Hay bị viêm họng (tái phát nhiều lần) – Do lối sống hay bệnh?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Hay bị viêm họng có thể dẫn đến một số ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của người bệnh. Các nguyên nhân có thể bao gồm môi trường sống không phù hợp hoặc do các bệnh lý tiềm ẩn gây ra. Điều quan trọng là người bệnh cần nắm rõ các nguyên nhân để có biện pháp xử lý phù hợp.

Hay bị viêm họng – Nguyên nhân do lối sống?

Hay bị viêm họng có thể liên quan đến phong cách sống và môi trường sống của người bệnh. Một số tác nhân có thể làm viêm họng tái phát bao gồm:

nguyên nhân hay bị viêm họng
Người hay bị viêm họng có thể do lối sống không phù hợp hoặc do một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể

1. Ô nhiễm môi trường

Những người sinh sống ở các thành phố công nghiệp dễ bị viêm họng dai dẳng. Nguyên nhân là do nơi đây thường tập hợp nhiều hợp chất ô nhiễm trong không khí như khói bụi, khí thải giao thông. Đặc biệt vào những ngày nắng nóng, hít nhiều khói bụi sẽ kích thích hệ thống hô hấp, dẫn đến viêm đau họng.

Ngoài việc gây kích thích họng, môi trường ô nhiễm có thể gây ra:

  • Làm nghiêm trọng các triệu chứng hen suyễn
  • Ho liên tục
  • Kích thích ngực gây khó thở
  • Tổn thương phổi, khí quản, viêm phế quản

2. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá có thể gây trầy xước niêm mạc họng dẫn đến viêm họng kéo dài. Ngoài ra, thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ hen suyễn, viêm phế quản, khí phế thủng và các bệnh liên quan khác.

Những người hút thuốc lá thụ động cũng có thể bị đau họng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hệ thống hô hấp.

hay bị viêm họng là bệnh gì
Những người có thói quen hút thuốc thường hay bị viêm họng

3. Thở bằng miệng

Một người có thói quen thở bằng miệng (đặc biệt là khi ngủ) sẽ dễ bị viêm họng tái phát hơn người khác. Các cơn đau họng thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy và cải thiện sau khi uống nước. Một số dấu hiệu khác khi thở bằng miệng khi ngủ bao gồm:

  • Khô miệng
  • Đau hoặc rát cổ họng
  • Khàn tiếng
  • Mệt mỏi và khó chịu khi thức dậy
  • Hôi miệng
  • Xuất hiện quầng thâm dưới mắt

Hầu hết các trường hợp thở bằng miệng khi ngủ có liên quan đến tình trạng nghẹt mũi, ngưng thở khi ngủ hoặc do viêm Amidan.

Hay bị viêm họng là do bệnh lý?

Các cơn đau họng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, bất kể mùa đông hoặc giữa mùa hè. Viêm họng thường được gây ra bởi virus hoặc một số bệnh lý khác. Tham khảo một số nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ viêm họng như:

1. Cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh lý phổ biến do virus gây ra. Virus cảm lạnh có thể tồn tại trong không khí và truyền nhiễm từ người này sang người khác.

Bệnh lý này thường gây đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi và ho. Cảm lạnh thường có xu hướng kéo dài khoảng 3 – 7 ngày và có thể tự cải thiện mà không cần sử dụng thuốc.

2. Viêm họng liên cầu khuẩn

Viêm họng liên cầu khuẩn do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Bệnh lý này dai dẳng, dễ tái phát và cần được điều trị bằng kháng sinh. Các triệu chứng của viêm họng do liên cầu khuẩn giống với các loại viêm họng khác nhưng nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến sưng amidan hoặc sốt cao.

Bệnh chiếm khoảng 25% trẻ em hay bị viêm họng và 10% ở người trưởng thành. Nếu nghi ngờ viêm họng liên cầu khuẩn, bác sĩ có thể tiến hành lấy mẫu mô ở họng để kiểm tra ở phòng thí nghiệm trước khi kê đơn thuốc kháng sinh điều trị.

3. Dị ứng

Một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng hay bị viêm họng là dị ứng. Các tác nhân thường xuyên gây dị ứng là thuốc, thực phẩm, phấn hoa, bụi và côn trùng.

Khi cơ thể bị dị ứng có thể dẫn đến tình trạng viêm họng, khô miệng và ho. Các triệu chứng khác thường tương tự như cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, đau họng do dị ứng thường tái phát theo mùa, kéo dài trong vài tuần hoặc cho đến khi người bệnh tránh khỏi các tác nhân gây dị ứng.

4. Trào ngược dạ dày thực quản

Viêm họng tái phát nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày. Đây là tình trạng axit và thức ăn ở dạ dày trào lên thực quản và cổ họng, dẫn đến viêm đau họng thường xuyên, khó chịu hoặc buồn nôn.

viêm họng tái phát nhiều lần
Trào ngược axit dạ dày có thể làm tổn thương niêm mạc họng và gây viêm họng

Các triệu chứng trào ngược khác bao gồm:

  • Đau họng
  • Ợ nóng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Trong miệng có vị chua
  • Khó nuốt hoặc nuốt vướng

Trào ngược dạ dày cần được điều trị y tế tế. Bởi vì axit dạ dày có thể làm hỏng niêm mạc thực quản, cổ họng và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý khác.

5. Viêm Amidan

Viêm Amidan là tình trạng nhiễm trùng họng do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Bệnh thường gây viêm họng tái phát nhiều lần và cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Một số dấu hiệu nhận biết phổ biến khác của viêm Amidan bao gồm:

  • Khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói
  • Đau họng kéo dài
  • Sưng các hạch bạch huyết ở cổ
  • Xuất hiện các đốm đỏ, vàng hoặc trắng ở Amidan
  • Hôi miệng
  • Sốt, ớn lạnh và đau đầu

Ngoài các bệnh lý như trên, một số người có xu hướng hay bị viêm họng khi thời tiết quá khô. Do đó, những người đi du lịch đến vùng khí hậu lạnh hoặc độ ẩm thấp thường có xu hướng bị viêm họng. Tuy nhiên tình trạng này thường không quá nghiêm trọng và có thể khắc phục bằng cách làm ẩm không khí.

Hay bị viêm họng, tái phát nhiều lần phải làm sao?

Các cơn viêm họng thông thường có thể được khắc phục bằng các biện pháp tại nhà. Một số cách cải thiện viêm họng phổ biến như:

hay bị viêm họng
Uống trà xanh kết hợp mật ong có thể kháng viêm và giảm đau họng
  • Uống nhiều nước, nước trái cây mỗi ngày có thể hỗ trợ làm ẩm, làm dịu cổ họng. Tuy nhiên, không sử dụng đồ uống chứa caffeine hoặc thức uống có cồn để tránh gây mất nước.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí, đặc biệt là khi thời tiết lạnh. Điều này có thể làm ấm không khí và giữ ấm cho cổ họng.
  • Ngậm kẹo trị viêm họng từ thảo dược, tinh dầu bạc hà hoặc gừng có thể làm tê cổ họng và giảm đau.
  • Uống mật ong nguyên chất có thể làm dịu cổ họng bị kích thích. Người bệnh cũng có thể pha mật ong với trà xanh để giảm viêm, đau và kháng khuẩn.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen hoặc Naproxen. Các loại thuốc này có thể làm giảm viêm, sưng ở cổ họng. Lưu ý dùng thuốc theo hướng dẫn của dược sĩ kê đơn để tránh các tác dụng phụ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây, vitamin và khoáng chất.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn và nước sạch.
  • Giữ khoảng cách an toàn với những người cảm lạnh, cảm cúm và dành thời gian để nghỉ ngơi.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Viêm họng thường có xu hướng được cải thiện sau 7 – 10 ngày. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện nếu bệnh kéo dài hơn thời gian này hoặc có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, hãy gọi cho cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay lập tức nếu có các dấu hiệu như:

  • Sốt cao
  • Không thể xoay đầu
  • Sưng cổ họng gây khó thở, hơi thở yếu hoặc không thể nuốt thức ăn
  • Đau một bệnh cổ họng hoặc bị sưng các tuyến ở họng

Hay bị viêm họng có thể là do môi trường sống không phù hợp hoặc là dấu hiệu cho một số bệnh lý. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài, hãy đến bệnh viện để được tư vấn cụ thể. Bác sĩ sẽ tiến hành xác định các nguyên nhân và đề nghị các phương pháp điều trị hiệu quả.

KHÔNG THỂ BỎ QUA:

Chia sẻ:
Đau họng không ho không sốt có phải ung thư vòm họng?

Đau họng không ho không sốt thường là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng cơ quan hô hấp trên. Tuy…

Trẻ sơ sinh bị viêm họng – Dấu hiệu và cách chữa tốt nhất

Trẻ sơ sinh bị viêm họng thường liên quan đến nhiễm trùng do virus, đôi khi là vi khuẩn. Tình…

Cổ họng bị sưng 1 bên – Những bệnh lý nguy hiểm bạn có thể mắc

Cổ họng bị sưng 1 bên là triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng amidan hoặc viêm họng. Tuy nhiên…

Viêm họng cấp J02 là gì? Dấu hiệu & cách điều trị

Bệnh viêm họng cấp J02 là giai đoạn đầu của bệnh nhiễm trùng họng do vi khuẩn liên cầu gây…

Viêm họng cấp tính và cách điều trị dứt điểm tránh tái phát từ thảo dược

Viêm họng cấp nếu không được điều trị hiệu quả dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính và tái phát…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua