Viêm quanh khớp vai thể đông cứng và những điều bạn chưa biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng hay còn gọi là viêm dính khớp vai là tình trạng khá phổ biến hiện nay nhưng ít người biết. Bệnh hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây đau đớn và cứng dần ở khớp vai. Và nếu không được chữa trị sớm, khớp vai có thể làm mất dần chức năng vận động.

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng
Cơn đau xuất hiện ở bả vai và có thể lan xuống cánh tay

I. Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là gì?

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng (Frozen shouder) là bệnh có biểu hiện lâm sàng đặc trưng là đau nhức và khó vận động ở khớp vai. Theo thống kê, đây là thể bệnh hay gặp ở những người có độ tuổi 40 – 60, nhất là phụ nữ. Bệnh chiếm <10% các trường hợp viêm khớp vai và đứng thứ hai sau viêm khớp quanh vai thông thường. Những người mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ bị viêm khớp vai thể đông cứng cao.

Diễn tiến của viêm quanh khớp vai thể đông cứng

Bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng diễn tiến theo ba giai đoạn sau đây:

+ Giai đoạn 1: Đóng băng

Trong giai đoạn này, người bệnh cảm thấy đau nhức ở vai. Đặc biệt triệu chứng đau nhức tăng lên dữ dội khi bệnh nhân bệnh nhân với chạm. Bên cạnh đó, đau thường nhiều vào buổi tối hoặc khi người bệnh nằm nghiêng sang bên vai bệnh. Nếu đau ngày càng nghiêm trọng, vai sẽ giảm và mất dần độ vận động. Thông thường, giai đoạn đóng băng thường kéo dài từ 6 tuần đến 9 tháng.

+ Giai đoạn 2: Đông cứng

Khi viêm quanh khớp vai thể đông cứng chuyển từ giai đoạn đóng băng sang đông cứng, đau sẽ giảm dần nhưng khớp vai có biểu hiện co cứng, khó cử động. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài, vai có dấu hiệu teo nhẹ bởi không được vận động. Theo các chuyên gia, giai đoạn đông cứng thường diễn ra từ 4 – 6 tháng, gây khó khăn trong việc thực hiện các động tác sinh hoạt hàng ngày.

+ Giai đoạn: Tan băng

Khớp vai người bệnh dần trở nên linh hoạt và vận động dễ dàng hơn khi bệnh chuyển sang giai đoạn này. Khớp vai có thể hoạt động bình thường sau 6 tháng đến 2 năm.

II. Nguyên nhân gây bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng

Bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bệnh hình thành có thể do các yếu tố sau:

  • Bệnh tiểu đường: Một số nghiên cứu cho thấy, những đối tượng mắc bệnh tiểu đường thường có tỷ lệ mắc bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng cao. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được biết đến. Nhưng bệnh thường duy trì thời gian dài trước khi chuyển sang giai đoạn tan băng. Thậm chí có người bị viêm quanh khớp vai thể đông cứng ở cả hai vai.
  • Do bất động, không cử động vai thời gian dài: Bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng có thể phát triển sau thời gian phẫu thuật, chấn thương hoặc do gãy xương. Việc cố định xương vai trong khoảng thời gian dài thường gây hình thành bệnh.
  • Một số bệnh lý khác: Đông cứng vai có thể là do bệnh tim, suy giáp, bệnh parkinson hoặc cường giáp gây nên.
Nguyên nhân viêm quanh khớp vai thể đông cứng
Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, viêm quanh khớp vai thể đông cứng có thể là do các yếu tố nguy cơ sau:

  • Tuổi tác: Thường gặp ở độ tuổi 40 – 60, rất hiếm gặp ở những đối tượng trẻ tuổi
  • Giới tính: Xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới
  • Người có tiền sử chấn thương khớp vai hoặc bất động khớp vai một thời gian
  • Tham gia hoạt động thể thao đòi hỏi hoạt động của khớp vai và khớp cánh tay nhiều như chơi gol, tennis hoặc cầu lông
  • Mắc bệnh đột quỵ não hoặc bị hội chứng rễ thần kinh cổ

III. Triệu chứng viêm quanh khớp vai thể đông cứng

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng thường gây đau nhức âm ỉ và đau thường tăng khi người bệnh vận động cánh tay. Cơn đau nhức do bệnh gây ra thường nằm ở vùng bên ngoài nhưng đôi khi lan đến phần trên của cánh tay.

