Nuốt vướng một bên họng là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Nuốt vướng một bên họng là triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng đường hô hấp nhưng cũng có thể liên quan đến một số bệnh tiềm ẩn như ung thư. Điều quan trọng là cần xác định chính xác nguyên nhân để tìm cách điều trị thích hợp.

Nuốt vướng một bên họng là dấu hiệu của bệnh gì?

Tổn thương ở một bên cổ họng gây ra cảm giác nuốt vướng, nghẹn và đau rát, có thể liên quan đến thực quản và vòm họng. Hầu hết trường hợp có triệu chứng xảy ra do những nguyên nhân thông thường như viêm nhiễm. Đôi khi nuốt vướng một bên cổ họng là dấu hiệu của những khối u.

nuốt vướng một bên họng
Nuốt vướng một bên họng là dấu hiệu của bệnh gì?

1. Viêm họng

Viêm họng thường gây đau rát và nuốt vướng ở cổ họng, có thể chỉ ảnh hưởng một bên. Bệnh lý này hình thành khi virus và vi khuẩn xâm nhập vào các tế bào hầu họng, gây nhiễm trùng và sưng viêm ở cơ quan này.

Viêm họng do nhiễm trùng còn có những triệu chứng khác như sốt cao, mệt mỏi, đau nhức, nghẹn cổ họng, ứ đờm, khát nước, ù tai, đắng miệng, hơi thở có mùi,…

2. Viêm amidan 1 bên

Viêm amidan 1 bên là tình trạng sưng tấy và nhiễm trùng 1 bên amidan. Amidan là các hạch lympho tập trung ở 2 bên cổ họng, có tác dụng bắt giữ và tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập.

Khi hệ miễn dịch suy giảm, các tế bào amidan có thể giảm khả năng đề kháng và dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Nhiễm trùng amidan khiến hạch lympho ở cổ họng sưng tấy, gây chèn ép và làm phát sinh triệu chứng vướng víu khi nhai nuốt.

Ngoài ra khi bị viêm amidan, người bệnh có thể quan sát thấy tình trạng sưng và đỏ hơn bình thường của hạch lympho.

nuốt vướng một bên họng
Amidan có thể sưng tấy nghiêm trọng và gây chèn ép không gian cổ họng

3. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa. Bệnh lý này hình thành do lượng dịch vị trong dạ dày tăng tiết quá mức khiến axit có xu hướng trào ngược lên thực quản.

Triệu chứng nhận biết bệnh lý này, bao gồm: Ợ nóng, đau ngực, ợ chua, đầy bụng, hơi thở có mùi, khó thở, đau rát họng,… Nếu axit trào ngược lên thực quản trong một thời gian dài, niêm mạc ở cổ họng có thể bị viêm và sưng. Khi cổ họng sưng viêm, triệu chứng vướng và nghẹn sẽ xảy ra khi nhai, nuốt thức ăn.

4. Khối u thực quản

Khối u thực quản là hệ quả của thói quen sử dụng rượu bia và hút thuốc lá kéo dài, nhiễm virus, trào ngược dạ dày mãn tính.

Khi khối u phát triển, thực quản và cổ họng sẽ bị chèn ép, gây ra cảm giác nghẹn và vướng víu. Với khối u lành tính, tình trạng này thường đáp ứng tốt với điều trị. Ngược lại, u ác tính ở thực quản có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm và dễ dàng di căn sang các cơ quan khác.

5. Vướng dị vật trong cổ họng

Các dị vật (xương cá, viên thuốc, hạt đậu,….) có thể vướng trong cổ họng, gây ra cảm giác đau và nghẹn khi nuốt. Ngoài ra, các dị vật còn có thể gây xước và chảy máu niêm mạc hầu họng.

nuốt vướng một bên họng
Xương cá và một số dị vật có thể vướng trong cổ họng và gây ra cảm giác vướng, đau khi nuốt

Khi xảy ra tình trạng này, bạn không nên dùng tay hoặc vật dụng để lấy dị vật ra ngoài. Tác động từ các hoạt động này có thể khiến cổ họng bị chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Để được xử lý đúng cách, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ sử dụng các vật dụng y tế nhằm loại bỏ dị vật ra bên ngoài.

6. Viêm họng hạt

Viêm họng hạt xảy ra ở người bị viêm họng mãn tính (viêm nhiễm kéo dài). Các tế bào lympho ở hầu họng có chức năng ngăn chặn nhiễm trùng xảy ra và lây lan. Tuy nhiên khi nhiễm trùng quá mức và xảy ra trong một thời gian dài, các tế bào lympho hoạt động liên tục dẫn đến sự phát triển thành của các hạt nhỏ.

Viêm họng hạt thường không gây ra các triệu chứng cấp tính như nhiễm trùng họng mới khởi phát. Tuy nhiên bệnh có thể gây đau, ngứa cổ họng, nghẹn và vướng khi nuốt. Quan sát thấy các hạt nhỏ, màu đỏ, kích thước đồng đều và không gây đau ở niêm mạc hầu họng.

XEM THÊM: Bị viêm họng hạt nên kiêng gì và ăn gì để mau khỏi?

7. Sỏi amidan

Sỏi amidan (bã đậu amidan) là tình trạng vôi hóa canxi và các thành phần có trong thực phẩm tại các kẽ hở của hạch lympho. Bệnh thường không gây đau ở giai đoạn đầu.

Tuy nhiên khi kích thước sỏi tăng lên, amidan có thể bị sưng tấy và gây ra cảm giác nghẹn, vướng khi nuốt thức ăn hoặc nuốt nước bọt. Khi quan sát thấy các chấm nhỏ có màu trắng hoặc vàng ở amidan, hơi thở có mùi hôi khó chịu.

nuốt vướng một bên họng
Sỏi amidan không chỉ gây đau mà còn phát sinh triệu chứng hôi miệng và nghẹn khi nuốt

8. U ác tính ở vòm họng

U ác tính ở vòm họng là khối u phát triển ở vùng cao nhất của hầu họng, còn gọi là ung thư vòm họng. Khối u này gây ra hàng loạt các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm nghẹn ở cổ họng, vướng khi nuốt, đau rát họng, khó nói, nghẹt mũi thường xuyên, chảy mủ ở mũi, ù tai, khó thở,…

ĐỌC NGAY: Nuốt nước bọt vướng có phải ung thư vòm họng? Chuyên gia giải đáp

9. Dị ứng thực phẩm

Nuốt vướng một bên họng là một trong những dấu hiệu của dị ứng thực phẩm. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng thái quá với một chất trong loại thực phẩm nhất định, chẳng hạn như đậu phộng, thịt bò…

Các triệu chứng thường thấy khi bị dị ứng: Vướng cổ họng, nghẹn khi nuốt, sưng họng, chảy nước mắt, nghẹt mũi, phát ban,…

nuốt vướng một bên họng
Dị ứng thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng nuốt vướng một bên họng

Điều trị triệu chứng vướng một bên cổ họng

1. Điều trị y tế

Để điều trị dứt điểm, bệnh nhân cần thực hiện một số kiểm tra xác định nguyên nhân gây nuốt vướng một bên cổ họng. Dựa vào tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thuốc, đốt viêm họng hạt hoặc phẫu thuật cắt u. Điều quan trọng là luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

2. Biện pháp khắc phục tại nhà

Phần lớn nguyên nhân gây nuốt vướng một bên cổ họng liên quan đến nhiễm trùng, tổn thương niêm mạc ở họng và amidan. Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn nên áp đụng thêm những biện pháp chăm sóc dưới đây để sớm khắc phục:

nuốt vướng một bên họng
Uống trà ấm là biện pháp làm dịu cổ họng và cải thiện triệu chứng vướng khi nhai nuốt
  • Uống trà gừng mật ong giúp kháng viêm, giảm sưng tấy và nuốt vướng, đồng thời giúp sát trùng và giảm hôi miệng. Ngâm vài lát gừng trong nước sôi, thêm mật ong, khuấy đều và uống ấm.
  • Nhai trực tiếp 2 – 4 lá bạc hà tươi giúp kháng viêm, giảm đau rát và hôi miệng.
  • Dùng giấm táo pha loãng với nước ấm để làm sạch răng miệng và giảm viêm ở cổ họng. Khi dùng nên pha loãng giấm táo.
  • Uống nhiều nước ( 2 – 2.5l nước/ ngày) để làm giảm khô họng và đau rát. Nên uống thêm nước trái cây và rau xanh ép để bù điện giải và phục hồi các niêm mạc tổn thương ở cổ họng.
  • Ăn các thực phẩm mềm, lỏng để giảm áp lực lên cổ họng và thực quản, tránh kích thích cảm giác đau rát ở các cơ quan này.

Nói tóm lại, triệu chứng nuốt vướng một bên cổ họng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng tiềm ẩn. Chính vì vậy khi tình trạng này kéo dài và nặng nề theo thời gian, bạn nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

THAM KHẢO THÊM:

Ngày đăng 15:00 - 26/12/2023 - Cập nhật lúc: 14:10 - 22/05/2024
Chia sẻ:
viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu chữa bằng cách nào an toàn?

Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu thường không nguy hiểm. Tuy nhiên điều trị không đúng cách có…

Nổi hạt trong cổ họng, vòm họng là bị gì, có phải ung thư?

Nổi hạt trong họng thường chỉ là dấu hiệu của viêm họng hạt (thể quá phát). Tuy nhiên đây cũng…

Thuốc ngậm đau họng là thuốc ở dạng viên kẹo ngậm, giúp giảm đau họng. 5 thuốc ngậm viêm họng (dạng kẹo) – giảm đau tốt nhất 2024

Thuốc ngậm viêm họng là dược phẩm giúp sát khuẩn, thông mát cổ họng và giảm các triệu chứng gồm…

Các thuốc trị viêm họng hạt hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý

Thuốc trị viêm họng thường bao gồm các loại kháng sinh, kháng viêm và giảm đau. Những loại thuốc này…

Viêm họng kéo dài có thành mãn tính hay ung thư?

Viêm họng kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Do đó, điều quan trọng là…

Bình luận (1)

  1. Trần Thanh Tính
    Trần Thanh Tính says: Trả lời

    Em bị nuốt vướng cổ họng khi nuốt thấy hơi đau hay phải hắng giọng cổ lúc nào cũng có cảm giác có đờm. Tình trạng đã hơn 1 tháng nay rồi. Cho em hỏi là bệnh gì và cách điều trị ra sao. Thanks

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua