mỗi ngày nên sử dụng 1 tháng và dùng liên tục từ 5 – 10 ngày.
Đọc thêm: Vô kinh (không có kinh nguyệt): Thông tin nên biết
Các biện pháp hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt tại nhà
Dưới đây là các lời khuyên của bác sĩ giúp hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt tại nhà:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Tuyệt đối không sử dụng các loại chất kích thích gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, xây dựng lối sống khoa học, ngủ đúng giờ.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp.
- Không nên quan hệ tình dục và sử dụng các loại thuốc tránh thai khẩn cấp.
- Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt có kèm theo các dấu hiệu bất thường thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa, tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt.
- Tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin chúng tôi tổng hợp được về tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở chị em phụ nữ. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm nhận biết ra bệnh, có các biện pháp xử lý kịp thời, giúp bảo vệ sức khoẻ của bản thân một cách tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Kinh nguyệt không đều: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
- Chậm kinh (trễ kinh) – Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!