Viêm đau khớp vai và cách chữa toàn diện, hết đau nhức

Viêm đau khớp vai, đau bả vai là bệnh xương khớp nhiều người gặp phải gây đau đớn và cản trở vận động. Giải pháp điều trị viêm đau khớp vai từ thảo dược dưới đây sẽ giúp người bệnh hết đau nhức, phục hồi chức năng vận động, tránh biến chứng teo cơ, liệt.
Viêm đau khớp vai là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm đau khớp vai và nguy cơ mất khả năng vận động
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm đau khớp vai có thể tiến triển nặng, đòi hỏi phải phẫu thuật và có thể dẫn đến các biến chứng như teo cơ, dính khớp, biến dạng khớp, thậm chí là bại liệt, làm giảm đáng kể khả năng vận động của bệnh nhân.
Tham khảo: Viêm đau khớp cổ tay và cách điều trị từ thảo dược đẩy lùi đau nhức
Triệu chứng viêm đau khớp vai
Triệu chứng:
- Đau nhức vai: Ban đầu đau thoáng qua, sau đó tăng nặng và kéo dài, đặc biệt là về đêm và khi vận động.
- Đau lan: Cơn đau có thể lan xuống cánh tay và bả vai.
- Hạn chế vận động: Khớp vai bị cứng, khó vận động linh hoạt.
- Đau khi ấn: Cảm giác đau tăng khi ấn lên vùng vai bị ảnh hưởng.
Các dạng cụ thể:
- Đau bả vai trái/phải: Gây đau và hạn chế vận động.
- Đau khớp khi vận động: Cảm giác đau nhẹ, có thể tự hết sau khi nghỉ ngơi.
- Viêm đau cấp tính: Đau tăng khi vận động, lan ra sau và cánh tay, kéo dài vài tuần.
- Dạng liệt cứng khớp: Đau và cứng khớp vai, khó vận động.
- Thể giả liệt khớp: Đau nhiều và kéo dài, không thể cử động vai và cánh tay.
- Đau co rút, đông cứng: Đau nhức dữ dội, không thể đưa tay lên cao hay ra sau, đau khi ấn.

Nguyên nhân gây viêm đau khớp vai thường gặp
Nguyên nhân thường gặp gây bệnh:
- Viêm sau chấn thương: Va chạm, lao động nặng hoặc vận động quá độ gây viêm.
- Rách cơ quay: Viêm hoặc đứt gân mũi cơ quay, vấn đề bao khớp gây đau.
- Viêm khớp dạng thấp: Sưng viêm khớp làm đau và hạn chế vận động.
- Thoái hóa sụn: Lão hóa khiến sụn mài mòn, gây viêm đau.
- Hoại tử mô mạch: Thiếu máu nuôi dưỡng tế bào xương, gây viêm đau.
Điều trị viêm đau khớp vai
Một số cách chữa đau khớp vai gồm:
Chữa viêm đau khớp vai bằng dân gian
Cách giảm đau tại nhà như hạn chế vận động mạnh, sử dụng đá chườm lạnh hoặc xoa dầu nóng, dán cao tại vùng bị đau giúp giảm nhẹ triệu chứng viêm đau vai tạm thời. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Nam từ thảo mộc như:
- Chữa viêm đau khớp bằng lá lốt
- Chữa viêm đau khớp bằng lá ngải cứu hoặc lá cúc tần
- Xoa bóp bằng rượu gừng
- Xoa bóp bằng rượu hạt gấc
Các cách này giúp kiểm soát tình trạng đau nhức nhưng hiệu quả không cao, không cải thiện được khả năng vận động.
Xem thêm: Viêm quanh khớp vai thể đông cứng và những điều bạn chưa biết
Đau khớp vai nên uống thuốc gì theo Tây y?
Khi bị viêm đau khớp, người bệnh thường được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ nhằm cắt cơn đau tạm thời. Đôi khi chỉ định của bác sĩ bao gồm cả thuốc giảm đau cortisone và thuốc gây tê tạm thời tiêm trực tiếp vào khớp để giảm đau nhức.
Cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bởi việc lạm dụng thuốc sẽ khiến bệnh tình nặng hơn, tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy cơ nhiễm trùng.

Phẫu thuật điều trị viêm đau khớp vai
Khi viêm đau khớp quá nghiêm trọng, người bệnh được chỉ định phẫu thuật với các phương pháp phổ biến là:
Mổ nội soi: Sử dụng trang thiết bị y tế mổ nội soi tại khớp vai để loại bỏ những mô sụn khớp bị vôi hóa, các mảnh vụn ở khớp vai để giảm đau và phục hồi vận động.
Phẫu thuật thay thế khớp vai: Trường hợp tình trạng cứng khớp quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định thay thế khớp vai nhân tạo cho phần sụn khớp.
Tuy nhiên, phương pháp này rất tốn kém, đau đớn, hồi phục lâu và có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Các bài tập giảm đau khớp vai
Để các triệu chứng viêm đau, người bệnh có thể luyện tập các động tác nhẹ nhàng tác động lên vùng vai. Tuy nhiên, các bài tập này cần được bác sĩ hướng dẫn kỹ lưỡng về cường độ và mức độ luyện tập tránh tổn thương. Các bài tập phù hợp gồm:
- Xoay khớp vai: Xoay nhẹ nhàng khớp vai bị đau theo vòng trong từ trước ra sau và từ sau ra trước.
- Kéo dãn cơ vai: Đứng 2 chân rộng bằng vai, đưa tay có vai bị đau sang bên đối diện. Dùng tay còn lại giữ và kéo khuỷu tay bị đau trong 30 giây.
- Căng giãn cơ và khớp vai: Nằm nghiêng về bên đau khớp vai, thân người nằm trên cánh tay vuông góc với giường 90 độ. Dùng tay không đau từ từ đè tay đau xuống giữ và thả ra trong 30s.
Viêm đau khớp vai nên ăn gì? Kiêng gì?
Người bệnh nên quan tâm đến vấn đề ăn gì để hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng đau khớp. Theo đó, trong quá trình điều trị, người bệnh nên bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu canxi (sữa, đậu nành, xương ống…)
- Thực phẩm giàu Omega – 3 (Cá hồi, cá ngừ…)
- Trái cây có múi, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt…
Đồng thời kiêng những thực phẩm như rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích, đồ uống có ga, có cồn, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm giàu chất béo… vì dễ kích hoạt cảm giác đau nhức xương khớp.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh viêm khớp vai theo y học cổ truyền
- Hướng dẫn xoa bóp chữa viêm quanh khớp vai tại nhà