Ngoài triệu chứng đau nhức, bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng còn gây co cứng khớp, hạn chế vận động về sau. Theo các bác sĩ, hạn chế vận động của khớp và triệu chứng đau thường tỷ lệ nghịch với nhau. Nếu hạn chế vận động khớp tăng thì đau giảm.

IV. Chẩn đoán viêm quanh khớp thể đông cứng

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, ngoài triệu chứng thực thể, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện các thủ thuật sau:

  • Chụp X – quang: Dựa vào hình ảnh sẽ giúp bác sĩ loại trừ nguyên nhân gây đau và co cứng ở khớp vai. Nếu cấu cấu trúc xương dày đặc, xuất hiện rõ ràng trên film chụp X – quang, người bệnh bị viêm quanh khớp vai thể đông cứng có thể do viêm khớp gây ra.
  • Chụp công hưởng từ MRI và siêu âm: Phương pháp này không bắt buộc dùng để chẩn đoán khớp vai bị đông cứng nhưng chúng được thực hiện nhằm xác định các vấn đề khác xảy ra ở vai.

V. Điều trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng

Bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng thường trở nên tốt hơn theo thời gian. Tuy nhiên, triệu chứng đau và co cứng khớp có thể diễn ra trong nhiều năm cho đến khi giảm dần và khớp hoạt động trở lại bình thường. Vì vậy, để kiểm soát biểu hiện bệnh và lấy lại sức mạnh cho khớp vai, người bệnh nên áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu.

Các bài tập dưới sự giám sát của chuyên gia sẽ giúp khôi phục khả năng vận động và giảm đau ở vai. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng biện pháp chườm nóng để làm tăng vận động cho vai, giảm đau.

Điều trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng
Các động tác vật lý trị liệu giúp giảm đau và co cứng khớp vai

Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ đề nghị biện pháp điều trị phù hợp để cải thiện triệu chứng bệnh. Dưới đây là một số biện pháp điều trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng như:

  • Dùng thuốc kháng viêm không chứa steroid: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm đa và sưng ở khớp vai. Đồng thời giúp giảm viêm, hạn chế bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu. Ibuprofen và Aspirin là thuốc kháng viêm không steroid thường được sử dụng để cải thiện triệu chứng viêm quanh khớp vai thể đông cứng. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng thuốc, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tiêm steroid: Là thuốc kháng viêm mạnh thường dùng trong trường hợp đau và co cứng ở mức độ trung bình và nặng. Thuốc thường được tiêm trực tiếp vào khớp vai dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên môn.
  • Tiêm dịch làm căng cứng khớp: Tiêm Hydrodilatation vào khớp vai giúp làm căng và mở rộng khớp.

Nếu các biện pháp nêu trên không đáp ứng yêu cầu điều trị, phẫu thuật có thể là lựa chọn giúp giảm đau nhức và cứng khớp vai. Tuy nhiên, không phải lúc nào phương pháp này cũng mang lại kết quả trị liệu như mong muốn. Vì vây, để giảm thiểu yếu tố nguy cơ, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện phẫu thuật.

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng có thể tái phát trở lại nếu người bệnh không điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, để cải thiện và phòng tránh bệnh, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám đinh kỳ để giúp bác sĩ theo dõi diễn tiến bệnh và đưa ra cách xử lý thích hợp.

⇒ Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Viêm khớp háng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp háng là bệnh xương khớp khá thường gặp. Triệu chứng viêm khớp háng gây đau đớn, ảnh hưởng…

Bệnh Phong Thấp có Nguy Hiểm Không? Bác sĩ Nói gì?

Bệnh phong thấp với các triệu chứng như đau nhức, sưng viêm và hạn chế vận động, khiến nhiều người…

Các bài thuốc nam chữa viêm khớp dạng thấp phổ biến

Bên cạnh việc dùng thuốc tân dược, nhiều bệnh nhân đã lựa chọn cho mình cách dùng các bài thuốc…

Viêm hoạt mạc khớp gối Viêm hoạt mạc khớp gối là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm hoạt mạc khớp gối là một dạng bệnh lý về xương khớp có biểu hiện không rõ ràng và…

Các loại thuốc chữa bệnh viêm khớp từ tây y

Dùng thuốc chữa bệnh viêm khớp thường là phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh lý này, đặc biệt…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua