Cây gối hạc trị thấp khớp, viêm khớp rất tốt – Bạn có biết?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Cây gối hạc trị thấp khớp từ lâu đã được người dân áp dụng nhằm mục đích làm giảm đau và nhức mỏi ở xương khớp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về vị thuốc thảo dược tự nhiên này, chúng có tác dụng như thế nào trong quá trình điều trị bệnh? 

Để hiểu rõ hơn về thành phần, công dụng của cây gối hạc, đầu tiên người bệnh cần nhận biết, xác định chính xác vị thuốc tự nhiên này. Là loại cây thân mềm, thuộc họ Leeaceae, cây gối hạc hay còn được gọi với tên khoa học là Leea rubra Blunne có chiều cao trung bình tầm 1 – 1,5 m. Lá cây thuộc loại lá kép dài 1 – 11 cm theo chiều dài và 25 – 60 cm tính theo chiều rộng. Phiến lá có răng cưa và lá hầu như không có cuống lá. Rễ cây gối hạc có dạng chính là củ và có 3 màu là trắng, hồng và vàng. Hoa của cây có kích thước nhỏ, màu hồng và mọc thành từng cụm ở đầu cành cây.

Cây gối hạc trị thấp khớp
Cây gối hạc có vị ngọt và tính mát có tác dụng trị thấp khớp và viêm khớp

Tác dụng chữa bệnh xương khớp từ cây gối hạc

  • Thông thường, người ta thường thu hái và sử dụng rễ cây gối hạc để chiến biến thành thuốc điều trị bệnh. Theo Y học cổ truyền, rễ của cây gối hạc có tính mát, vị ngọt và hơi nhẫn đắng, có tác dụng tiêu trừ sưng tấy, giúp cải thiện triệu chứng đau nhức, khó chịu do các bệnh xương khớp gây ra, trong đó có viêm khớp và thấp khớp. 
  • Không những thế, Đông y còn xác định rõ tác dụng của cây gối hạc khá giống với xích thược giúp lưu thông khí huyết. Khi đó, máu được vận chuyển đến nuôi dưỡng các khớp xương tốt hơn, thúc đẩy và làm tăng cường quá trình hồi phục, ngăn ngừa và làm chậm quá trình phá hủy các khớp. Đồng thời, loại cây này còn có tác dụng kháng viêm giúp kiểm soát quá trình tiến triển của bệnh, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Để sử dụng vị thuốc từ cây gối hạc, người bệnh cần chế biến nguyên liệu trước tiên. Rễ của cây gối hạc sau khi thu hoạch và mùa hè thu sẽ được sơ chế sạch và thái thành từng lát mỏng đem phơi hoặc sấy khô, bảo quản và dùng dần. Dưới đây là một số cách sử dụng cây gối hạc trị thấp khớp và viêm khớp, người bệnh có thể tham khảo.

Cách dùng cây gối hạc trị thấp khớp

Bệnh thấp khớp thường xuất hiện với các biểu hiện đau nhức, sưng và khó chịu ngay tại vị trí viêm. Bệnh không chỉ khiến người bệnh gặp rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày mà còn tác động xấu đến sức khỏe. Để cải thiện tình trạng bệnh, ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị của bác sĩ, bệnh nhân có thể dùng cây gối hạc trị thấp khớp. Vị thuốc tự nhiên này có tác dụng giảm đau có thể chữa trị cả bệnh thấp khớp cấp và mãn tính. Cụ thể:

+ Chữa thấp khớp cấp tính bằng cây gối hạc

– Nguyên liệu cần có:

  • Rễ cây gối hạc: 16 gram
  • Lá bạc thau:  12 gram
  • Cây ké đầu ngựa: 16 gram
  • Cây đơn đỏ: 12 gram
  • Lá cây đơn tướng quân: 12 gram
  • Lá kim ngân: 10 gram
  • Lá thông: 8 gram
Cây gối hạc trị thấp khớp
Kết hợp cây gối hạc với lá thông và một số loại thảo dược khác giúp hỗ trợ điều trị thấp khớp cấp tính

+ Cách làm được thực hiện như sau:

  • Tất cả các vị thuốc nêu trên được rửa sạch và để ráo
  • Đem lá cây đơn đỏ, lá bạc thau và lá cây đơn tướng quân đi sao vàng, hạ thổ
  • Sau đó, trộn chung tất cả các vị thuốc lại với nhau và cho vào ấm, đổ 600 ml nước và đun sôi dưới ngọn lửa nhỏ
  • Khi nước cạn còn 200 ml, tắt bếp và lọc lấy nước thuốc

+ Cách dùng:

Chia thuốc thành 3 phần đều nhau và uống trước khi ăn. Uống liên tục khoảng 3 – 5 ngày, giúp giảm dần triệu chứng thấp khớp cấp tính như đau nuốt hoặc sưng tấy ở khớp. Đồng thời, giúp làm sạch lưỡi, làm mất đi lớp rêu màu trắng và giúp lưỡi hồng trở lại.

⇒ Lưu ý: Trong quá trình sắc thuốc, nếu cơ thể người bị thấp khớp cấp tính có tính phong nhiều, bệnh nhân nên thêm các vị thuốc như vòi voi hoặc kinh giới vào. Còn đối với trường hợp tính hàn nhiều, thảo dược cần thêm vào bài thuốc là phục linh và tì giải.

