Viêm Quanh Khớp Vai: Triệu chứng, Chẩn đoán và Điều trị
Viêm quanh khớp vai là bệnh lý xảy ra khá phổ biến, gây ra các cơn đau vai gáy, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và chất lượng sống của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến teo cơ, biến dạng khớp, mất chức năng vận động và có thể là tàn phế suốt đời.
Bệnh viêm quanh khớp vai là gì?
Viêm quanh khớp vai là tình trạng đau, vận động khớp vai bị hạn chế do tổn thương phần mềm quanh khớp gồm: gân, cơ, dây chằng, bao khớp,… Ở Việt Nam, viêm quanh khớp chiếm 2% dân số và chiếm 12,5% trong tổng số các bệnh nhân bị bệnh khớp.
Theo Welfling (1981), bệnh viêm quanh khớp vai có 4 thể lâm sàn:
- Đau vai đơn thuần thường do bệnh lý gân như thoái hóa gân, viêm gân chóp xoay, rách đứt gân chóp xoay
- Đau vai cấp do lắng đọng vi tinh thể calci.
- Giả liệt khớp vai do đứt các gân của bó dài gân nhị đầu, đứt các gân mũ cơ quay khiến cơ delta không hoạt động được.
- Cứng khớp vai do viêm dính bao hoạt dịch, co thắt bao khớp, bao khớp dày, dẫn đến giảm vận động khớp ổ chảo – xương cánh tay.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm quanh khớp vai
Dưới đây là một số yếu tố khiến bệnh viêm quanh khớp vai dễ phát triển và chuyển biến nặng:
- Tuổi tác: Ở độ tuổi 35 – 40, khớp vai bắt đầu thoái hóa do tổn thương nhiều năm, gây ra cơn đau âm ỉ, khó chịu.
- Di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy, những người có tiền sử gia đình bị viêm quanh khớp vai có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với người bình thường.
- Chấn thương: Khớp vai bị tổn thương do va chạm, tai nạn nhưng không được điều trị dứt điểm.
- Thói quen sinh hoạt: Ngủ không đúng tư thế, lười vận động, tập luyện thể thao quá sức khiến khớp vai bị tổn thương, bào mòn.
- Đặc thù công việc: Những đối tượng có đặc thù công việc là ngồi hoặc đứng quá lâu 1 chỗ hoặc thường xuyên tác động xấu đến khớp vai rất dễ bị mắc bệnh như lái xe đường dài, vận động viên,…
- Nguyên nhân khác: Những người bị mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, thừa cân, lao động chân tay nặng,… cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm quanh khớp vai.
Triệu chứng bệnh viêm quanh khớp vai
Bệnh viêm quanh khớp vai gây ra đau đớn dữ dội, làm giảm khả năng vận động vai. Bệnh thường diễn biến theo 3 giai đoạn, ở mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những triệu chứng biểu hiện ra ngoài khác nhau:
Giai đoạn 1: Đóng băng
- Gây ra tình trạng đau đớn, vai bị nhức và rất đau khi chạm vào
- Cơn đau sẽ xuất hiện nhiều vào buổi tối và khi nằm nghiêng bên vai bệnh
- Cơn đau ngày cáng dữ dội, làm giảm khả năng vận động
- Giai đoạn này kéo dài từ 6 tuần – 9 tháng
Giai đoạn 2: Đông cứng
- Ở giai đoạn này, các triệu chứng đau sẽ được cải thiện, tình trạng cứng vai vẫn còn
- Do thời gian không được vận động lâu, các cơ vai bắt đầu teo nhẹ
- Gây khó khăn cho hoạt động hàng ngày
- Giai đoạn đông cứng kéo dài trong khoảng 4 – 6 tháng
Giai đoạn 3: Tan băng
- Các chuyển động dần được cải thiện
- Vai có thể trở lại bình thường, lấy lại sức mạnh và có thể chuyển động bình thường
- Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 tháng – 2 năm
Chẩn đoán bệnh viêm quanh khớp vai
Bác sĩ chuyên khoa xương khớp sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàn và chụp X-quang. Để xác định chính xác tình trạng, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Siêu âm khớp vai: Siêu âm khớp vai giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh thông qua hình ảnh, giúp phát hiện các tổn thương ở khớp vai.
- Chụp x-quang khớp vai: nhìn thấy hình ảnh gián tiếp của thoái hóa hoặc lắng đọng calci ở gân cơ trên gai.
- Chụp khớp vai hoặc ghi hình MRI có bơm thuốc cản quang.
- Chụp cộng hưởng: Giúp chẩn đoán chính xác các tổn thường phầm mềm khớp vai.
- Nội soi khớp vai: Đây là thủ thuật xâm nhập giúp chẩn đoán và điều trị bệnh. Tuy nhiên, đây là phương pháp chỉ được chỉ định để can thiệp điều trị mà không dùng để chẩn đoán đơn thuần.
Cách điều trị bệnh viêm quanh khớp vai
Điều trị viêm quanh khớp vai gồm điều trị đợt cấp và điều trị duy trì. Ngoài ra, bệnh nhân cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau như nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
1. Điều trị bằng thuốc Tây
Đầu tiên, bệnh nhân cần sử dụng thuốc Tây để đầy lùi tình trạng sưng đau khớp vai, chống viêm nhiễm, ngăn ngừa tiến triển nặng. Bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn tùy thuốc vào tình trạng sức khỏe và bệnh lý của bệnh nhân:
- Nhóm thuốc giảm đau: Nhóm thuốc này khi đi vào cơ thể sẽ ức chế đường truyền tín hiệu đau nhức đến não bộ, làm giảm cơn đau nhanh chóng. Các loại thuốc thường được sử dụng là Paracetamol, Codein,..
- Nhóm thuốc chống viêm: các loại thuốc thường được sử dụng là Diclofenac, Aspirin,…có tác dụng tiêu viêm, chống viêm nhiễm khớp do viêm quanh khớp gây ra. Tuy nhiên, khi dùng thuốc người bệnh nên chú ý đến liều lượng để tránh gây tác dụng phụ đến gan, dạ dày,…
- Nhóm thuốc giảm cơ: Các loại thuốc giãn cơ như Myonal, Diazepam,… giúp chống các cơn co cắt cơ vai, làm giảm đau nhức.
- Tiêm Corticoid: Những trường hợp bệnh nặng, sử dụng thuốc không mang lại tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm Corticoid trực tiếp vào bắp để giảm đau nhanh.
2. Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả. Khi tập, cơ vãi được giãn ra linh hoạt hơn, có tác dụng tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
Bài tập chữ V:
- Đứng thẳng trên thảm tập, duỗi 2 chân rộng bằng vai, mũi chân trái chạm đến tường.
- Đưa cánh tay phải lên chạm tường, sai cho chân và tay tạo thành chữ V.
- Thực hiện bài tập khoảng 15 lần thì dừng.
Bài tạp duỗi xoay lại:
- Người bệnh nằm trên thảm, 2 tay cầm 2 đầu gậy.
- Từ từ xoáy tròn gậy và cử động vùng vai theo vòng tròn.
- Thực hiện bào tập này khoảng 2 tuần, mỗi ngày khoảng 10 phút.
- Sau thời gian, cảm giác đau nhức sẽ giảm dần, vận động trở nên linh hoạt hơn.
3. Điều trị can thiệp
Bệnh viêm quanh khớp sẽ được chỉ định nội soi khi các gân cơ chóp xoay bị rách đứt hoàn toàn. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nối các gân bị đứt do thoái hóa, thường được áp dụng ở bệnh nhân dưới 60 tuổi.
Sau khi tiến hành điều trị, bệnh nhân cần tái khám định kỳ 1 -3 tháng, tùy theo tình trạng của bệnh.
4. Điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
Huyết tương giàu tiểu cầu là chế phẩm từ máu với lượng tiểu cầu cao, chứa nhiều yếu tố tăng trường và các phân tử sinh học. Khi PRP đi vào cơ thể giúp kích thích khả năng hồi phục tự nhiên của cơ thể, đẩy nhanh tốc độ hồi phục tại chỗ của tế bào bị thương, chấm dứt con đau nhanh chóng.
Điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu là phương pháp điều trị an toàn với bệnh nhân bị viêm khớp, giúp làm giảm cơn đau một cách nhanh chóng và lâu dài. Phương pháp này có nhiều ưu điểm so với uống thuốc và phẫu thuật là rất an toàn, chấm dứt cơn đau nhanh chóng, quá trình điều trị nhẹ nhàng, chi phí hợp lý.
5. Điều trị viêm quanh khớp vai bằng bài thuốc Nam
Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai từ các loại dược liệu rất quen thuộc tại nhà, bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Cây xương rồng
- Lấy 3 nhánh xương rồng tai thỏ đem rửa sạch, bỏ gai, nướng đến khi teo lại.
- Dùng đắp lên vùng bị viêm khoảng 15 phút.
Cỏ xước
- Cỏ xước chặt nhỏ, phơi khô.
- Lấy 20g cỏ khô hãm với nước, uống thay nước lọc.
Lá lốt
- Dùng 30g lá lốt, vòi voi, rễ bưởi bung, cỏ xước đem sao vàng.
- Cho tất cả vào ấm, sắc với 3 chén nước đến khi cạn còn 1 chén.
- Chia thành 3 lần để uống trong ngày.
Điều trị bệnh viêm quanh khớp bằng các bài thuốc Nam mang lại tác dụng rất chậm, yêu cầu người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian mới có thể mang lại hiệu quả.
Bệnh viêm quanh khớp gây ra những cơn đau nhức khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh. Người bệnh cần lưu ý đến nguyên nhân, triệu chứng đặc trưng để sớm phát hiện, có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm khó lường.
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!