Viêm họng liên cầu khuẩn – Cách nhận biết và điều trị dứt điểm

Viêm họng liên cầu khuẩn là một dạng viêm họng do vi khuẩn, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, ẩm thấp hoặc khi trời trở lạnh. 

Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh nhiễm trùng cổ họng do virus Streptococcus gây ra
Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh nhiễm trùng cổ họng do virus Streptococcus gây ra

Viêm họng liên cầu khuẩn là gì?

Viêm họng liên cầu khuẩn (hay còn gọi là viêm họng liên cầu khuẩn nhóm A) là bệnh nhiễm trùng cổ họng do vi khuẩn streptococcus nhóm A (liên cầu beta tan huyết nhóm A) gây ra. Bệnh có các triệu chứng nghiêm trọng với mức độ nguy hiểm cao và cần được điều trị kịp thời.

Một số biến chứng của bệnh có thể kể đến như: Nhiễm trùng ở tai, ở amidan, viêm thận, sốt thấp khớp. Trong đó, sốt thấp khớp có thể dẫn đến viêm khớp thậm chí có thể dẫn đến bệnh van tim hậu thấp.

Viêm họng liên cầu khuẩn có thể gặp ở nhiều đối tượng nhưng bệnh phổ biến nhất là trẻ em từ 5 – 15 tuổi và người có hệ miễn dịch suy yếu.

Cách nhận biết viêm họng liên cầu khuẩn

Viêm họng liên cầu khuẩn có khá nhiều điểm chung với các bệnh viêm đường hô hấp khác như viêm amidan. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ bạn có thể nhận ra dựa trên các dấu hiệu sau:

Người bệnh thường có cảm giác cổ họng đau rát nặng và khó nuốt thức ăn
Người bệnh thường có cảm giác cổ họng đau rát nặng và khó nuốt thức ăn
  • Đau rát họng rất nặng. Đặc biệt là rất khó khăn trong việc nói và nuốt thức ăn. Tình trạng đau rát cổ họng không có dấu hiệu báo trước và phát triển rất nhanh.
  • Nuốt nước bọt khó khăn
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ thường sưng, đau khi sờ vào. Vị trí sưng phồng có thể là trước hoặc sau tai, khu vực cổ họng dưới cằm, dưới xương hàm hay vị trí giữa cằm và tai.
  • Lưỡi xuất hiện nhiều hạt nhỏ li ti, màu đỏ dọc theo lưỡi, có thể gây ra cảm giác đau rát, nhìn tổng thể như lưỡi bị sưng.
  • Sưng amidan
  • Người bệnh sốt ở nhiệt độ 38,3 hoặc hơn.
  • Cơ thể đau nhức ở vùng đầu, dạ dày, đau và cứng cơ…
  • Có thể gây ra tình trạng sốt ban đỏ, sờ vào giống như mặt giấy nhám. Tình trạng này xảy ra ở xung quanh cổ rồi lan xuống ngực, bụng và vùng bẹn.
  • Không xuất hiện các triệu chứng như ho, chảy mũi, đỏ và ngứa mắt…

Nguyên nhân và các yếu tố rủi ro

Streptococcus nhóm A (liên cầu khuẩn nhóm A) là loại vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn. Điều này làm cho bệnh khác và nguy hiểm hơn so với các trường hợp đau họng khác liên quan đến virus.

Nguy cơ nhiễm trùng họng liên cầu khuẩn thường tăng cao bởi những yếu tố dưới đây:

  • Trẻ em: Do có hệ miễn dịch yếu nên trẻ em có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn so với người lớn.
  • Thời điểm trong năm: Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân và đông mặc dù có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm.
  • Địa điểm: Bệnh phát triển mạnh nhất ở những nơi đông đúc, có nhiều người tiếp xúc gần.

Con đường lây truyền viêm họng liên cầu khuẩn

Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh rất dễ lây lan. Các con đường lây truyền thường là:

  • Đường hô hấp: Vi khuẩn liên cầu khuẩn có thể lây lan quan các giọt nước khi một ai đó mắc bệnh bắn ra do ho hoặc nói chuyện.
  • Tiếp xúc trực tiếp khi ăn uống chung: Việc chia sẻ đồ ăn, thức uống hoặc dùng chung các vật dụng khi ăn uống với người bệnh cũng khiến người bình thường mắc viêm họng liên cầu khuẩn.
  • Tiếp xúc gián tiếp qua đồ vật: Nếu tiếp xúc với các đồ vật hay bề mặt dính vi khuẩn gây bệnh mà không vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi ăn sẽ khiến vi khuẩn liên cầu có cơ hội phát triển và lây truyền bệnh.
Liên cầu khuẩn lây lan qua tiếp xúc với giọt bắn hô hấp từ mũi, miệng
Liên cầu khuẩn lây lan thông qua tiếp xúc với giọt bắn hô hấp từ mũi, miệng khi nói chuyện

Viêm họng do liên cầu khuẩn có nguy hiểm không?

So với các dạng viêm họng thường thấy, như viêm họng do cúm, dị ứng, viêm họng hạt…, bệnh viêm họng liên cầu khuẩn nhóm A có mức độ nguy hiểm hơn, dễ gây biến chứng nghiêm trọng khi không được điều trị kịp thời. Cụ thể các biến chứng thường gặp:

  • Nhiễm trùng lây lan dẫn đến:
  • Sốt ban đỏ
  • Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu khuẩn
  • Sốt thấp khớp
  • Viêm khớp phản ứng sau nhiễm liên cầu khuẩn
  • Áp xe hình thành xung quanh amidan
  • Bệnh vẩy nến giọt
  • Nhiễm trùng liên cầu khuẩn xâm lấn có thể đe dọa đến tính mạng, chẳng hạn như:
    • Hội chứng sốc nhiễm độc liên cầu khuẩn
    • Viêm cân hoại tử

XEM THÊM: Hình ảnh viêm họng (hạt, cấp – mãn tính) và họng bình thường

Chẩn đoán bệnh viêm họng liên cầu khuẩn như thế nào?

Đầu tiên người bệnh sẽ được hỏi về những triệu chứng, và bác sĩ có thể tìm kiếm các dấu hiệu như sưng, đỏ… ở họng. Nếu nghi ngờ viêm họng liên cầu khuẩn, bệnh nhân có thể được chỉ định các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm kháng nguyên nhanh: Bác sĩ dùng mẫu tăm bông lấy dịch từ cổ họng để tìm ra các chất (kháng nguyên) trong cổ họng. Điều này giúp phát hiện vi khuẩn liên cầu trong vài phút.
  • Xét nghiệm phân tử: Sử dụng mẫu tăm bông từ cổ họng để xét nghiệm phân tử (phản ứng chuỗi polymerase hoặc PCR).
  • Nuôi cấy họng: Được thực hiện khi xét nghiệm kháng nguyên nhanh cho âm tính nhưng vẫn nghi ngờ liên cầu khuẩn. Trong xét nghiệm nuôi cấy cổ họng, bác sĩ sẽ dùng một miếng gạc vô trùng lấy mẫu dịch tiết bằng cách chà xát vào phía sau họng và amidan. Sau đó tiến hành nuôi cấy mẫu dịch tiết trong phòng thí nghiệm để tìm vi khuẩn.

Cách điều trị viêm họng liên cầu khuẩn

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều được điều trị bằng thuốc kháng sinh và các loại thuốc hỗ trợ. Cụ thể:

Thuốc kháng sinh

Các nhóm kháng sinh được sử dụng để điều trị liên cầu nhóm A là cephalosporin, macrolid, penicillin. Trong đó, penicillin là nhóm kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm họng nhiều nhất vì mang lại hiệu quả cao lại có giá thành rẻ và dễ sử dụng.

Penicillin là nhóm kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm họng liên cầu khuẩn
Penicillin là nhóm kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm họng liên cầu khuẩn

Chỉ khi người bệnh có tiền sử hoặc dị ứng với penicillin thì mới chuyển sang các nhóm khác như macrolid hay cephalosporin.

ĐỌC NGAY: 5 loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng tốt nhất

Thuốc hỗ trợ khác

Ngoài kháng sinh, cần kết hợp thuốc hỗ trợ để giảm các triệu chứng gồm:

  • Thuốc hạ sốt với trường hợp sốt cao trên 38,5 độ C. Khi sốt chưa hạ, có thể chườm nước ấm để hỗ trợ hạ sốt.
  • Thuốc kháng viêm, chống phù nề như alphachymotrypsin.

Điều trị tại nhà

Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng một cách nhanh chóng. Và những biện pháp tự chăm sóc dưới đây sẽ giúp làm dịu các triệu chứng của bệnh.

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Ngủ đủ giấc. Nghỉ học, nghỉ làm nếu có thể cho đến khi không còn dấu hiệu sốt.
  • Uống nhiều nước: Điều này giúp làm ẩm cổ họng và giữ cho cổ họng được boi trơn, giảm đau họng, dễ nuốt và ngăn ngừa mất nước.
  • Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt: Chẳng hạn như cháo, súp, khoai tây nghiền, ngũ cốc nấu chính, trái cây mềm, trứng, sữa chua… giúp dễ nuốt, làm dịu cổ họng. Cần tránh ăn những loại thực phẩm có tính axit và thực phẩm cay.
  • Dùng mật ong: Uống nước mật ong ấm có thể giúp làm dịu nhanh cơn đau cổ họng nhưng không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Súc miêng với nước muối ấm: Súc miệng với nước muối ấm, pha loãng giúp hỗ trợ giảm viêm và giảm đau họng hiệu quả.
  • Dùng máy tạo độ ẩm: Giúp tăng độ ẩm cho không khí, giảm bớt sự khó chịu cho mũi và họng.
  • Tránh xa các chất gây kích ứng: Tránh khói thuốc lá và những chất kích thích khác để ngăn kích ứng cổ họng, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

XEM THÊM: Cách ngậm nước muối trị viêm họng giảm nhanh triệu chứng

Những lưu ý cho người bệnh viêm họng

Để quá trình điều trị đạt hiệu quả và giảm thiểu các triệu chứng, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Uống kháng sinh đúng giờ, đủ liều
Uống kháng sinh đúng giờ, đủ liều để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh
  • Thông báo ngay với bác sĩ nếu bị dị ứng thuốc kháng sinh.
  • Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi.
  • Uống kháng sinh đúng giờ, đủ liều cho đến khi hết thuốc, ngay cả khi bạn đã cảm thấy khỏe. Điều này giúp tránh tình trạng nhờn thuốc.
  • Ngủ nghỉ điều độ, uống nhiều nước và trà thảo mộc để giảm đau họng. Hạn chế các thức uống lạnh, đá, kem để làm dịu cổ họng.
  • Sau khi bắt đầu đợt điều trị đầu tiên thì nên nghỉ ngơi ít nhất 24 giờ.
  • Vệ sinh tai mũi họng và súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng thường xuyên.
  • Tránh xa rượu bia và khói thuốc lá để tránh gây kích thích họng.

Phòng ngừa viêm họng liên cầu khuẩn

Các triệu chứng của bệnh viêm họng này thường khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Hơn nữa bệnh còn có nguy cơ xảy ra biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, để tránh mắc phải căn bệnh khó ưa này, bạn thực hiện phòng ngừa như sau:

Dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng để bảo vệ sức khỏe
Dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng để bảo vệ sức khỏe
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc thuốc rửa tay có chất cồn để ngăn ngừa các loại bệnh nhiễm trùng. Vì vậy, cha mẹ nên dạy bé cách rửa tay đúng cách và thường xuyên nhắc nhở bé rửa tay nhất là thời điểm bệnh dễ bùng phát.
  • Dạy trẻ cách che miệng khi ho, hắt hơi và thường xuyên đeo khẩu trang y tế khi ra đường.
  • Nếu gia đình có người viêm họng liên cầu khuẩn nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa. Người bệnh nên dùng chén đũa, đồ ăn riêng biệt. Rửa sạch vật dụng cẩn thận bằng xà phòng và nước ấm.