+ Dùng cây gối hạc trị thấp khớp mãn tính

Trong trường hợp bệnh thấp khớp chuyển từ cấp sang mãn tính, để làm giảm triệu chứng đau nhức, bệnh nhân sử dụng cây gối hạc kết hợp thêm các vị thuốc sau đây để điều trị bệnh.

  • Rễ cây gối hạc: 12 gram
  • Cây nam đằng:12 gram
  • Cử thiên tuế: 16 gram
  • Rễ rung rúc: 8 gram
  • Cây tầm gửi duối: 12 gram
  • Tơ mành: 8 gram
  • Rễ cây bươm bướm: 12 gram
  • Giăng bầu: 12 gram

+ Cách thực hiện đơn giản như:

  • Cho tất cả các nguyên liệu đã rửa sạch và ấm, đổ 600 ml và đun sôi
  • Thuốc sắc còn 200 ml thì tắt bếp và chắc lấy nước

+ Cách dùng:

Chia thuốc và uống 2 – 3 lần mỗi ngày. Thời điểm uống thuốc thích hợp nhất là trước khi ăn cơm. Kiên trì sử dụng thuốc sau một thời gian sẽ cảm thấy cơn đau nhức giảm dần và triệu chứng co cứng mất dần, các khớp vận động tự nhiên hơn.

⇒ Lưu ý: Khi sắc thuốc, bệnh nhân có thể thêm ý dĩ vào bài thuốc dùng cây gối hạc trị thấp khớp mãn tính nếu người bệnh kém ăn. Hoặc cũng có thể thêm gia vương tôn vào nếu bệnh nhân mắc bệnh thấp khớp kèm theo triệu chứng khí huyết bị tắc nhiều.

Cây gối hạc trị thấp khớp mãn tính
Rễ cây rung rúc, cây gối hạc và một số vị thuốc khác phối trộn với nhau làm giảm đau do thấp khớp mãn tính gây nên

Chữa bệnh viêm khớp bằng cây gối hạc

Với đặc tính giảm viêm, giảm đau và chống sưng, người bệnh có thể sử dụng cây gốc hạc trị viêm khớp.

+ Cách thực hiện sau đây:

  • Cách 1: Dùng rễ cây gối hạc tươi khoảng 40 – 50 gram đem rửa sạch và thái lát mỏng. Sau đó cho vào ấm, thêm nước và sắc lấy nước. Dùng nước này uống thay nước lọc mỗi ngày. Sau thời gian điều trị kiên trì giúp giảm đau nhức ở chân tay do bệnh viêm khớp gây ra.
  • Cách 2: Sử dụng 30 gram rễ cây gối hạc sắc chung với 15 gram cây cỏ xước, 15 gram tì giải và 15 gram rễ gấc. Chia thuốc làm 3 phần và uống trước khi ăn. Thực hiện đều và thường xuyên để có kết quả chữa trị tốt.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây gối hạc

Cây gối hạc mặc dù là vị thuốc Nam mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và cả hệ cơ xương khớp. Tuy nhiên, không phải lúc nào sử dụng thuốc cũng mang lại tác dụng điều trị cao. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như cách dùng, công thức phối trộn với các vị thảo dược khác, thời gian sử dụng, cơ địa mỗi người.

Chính vì vậy, để bài thuốc phát huy tác dụng chữa bệnh, người bệnh cần có chế độ ăn uống và tập luyện khoa học trong quá trình dùng thuốc. Tốt nhất là nên kiêng cà phê, thuốc lá và cách loại đồ uống chứa chất kích thích khác. Đồng thời, để việc sử dụng cây gối hạc không mang lại tác dụng phụ, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Ngoài những lưu ý này, những đối tượng sau đây không nên sử dụng cây gối hạc trị thấp khớp, viêm khớp:

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
  • Người già có chứng thận yếu
  • Người bệnh dị ứng với các thành phần có trong cây gối hạc hoặc các vị thuốc kèm theo bài thuốc

Theo kinh nghiệm dân gian cây gối hạc trị thấp khớp, viêm khớp mang lại tác dụng điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, để biết cách sử dụng và giảm thiểu rủi ro, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

→ Có thể bạn quan tâm: Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp mới nhất

Chia sẻ:
hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp – Điều cần biết

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là biểu hiện ngoài khớp rất phổ biến của bệnh. Số liệu…

viêm khớp nhiễm khuẩn Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh lý xương khớp rất dễ mắc phải ở đối tượng trẻ em và người…

lá lốt chữa viêm khớp dạng thấp Cách dùng lá lốt chữa viêm khớp dạng thấp tại nhà

Dùng lá lốt chữa viêm khớp dạng thấp là mẹo dân gian được áp dụng phổ biến. Đây là giải…

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm khớp gối thường gây đau buốt, tê nhức, cản trở vận động. Nếu không được chữa trị kịp…

Bệnh viêm khớp vẩy nến – Chẩn đoán và điều trị

Bệnh viêm khớp vẩy nến là một dạng viêm khớp mãn tính chủ yếu xảy ra ở những người từng…

Bình luận (2)

  1. Nguyễn Thị Nguyên
    Nguyễn Thị Nguyên says: Trả lời

    tôi năm nay 53 tuổi, bị đau khớp gối và khớp bả vai 3 năm nay. Đã từng tiêm thuốc tây; cấy chỉ (bác sỹ Quang Hùng); bấm huyệt và uống một số thuốc nam như Thống phong, … nhưng chỉ được khoảng 2 đến 3 tháng lại tái lại. Nhờ bác sỹ tư vấn.

  2. Vinh
    Vinh says: Trả lời

    Cám ơn tác giả

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua