Trẻ bị phát ban sau khi sốt là dấu hiệu nguy hiểm hay bình thường?
Trẻ bị phát ban sau khi sốt là một tình trạng phổ biến. Đây có thể là dấu hiệu hệ thống miễn dịch của trẻ đang chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý khác.
Trẻ bị phát ban sau khi sốt có nguy hiểm không?
Phát ban sau khi sốt không phải là tình trạng nguy hiểm, nó là dấu hiệu của việc trẻ sắp lành bệnh. Tuy nhiên, đôi khi trường hợp phát ban sau khi sốt có thể cần được điều trị y tế.
Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị phát ban kèm sốt trên 37 độ.
- Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi phát ban kèm sốt trên 38 độ C.
- Trẻ trên 6 tháng tuổi và sốt trên 38,8 độ C.
Gợi ý thêm: Dấu hiệu bệnh gì khi trẻ bị phát ban nhưng không sốt?
Nguyên nhân khiến trẻ bị phát ban sau khi sốt
1. Sốt phát ban
Sốt phát ban khiến trẻ bị sốt cao đột ngột (38 ~ 39 độ C) kéo dài trong 3 – 6 ngày. Các triệu chứng cơ bản của sốt phát ban ở trẻ em bao gồm:
- Chán ăn.
- Sưng mắt hoặc viêm kết mạc.
- Ho, sổ mũi hoặc các triệu chứng như cảm lạnh khác.
- Bệnh tiêu chảy.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Buồn ngủ hoặc khó chịu, thường xuyên quấy khóc.
Sau khi giảm sốt, trẻ thường bị phát ban khắp cả người. Tình trạng này có xu hướng tự cải thiện trong vòng 24 giờ và không gây ra bất cứ biến chứng hoặc nguy hiểm nào.
Tham khảo thêm: Các triệu chứng sốt phát ban thường gặp nên lưu ý sớm
2. Ban đỏ
Ban đỏ là bệnh nhiễm khuẩn Streptococcus nhóm A. Đây cũng là loại vi khuẩn có thể gây ra viêm họng liên cầu khuẩn, bệnh chốc lở và một số bệnh viêm da khác. Các triệu chứng ban đỏ ở trẻ em thường bao gồm:
- Sốt từ 37 độ C trở lên.
- Phát ban, nổi mẩn đỏ sau khi sốt bắt đầu ở cổ, nách hoặc vùng háng và lan khắp cơ thể.
- Đỏ họng, viêm họng, đau họng.
- Xuất hiện lớp phủ màu trắng hoặc vết sưng đỏ trên lưỡi của trẻ.
- Bị đỏ ở nếp nhăn da như dưới cánh tay, bên trong khuỷu tay hoặc bên trong đầu gối.
- Đau đầu, nhức mỏi cơ thể
- Buồn nôn, nôn hoặc đau dạ dày.
3. Bệnh tay chân miệng
Các triệu chứng ban đầu của tay chân miệng thường là phát sốt, đau họng và chán ăn. Sau đó vài ngày cơn sốt được cải thiện và các vết loét được hình thành xung quanh miệng, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Đọc thêm: Biểu hiện bệnh gì khi phát ban không sốt ở người lớn
4. Ban đỏ nhiễm khuẩn
Ban đỏ nhiễm khuẩn có các triệu chứng thường bao gồm sốt, đau đầu và sổ mũi.
Ban đỏ nhiễm khuẩn là bệnh lý phổ biến ở trẻ em và thường không nghiêm trọng. Cơn sốt thường kéo dài trong 5 – 7 ngày. Sau khi cơn sốt giảm, trẻ có xu hướng bị phát ban.
Làm gì khi trẻ bị phát ban sau khi sốt?
Trao đổi với bác sĩ nhi khoa hoặc nhân viên y tế có chuyên môn để sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt và cải thiện các triệu chứng phát ban không kê đơn ngay tại nhà.
Acetaminophen hoặc Ibuprofen là hai lựa chọn hàng đầu, an toàn và mang lại hiệu quả cao. Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa nhi để được hướng dẫn cụ thể.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, cha mẹ cần khuyến khích trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước. Đối với trẻ có dấu hiệu mất nước như môi, miệng khô có thể sử dụng Popsicles hoặc các thức uống điện giải dành riêng cho trẻ em để bù nước.
Tình trạng trẻ bị phát ban sau khi sốt là một điều phổ biến và có thể biến mất sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị hợp lý.
Đọc thêm:
- Gợi ý cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban tại nhà đơn giản
- Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà các mẹ lưu ý
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!