Những câu hỏi thường gặp về viêm họng liên cầu khuẩn

Những câu hỏi thường gặp khi bản thân hoặc người thân bị viêm họng liên cầu khuẩn:

Viêm họng liên cầu khuẩn có lây không?

Có. Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn rất dễ lây lan, ngay cả khi người bệnh không có triệu chứng hoặc có dấu hiệu cảm nhẹ. Tuy nhiên nguy cơ lây nhiễm sẽ cao hơn ở người bệnh đã có các triệu chứng. 

Bệnh chủ yếu lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua các giọt hô hấp khi ho, hắt hơi, nói chuyện… do vi khuẩn thường sống trong mũi và họng. Ngoài ra việc chia sẻ đồ dùng cá nhân hoặc chạm vào vật dụng có chứa các giọt bắn, sau đó chạm vào miệng hoặc mũi cũng có thể lây lan bệnh.

Vi khuẩn liên cầu cũng có thể sống trong các vết loét bị nhiễm trùng trên da. Nhiễm trùng có thể lây lan nếu họ chạm vào vết loét hoặc chất lỏng từ vết loét của người bệnh.

Viêm họng liên cầu khuẩn có thể lây nhiễm trong bao lâu?

Bệnh viêm họng liên cầu khuẩn có thời gian ủ bệnh từ 2 – 5 ngày. Trong thời gian này, vi khuẩn có thể lây lan. Trong trường hợp dùng thuốc kháng sinh, bệnh sẽ không thể lây nhiễm sau điều trị từ 24 – 48 giờ đầu.

Viêm họng liên cầu khuẩn kéo dài bao lâu?

Người bệnh thường cảm thấy khỏe hơn sau khi dùng thuốc kháng sinh từ 1 – 2 ngày. Tuy nhiên cần khoảng từ 7 – 10 ngày để các triệu chứng của viêm họng liên cầu khuẩn biến mất. Người bệnh cần dùng kháng sinh kéo dài theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để ngăn tái phát và vi khuẩn kháng thuốc.

Hầu hết các triệu chứng điều giảm sau khoảng từ 7 - 10 ngày dùng thuốc kháng sinh
Người bệnh khỏe mạnh và hầu hết các triệu chứng điều giảm sau khoảng từ 7 – 10 ngày dùng thuốc kháng sinh

Viêm họng liên cầu khuẩn có tự khỏi không?

Không, bệnh viêm họng do vi khuẩn liên cầu không thể tự khỏi, người bệnh cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng vùng họng do vi khuẩn gây ra. Nếu không được điều trị, viêm họng liên cầu khuẩn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra những bệnh lý nguy hiểm. Chính vì thế mà việc dùng thuốc kháng sinh ngay lập tức là điều cần thiết.

Viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh nguy hiểm và có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm trong đó có thấp tim. Do đó, khi có các dấu hiệu bệnh, bệnh nhân nhanh chóng thăm khám để có biện pháp điều trị hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

 

Chia sẻ:
Bị đau họng sau khi cắt amidan điều trị như thế nào?

Đau họng sau khi phẫu thuật cắt amidan là tình trạng khá phổ biến. Để làm giảm triệu chứng này,…

10 cách chữa đau họng cho bà bầu an toàn – tự nhiên

Những cách chữa đau họng cho bà bầu tại nhà chủ yếu sử dụng những nguyên liệu tự nhiên, lành…

Bài thuốc Thanh Hầu bổ phế thang đặc trị viêm họng tại Nhất Nam y viện [GIẢI MÃ] Bài thuốc chữa viêm họng cấp – mãn tính hiệu quả tại Nhất Nam y viện

Thanh Hầu bổ phế thang là bài thuốc là đặc trị viêm họng cấp - mãn tính kế thừa tinh…

Bé bị sốt viêm họng – Đây là lý do nên đưa đi viện liền

Thời tiết thay đổi liên tục khiến bé bị sốt viêm họng thường xuyên. Tình trạng này thường kèm theo…

viêm họng mủ ở trẻ em Viêm họng mủ ở trẻ em – Dấu hiệu, cách nhận biết và điều trị

Viêm họng mủ ở trẻ em là một dạng biến thể nặng của bệnh viêm họng. Nếu không điều trị…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua